Theo Viện Công nhân – Công đoàn, người lao động (NLĐ) phải tăng ca để có thêm tiền, thêm được một bữa ăn ca, thậm chí là để tránh cái nắng nóng trong những căn phòng trọ chật chội…
Kiệt sức vì làm thêm
Bạn đang xem: Công nhân tăng ca để có thêm…bữa ăn
Chủ trì hội thảo điều kiện lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và năng suất lao động, an toàn, sức khỏe NLĐ do Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Chương trình Better Work Việt Nam tổ chức sáng 23-5, ông Mai Đức Chính – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN – cho biết, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tình trạng làm việc theo tính chất dây chuyền hiện nay với điều kiện lao động không đảm bảo, tăng thời gian làm thêm giờ khiến nhiều NLĐ làm việc căng thẳng, dẫn đến mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, từ đó làm giảm hiệu suất và sự chú ý, làm giảm năng suất lao động, chất lượng công việc, giảm sút, tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, đau mỏi cơ xương khớp, đau đầu…
Khảo sát của Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) cho thấy, 79% số NLĐ được khảo sát cho rằng làm thêm giờ ảnh hưởng đến sức khỏe. Phổ biến nhất là tình trạng mệt mỏi, mất sức, có nhiều trường hợp ngất xỉu trong giờ làm thêm, sụt cân. “Một nam (CN) chia sẻ rằng, có thời gian phải làm tăng ca đến 22h. Do về trễ, tắm rửa xong đã là 1-2h đêm. Nhiều lúc không ăn, không uống được, kéo dài khoảng 10 ngày thì thấy đuối. Có người chịu nổi thì nằm ở nhà, không chịu nổi phải đi truyền nước. Khi xuất viện về thì lại tiếp tục tăng ca, vì đã nghỉ một tuần rồi, không tăng ca thì lấy gì mà ăn?” – bà Kim Thị Thu Hà – Trưởng phòng Quyền lao động (CDI) – cho biết.
Xem thêm : 40 bài thơ về thầy cô giáo, chùm thơ hay nói về thầy cô mái trường
“Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) chạy theo lợi nhuận, tăng thời gian làm thêm vượt quá số giờ theo quy định là khá phổ biến (trên 200 giờ/năm) cùng với điều kiện lao động không đảm bảo; tư thế làm việc không thoải mái, gò bó, dẫn đến NLĐ giảm sút sức khỏe. Khi đó NLĐ sẽ làm việc với tâm trạng không thoải mái, bị áp lực thì năng suất lao động không cao mà nguy hiểm hơn là khi họ mất tập trung thì có khả năng sẽ xảy ra tai nạn lao động” – ông Mai Đức Chính – nhận định.
Ép phải… tự nguyện làm thêm
Bà Kim Thị Thu Hà cho rằng nhiều CN có giấy “tự nguyện” làm thêm, nhưng thực ra họ không có sự lựa chọn mà bị ép buộc. “Nhiều trường hợp chủ sử dụng bảo ký giấy tự nguyện làm thêm là NLĐ phải ký, bởi nếu không, họ sợ sẽ bị cắt giảm phụ cấp; bị quản lý gây áp lực. 15,2% số NLĐ được hỏi trong khảo sát của Trung tâm cho biết đã từng bị cấp trên gây khó dễ vì từ chối làm thêm giờ; 25% lo sợ bị mất việc hoặc chuyển sang bộ phận khác” – bà Hà cho biết.
Cũng theo khảo sát của Trung tâm CDI, tác động tiêu cực của tăng giờ làm thêm lớn nhất là thiếu thời gian chăm sóc, dạy dỗ con cái (46%), ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng (15%), không có thời gian giải trí (22%), không có thời gian giao lưu (10%), không chăm sóc được người trong gia đình (5%), không có thời gian đọc tin tức (2%). Bà Hà cho rằng, quy định giới hạn số giờ làm thêm là rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe và cuộc sống của NLĐ.
Xem thêm : 1 cốc sữa tươi trân châu đường đen bao nhiêu calo, có tốt cho người giảm cân không?
Còn theo khảo sát năm 2017 của Viện Công nhân – Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) về tiền lương, thời giờ làm việc, điều kiện lao động và ATVSLĐ trong các DN, hầu hết NLĐ qua khảo sát đều không muốn làm thêm giờ; 35% số lao động được khảo sát muốn làm thêm giờ, nguyên nhân chỉ bởi họ muốn có thêm một bữa ăn ca. “Lương của họ quá thấp, không đủ tiền nuôi con, thuê nhà, lo cho cuộc sống… nên họ muốn làm thêm giờ chỉ để đủ ăn, chứ không phải là để làm giàu” – TS Vũ Minh Tiến – Phó Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn – cho biết.
Ông Nguyễn Ngọc Việt – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang – chia sẻ: Do NLĐ có đồng lương thấp, nên nguyên nhân chính họ “muốn” làm thêm là để tăng thêm thu nhập, lo cho cuộc sống. “Nhiều CN tâm sự với tôi rằng, nếu lương của họ được 6-6,5 triệu đồng/tháng, thì họ sẽ không tăng ca, mà dành thời gian để chăm sóc gia đình, giải trí… Còn hiện tại, lương của họ chỉ được 4 triệu, không tăng ca thì không đủ sống” – ông Việt cho biết.
Ông Mai Đức Chính cũng nhận định thêm, hiện nay, NLĐ chưa đủ sống nên họ phải tăng ca. Bên cạnh đó, khi đi làm thêm, họ còn được thêm bữa ăn ca; ở trong nhà máy để tránh về nhà trọ nóng bức, chật chội, đỡ tốn tiền điện… “Tuy nhiên, hệ lụy của tăng ca quá mức rất lớn. Nếu thường xuyên tăng ca, chỉ một vài năm là sức khỏe NLĐ đã xuống cấp, mắt mờ, chân chậm, DN sẽ tìm cách chấm dứt HĐLĐ. Lúc này, NLĐ rất khó tìm một công việc khác” – ông Mai Đức Chính nói.
“
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/04/2024 02:36
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024