Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Thịt gà là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt. Tuy nhiên, “sau phẫu thuật có nên ăn thịt gà hay không?” vẫn là băn khoăn lớn của nhiều người. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để tìm lời giải đáp.
Bạn đang xem: Sau phẫu thuật có nên ăn thịt gà không? Kiêng bao lâu thì tốt nhất
“Có nên ăn thịt gà sau phẫu thuật hay không?” là một vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều. Theo kinh nghiệm dân gian, người sau phẫu thuật, có vết thương hở nên kiêng ăn thịt gà để tránh vết thương bị ngứa, lâu lành, tạo sẹo lồi. Nhưng cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào chứng minh điều này.
Thịt gà chứa hàm lượng Protein cao, ít chất béo, giàu Vitamin A, E, C, B,… muối khoáng, Canxi, Photpho, Sắt,… Dưới đây là bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng theo từng bộ phận khác nhau của thịt gà (không tính da và xương):
Phần thịt gà (100g) Calo Protein Chất béo Ức gà 165 31g 3,6g Đùi gà 209 26g 10,6g Má đùi 172 28,3g 5,7g Cánh gà 203 30,5g 8,1g
Với hàm lượng dinh dưỡng như trên, thịt gà là nguyên liệu phù hợp để bổ sung, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho người bệnh. Đồng thời lượng Protein trong thịt gà là nguồn cung cấp các Axit amin dồi dào cho tái tạo mô và phục hồi vết thương.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, hàm lượng Protein cao trong thịt gà có thể làm rối loạn quá trình tăng sinh Collagen ở tế bào da của vết thương. Collagen được tạo ra quá mức làm hình thành sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, khi vết thương bắt đầu lên da non sẽ có cảm giác ngứa, nếu bổ sung thịt gà vào thời điểm này sẽ làm cho tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó, việc gãi nhiều lên miệng vết thương sẽ khiến vết thương lâu lành hơn và dễ để lại sẹo hơn bình thường.
Xem thêm : Có nên mặc quần, áo lót khi đi ngủ
Chính thì thế, với câu hỏi sau phẫu thuật bao lâu thì ăn được thịt gà thì người bệnh sau phẫu thuật nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp giúp vết thương mau chóng phục hồi. Gần tương tự như thịt gà, thịt vịt cũng là một món ăn ngon, tuy nhiên với câu hỏi sau phẫu thuật có được ăn thịt vịt không thì câu trả lời là không.
Người bệnh sau phẫu thuật cần lưu ý một số thực phẩm nên kiêng trong khoảng thời gian vết thương chưa hồi phục được liệt kê trong bảng sau đây.
Nhóm thực phẩm Tác động đến quá trình liền vết thương Tên các thực phẩm Thực phẩm dễ gây dị ứng Tăng nguy cơ bị ngứa, khó chịu, viêm nhiễm vết mổ. Các loại hải sản như tôm, cua, cá biển,…
Đồ nếp như xôi, chè, bánh nếp,…
Đồ ăn có tính axit cao Dễ làm vết thương sưng viêm, mưng mủ đặc biệt là bệnh nhân phẫu thuật ở đường tiêu hoá. Đồ uống có ga, hướng dương,… Đồ cay mặn, nhiều dầu mỡ Kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, gây đầy hơi, chướng bụng ảnh hưởng không tốt đặc biệt là bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa. Các món thêm gia vị đậm như mỳ cay, các món sốt muối ớt, sốt cay,…
Món ăn nhiều dầu mỡ đã được chiên, rán hoặc thức ăn nhanh, đồ hộp,…
Đồ ăn nhiều chất xơ Chất xơ ít được hấp thu ở dạ dày nên khi ăn quá nhiều chất xơ sẽ dễ gây đầy hơi, tiêu chảy. Bánh mì nâu, bánh mì đen, ngô, khoai lang, sắn, đậu phộng,… Đồ ăn ôi thiu, mốc hỏng Thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe, dễ gây ngộ độc, tiêu chảy, nôn mửa,… Thực phẩm để lâu ngày, lên men, đã mọc nấm mốc,… Đồ ăn sống, tái Vi khuẩn trong thực phẩm sống, tái sẽ dễ tấn công cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột ở người sau phẫu thuật. Gỏi, nộm, sushi, rau sống, thịt bò sống, tái,… Thức ăn lên men, muối chua Do có chứa nhiều muối, vi khuẩn lên men, khi người bệnh ăn loại thực phẩm này dễ gây tích độc tố làm vết thương dễ bị mưng mủ, lâu lành. Dưa muối, cà muối, kim chi, nem chua,… Thức ăn cứng, khó tiêu hóa Sau phẫu thuật, do tác dụng của thuốc gây mê khiến cơ quan tiêu hoá chưa được hồi phục hoàn toàn. Khi ăn các thực phẩm cứng, khó tiêu hoá làm dạ dày không tiêu hoá hết được gây đầy bụng, khó tiêu. Thực phẩm cứng, khô như xúc xích, bò khô,…
Thực phẩm khó tiêu sữa, thịt đỏ, bánh kẹo,…
Xem thêm : Cáp Giới (Tắc kè): Vị thuốc thần kỳ dành cho người lớn tuổi
Thức ăn có thể tương tác thuốc Thực phẩm có nguy cơ dị ứng, tương tác với thuốc sẽ làm chậm quá trình hồi phục hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe. Một số thực phẩm dễ gây tương tác như cà phê, tôm, cua, lạc,… Thức ăn dễ để lại sẹo lồi, mất thẩm mỹ cho vết mổ Thực phẩm giàu Protein có thể kích thích quá mức quá trình liền vết thương gây sẹo lồi. Thịt gà, rau muống, thịt đỏ, lòng trắng trứng,…
Có thể bạn quan tâm:
Sau phẫu thuật ăn trứng gà được không?
Hy vọng những chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng của Nutricare trên đây đã giúp bạn không còn băn khoăn “Sau phẫu thuật có nên ăn thịt gà không?“. Hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống tốt nhất cho người bệnh sau phẫu thuật.
Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào hãy liên hệ với Fanpage Nutricare hoặc gọi đến hotline 18006011 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
Ghé thăm trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 13/01/2024 11:46
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024