Thai 36 tuần là thời điểm khi chỉ còn một thời gian ngắn nữa sẽ đến ngày bé chào đời. Lúc này, việc lo lắng sự ra đời của bé sẽ luôn thường trực ở bên các mẹ bầu, khiến cho các mẹ bị căng thẳng với vô vàn câu hỏi được nảy ra trong đầu. Vì thế, bài viết của Huggies sẽ giúp cho các mẹ bầu hiểu rõ hơn về sự phát triển của con trong giai đoạn tuần thứ 36 này. Đồng thời, bài viết cũng sẽ giải đáp những câu hỏi mà các mẹ thường xuyên thắc mắc.
>> Tham khảo thêm:
Bạn đang xem: Thai 36 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và những thay đổi ở mẹ
Mẹ bầu mang thai 36 tuần là đang bước vào tháng thứ 9 của thai kỳ. Điều đó đồng nghĩa với việc ngày lâm bồn của mẹ và ngày chào đời của con đang đến rất gần.
Mẹ mang thai 36 tuần tức là mẹ đã bước vào tháng thứ 9 của thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Ở tuần thứ 36 của thai kỳ, kích thước của thai nhi dài khoảng 47 – 47.5 cm từ đầu đến gót chân, và cân nặng rơi vào khoảng 2.6 – 2.7 kg. Vì kích thước và khối lượng của thai nhi đã chiếm gần hết khoảng trống trong túi ối nên các bé không thường xuyên đạp bụng mẹ như trước. Nhưng các mẹ vẫn cảm nhận được các chuyển động của thai nhi như bé giãn người, cuộn mình, ngọ nguậy,… Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu gì bất thường, và bạn thấy em bé có vẻ kém hoạt bát một cách khó hiểu, thì cũng nên tin theo linh tính của mình và đi gặp bác sĩ hoặc hộ sinh để kiểm tra.
>>Xem thêm: Bảng cân nặng thai nhi theo tuần
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Bã nhờn thai nhi (chất sáp màu trắng) bao phủ phần lớn cơ thể bé trong suốt 9 tháng mẹ mang thai đã tan biến do thai nhi nuốt chúng cũng như các chất khác khiến cho ruột bắt đầu hoạt động. Vì vậy, các mẹ sẽ nhìn thấy phân màu xanh đen trong miếng tã lót đầu tiên của bé.
>> Tham khảo thêm: Rỉ ối có chảy liên tục không? Phân biệt dấu hiệu rỉ ối và vỡ ối
Khi nhìn vào hình ảnh siêu âm thai nhi 36 tuần, các mẹ sẽ thấy hình ảnh của em bé đang phát triển đầy đặn. Lúc này, phần má của bé hình thành lớp mỡ và cơ tạo nên khuôn mặt phúng phính. Bên cạnh đó, các mảnh xương cấu tạo nên hộp sọ của bé đang di chuyển và chồng chéo lên nhau nhưng vẫn chưa liền hẳn nhằm giúp cho thai nhi dễ dàng di chuyển qua đường sinh. Hiện tượng này được gọi là sự đúc khuôn hộp sọ. Các xương và sụn của bé cũng khá mềm để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh nở của mẹ diễn ra dễ dàng hơn. Xương toàn thân và hộp sọ sẽ cứng lại trong vài năm đầu đời.
>> Xem thêm: Ra dịch nhầy màu hồng khi mang thai tháng cuối – dấu hiệu sắp sinh?
Em bé ở tuần thai 36 đã phát triển da và xương (Nguồn: Sưu tầm)
Phổi đã phát triển đầy đủ nên thai nhi 36 tuần đã có thể thở ra hít vào. Gan đã bắt đầu xử lý một số chất thải. Thận đã hoàn chỉnh. Hệ tuần hoàn máu đã hoàn thiện. Đồng thời, hệ miễn dịch phát triển đủ để tránh nhiễm trùng ở môi trường bên ngoài tử cung. Khuỷu tay, khuỷu chân, đầu bé đã có thể nổi trên bụng mẹ khi bé chuyển động.
