Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Hay người thành niên là bao nhiêu tuổi? Đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ các độ tuổi được xác định theo pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những khái niệm về các độ tuổi khác nhau.
Thanh niên là lực lượng có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia. Họ chính là những người luôn xung kích, đi đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Liên hợp quốc xác định thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 – 24.
Các quốc gia, các tổ chức có những quy định khác nhau về độ tuổi thanh niên. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng quốc gia và mục đích khi xác định khái niệm thanh niên mà quy định độ tuổi thanh niên cũng khác nhau. Tại Việt Nam, theo Điều 1 Luật Thanh niên 2005 quy định “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.
Quyền và nghĩa vụ của thanh niên
Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Bên cạnh đó, mọi thanh niên đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
➤ Xem thêm: Tìm hiểu về ngành học Trung cấp Y học cổ truyền của trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Thanh thiếu niên hay còn gọi là teen, xì-tin hay tuổi ô mai, đây là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học, xã hội và tâm lý, dù những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất.
Tuổi dậy thì thường gắn liền với tuổi teen từ 13 – 19 và bắt đầu của sự phát triển tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, hiện nay, sự bắt đầu giai đoạn dậy thì đã có một số thay đổi, đặc biệt là nữ có nhiều trường hợp dậy thì sớm. Hoặc tuổi thiếu niên được kéo dài tới sau cả tuổi teen, đặc biệt ở nam. Những thay đổi này đã khiến việc định nghĩa chính xác về khung thời gian của tuổi thiếu niên trở nên khó khăn.
Xem thêm : Trang phục phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ: Nét đẹp truyền thống và hiện đại
Người vị thành niên là một khái niệm không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, người vị thành niên còn được hiểu là người chưa thành niên và khái niệm này được Nhà nước quy định rất rõ trong Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:
Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ 16 đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Tìm hiểu các khái niệm về độ tuổi
Như vậy, có thể hiểu rằng người vị thành niên hay người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bởi vì, theo Điều 1 của Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Vì vậy, trẻ em và người chưa thành niệm là hai khái niệm khác nhau. Nếu như trẻ em là người dưới 16 tuổi thì người vị thành niên là người dưới 18 tuổi.
Xem thêm : Nói với con – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
Ngoài ra, người chưa thành niên còn được hiểu là người chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hóa bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật. Việc xác định mình có phải là người vị thành niên rất quan trọng vì điều này sẽ là điều kiện để áp dụng pháp luật.
Theo các quy định hiện hành ở nước ta có thể chia ra các độ tuổi như sau:
Việc xác định độ tuổi để xem là trẻ em, vị thành niên, thành niên rất quan trọng vì điều này ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó trong quan hệ pháp luật và quan hệ dân sự.
– Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, họ có thể chịu mọi trách nhiệm đối với hành vi của mình.
– Giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
– Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc xác định được thanh niên là bao nhiêu tuổi cũng như các khái niệm về độ tuổi ở nước ta hiện nay.
Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 10:46
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?
Tử vi hôm nay: 4 con giáp ngày 5/11/2024 sẽ phát tài, thoải mái thể…
Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…
Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…
4 con giáp càng bướng bỉnh sẽ càng đau khổ và mất phương hướng trong…