Ở tuần thứ 36 của thai kỳ, nhiều cơ quan và hệ thống của bé như hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch,… đã trưởng thành và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Tuy nhiên, vẫn có một vài bộ phận cần thêm thời gian để hoàn toàn trưởng thành. Điển hình là hệ tiêu hóa. Các chuyên gia cho rằng khi ở trong bụng mẹ, thai nhi nhận dưỡng chất chủ yếu từ dây rốn nên dù thai nhi đã hình thành hệ tiêu hóa nhưng nó vẫn chưa hoạt động. Cần 1 đến 2 năm đầu đời để hệ tiêu hóa thực hiện chức năng bình thường.
>> Tham khảo thêm:
Bạn đang xem: Thai 36 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và những thay đổi ở mẹ
Đây là quá trình thai nhi bắt đầu di chuyển xuống vùng xương chậu của mẹ ở tuần thai thứ 36. Quá trình này thường xảy ra một vài tuần trước đối với mẹ bầu lần đầu sinh con và thường xảy ra trễ hơn hoặc không xảy ra cho tới khi chuyển dạ đối với các mẹ đã từng sinh em bé.
Khi thai 36 tuần di chuyển xuống dưới gây áp lực lên vùng xương chậu khiến các mẹ thấy đau. Điều này sẽ khiến cho việc đi bộ và ngồi xổm khó khăn hơn, cũng như làm tắc nghẽn bàng quang khiến các mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần hơn. Các mẹ bầu tuyệt đối không nên vì muốn hạn chế việc đi tiểu mà uống ít nước hơn. Cơ thể mẹ cần chất lỏng để giữ nước cũng như đủ lượng nước ối cần thiết. Nếu thai nhi nằm ở vị trí thấp, mẹ sẽ cảm thấy khó chịu hơn ở khu vực xương chậu và âm đạo.
>> Xem thêm: Mang thai 3 tháng cuối & 10 điều mẹ bầu cần lưu ý
Mẹ mang thai tuần thứ 36 hay đau xương chậu và đi tiểu nhiều hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Bàn chân và mắt cá chân của bạn trông cứ như lẫn vào nhau. Điều này thực sự không có gì đáng buồn cười. Sưng tấy như vậy quả rất khó chịu. Có thể bạn đã phát ngấy việc phải mang mỗi một đôi giày ngày này qua ngày khác. Sau khi sinh con, đa phần các bà mẹ đi tiểu tiện rất nhiều, nghĩa là họ đang loại bỏ một lượng lớn các chất lỏng trong cơ thể qua đường tiểu. Bạn đừng nên mua giày ngay bây giờ; bàn chân của bạn sẽ sớm hết phù nề thôi.
Xem thêm : Học phí của Đại học Luật Hà Nội qua các năm như thế nào?
>> Xem thêm: Bà bầu phù chân tháng cuối
Bụng bầu của mẹ ở tuần thứ 36 ngày càng to khiến mẹ khó tìm được tư thế thoải mái để thật sự ngủ ngon. Nằm sấp thì chắc chắn là không được, mà nằm ngửa thì không tốt cho cả bạn và bé, lý do là một trong các mạch máu chủ (tĩnh mạch chủ) sẽ bị dạ con chèn ép nếu bạn nằm tư thế này. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái, chân phải co lên và đặt trên một chiếc gối.
Mẹ mang thai tuần thứ 36 hay đau xương chậu và đi tiểu nhiều hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Phụ nữ khi mang thai 36 tuần thường bị ngứa bụng do da bụng bị kéo căng. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ có thể dùng kem có chứa bơ ca cao hoặc vitamin E thoa lên bụng giúp làm dịu cảm giác ngứa.
>> Xem thêm: 11 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trong 24 giờ, 2 ngày và 1 tuần
>> Xem thêm: Mất ngủ khi mang thai: Cách giúp mẹ bầu ngủ ngon
Những công việc chuẩn bị phải làm quá gấp có thể khiến những bà mẹ tháo vát nhất cũng phải mất bình tĩnh và dễ mệt mỏi; vậy nên, hãy dành cho mình những khoảng lặng như vậy để tập trung vào những gì quan trọng nhất. Đi tiệm massage trị liệu, tham gia lớp yoga cho bà bầu, đi bơi, hoặc đi bộ từng quãng dài là những cách để bạn giúp đầu óc mình thảnh thơi.
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Massage Toàn Thân Cho Bà Bầu Tại Nhà Đúng Chuẩn
Từ tuần 36, mẹ bầu cần khám thai hàng tuần. Vào lần khám thai tuần 36, các mẹ sẽ được bác sĩ tiến hành:
Trường hợp sản phụ bị xuất huyết âm đạo hay có những cơn co thắt thường xuyên hơn, thì cần nhập viện ngay để các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.
>> Có thể bạn quan tâm: Lịch khám thai 3 tháng cuối
Từ tuần 36, mẹ bầu cần khám thai hàng tuần (Nguồn: Sưu tầm)
Xét về mặt hình ảnh thai nhi, thai 36 tuần tuổi nên sử dụng phương pháp siêu âm 2D vì lúc này khoang ối chật hẹp và phần lớn bé quay đầu vào vùng xương chậu, khó để quan sát khuôn mặt em bé trên chức năng 4D.
Xét về mặt y tế, lúc này siêu âm 4D không đóng vai trò quan trọng vì nó chủ yếu giúp mẹ tăng trải nghiệm khi quan sát con. Lúc này mẹ chỉ cần siêu âm 2D là đủ để biết các thông tin như:
Trong tuần thai thứ 36, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm doppler xung, doppler màu đánh giá vận tốc và chiều dòng chảy của các động mạch rốn, doppler động mạch não giữa, doppler ống tĩnh mạch, doppler động mạch tử cung đánh giá tuần hoàn tử cung – bánh rau, tuần hoàn bánh rau – thai nhi, tuần hoàn thai nhi. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng nuôi dưỡng dựa vào thông số các mạch máu khảo sát và đưa ra lời khuyên thích hợp cho mẹ bầu.
>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối: Nên, không nên ăn gì?
Huggies chia sẻ với mẹ hình ảnh siêu âm Doppler thai 36 tuần dưới đây.
Hình ảnh siêu âm Doppler thai 36 tuần (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm: Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
Nhìn chung, thai nhi tháng thứ 9 hay thai 36 tuần tuổi đã phát triển gần như hoàn chỉnh để sẵn sàng ra đời. Trong giai đoạn này, bé sẽ bớt đạp mà nằm yên hơn. Để thai nhi 36 tuần tuổi phát triển toàn diện khi thai kỳ về cuối, mẹ nên chú ý nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ, tránh bé phải ra đời sớm hơn dự kiến. Đây cũng là giai đoạn nhạy cảm khi mẹ dễ sinh sớm và một số vấn đề sức khoẻ có thể xuất hiện như rau rốn quấn cổ, rau bong non hay thiếu ối. Do đó, mẹ cần siêu âm khám thai thường xuyên hơn để kịp thời phát hiện các bất thường và chủ động can thiệp sớm.
>> Tham khảo thêm: Sinh non khẩn cấp: Dấu hiệu sinh non
Những việc mẹ bầu cần làm khi mang thai tuần 36 (Nguồn: Sưu tầm)
Xem thêm : Bà bầu ăn chè đậu đen được không?
>> Xem thêm: Đau bụng chuyển dạ như thế nào? Dấu hiệu sắp sinh
Mẹ đã chuẩn bị kiến thức cho ngày vượt cạn của mình chưa? Xem ngay video sau cùng Huggies nhé.
Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) đã thay đổi hướng dẫn chính thức do có nhiều em bé được sinh ra ở tuần thứ 37 của thai kỳ với nhiều biến chứng. Cụ thể như sau:
Có một số trường hợp mà các mẹ bầu buộc phải sanh sớm theo chỉ định của bác sĩ như: tiền sản giật, động thai, vỡ ối sớm … Những đứa trẻ sinh vào tuần thứ 36 sẽ ít rủi ro hơn so với việc được sinh vào tuần thứ 35. Tuy nhiên, những đứa trẻ được sinh ra vào tuần thứ 36 vẫn có những rủi ro và biến chứng sau khi sinh nhất định như:
Do những biến chứng đó, trẻ sinh vào tuần thứ 36 có thể phải nhập viện tại khoa chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU) hoặc thậm chí được đưa vào bệnh viện sau khi đã xuất viện.
Hội chứng suy hô hấp (RDS) – là rủi ro lớn nhất đối với trẻ sinh ra ở tuần 36. Các bé trai thường gặp triệu chứng này hơn các bé gái sinh ở tuần 36.
Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở trẻ sinh vào tuần thứ 36, sau khi tính đến những em bé có bất thường về tim không được phát hiện, là khoảng 0,8%.
>> Xem thêm: Dấu hiệu vỡ ối như thế nào? Vỡ ối bao lâu thì sinh?
Rủi ro lớn nhất của trẻ sinh non vào tuần thai 36 là hội chứng suy hô hấp RDS (Nguồn: Sưu tầm)
Đối với hầu hết các mẹ bầu, tuần 36 là giai đoạn cuối của thai kỳ, cũng đồng nghĩa với việc giai đoạn tăng cân đã kết thúc. Có một vài mẹ cân nặng không tăng lên mà còn giảm xuống. Và đây là hiện tượng bình thường. Ở tuần 36 của thai kỳ, việc giữ nguyên trọng lượng (hoặc giảm xuống) là một trong những cách mà cơ thể của mẹ sẵn sàng cho việc sinh nở do lượng nước ối và việc ruột của mẹ lỏng ra khi sắp chuyển dạ cũng có thể làm trọng lượng của mẹ giảm xuống.
Khi mang thai ở tuần 36, các mẹ sẽ cảm nhận được thai nhi không không còn đạp mạnh như trước, mà thay vào đó chỉ là những cử động khá nhẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần theo dõi cử động của bé mỗi ngày. Nếu nhận thấy tần suất chuyển động giảm rõ, thai phụ cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
Theo các bác sĩ, thai 36 tuần gò nhiều có thể do sự thay đổi về sinh lý, hormone. Ngoài ra, còn có thể do những tác động từ bên ngoài như mẹ xoa bụng; động chạm hoặc kích thích nhũ hoa khiến tử cung bị co thắt. Thai nhi 36 tuần gò nhiều, có 2 khả năng xảy ra:
>> Xem thêm: Dấu hiệu cơn gò chuyển dạ như thế nào? Cơn gò bao lâu thì sinh?
Khi mang bầu 36 tuần, bụng của mẹ đã lớn hơn trước rất nhiều, đây cũng là giai đoạn em bé sắp chào đời. Quan hệ tình dục vào giai đoạn này dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm, vỡ ối non, sinh sớm, chảy máu âm đạo. Vậy nên, tốt nhất trong giai đoạn này, mẹ không nên quan hệ tình dục để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên, nếu mẹ có sức khỏe bình thường, chưa từng có tiền sử sinh non, tiền sản giật, xuất huyết âm đạo, huyết áp cao hay sảy thai, mẹ vẫn có thể quan hệ tình dục với những lưu ý sau:
Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai 36 tuần tuổi. Tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:
Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/pregnancy/36-weeks-pregnant
https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/36-weeks-pregnant
Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:
tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 14/02/2024 14:17
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024