Theo Hiến pháp năm 2013 quy định thì công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. Được hưởng quyền và gánh vác trách nhiệm công dân đối với nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Một công dân được mang quốc tịch Việt Nam khi người này được sinh ra tại Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam. Các trường hợp khác có cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì cũng được lựa chọn quốc tịch, hoặc một số cá nhân khác được phép xin nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng phải đảm bảo một số điều kiện cần thiết theo quy định.
Bạn đang xem: Công dân Việt Nam là gì? Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam?
Công dân Việt Nam được dịch sang tiếng Anh như sau: Vietnamese citizen
Công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. Được hưởng quyền và gánh vác trách nhiệm công dân đối với nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Dịch sang tiếng Anh như sau: Vietnamese citizen is a person holding Vietnamese nationality. Enjoy the rights and take on civic responsibilities of the Democratic Republic of Vietnam.
Điều kiện để trở thành công dân Việt Nam
Thứ nhất, theo Hiến pháp 2013 có quy định công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
Người có quốc tịch là những người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định. Cụ thể là những người sinh ra tại lãnh thổ Việt Nam, có cha mẹ là công dân Việt Nam; hoặc trẻ em có cha hoặc mẹ là người công dân Việt Nam và trẻ em khi sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch.
Thứ hai, công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
Xem thêm : Khoa học tử vi: Nam, Nhâm Tuất 1982 lấy vợ tuổi nào hợp nhất?
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ tức là người này có nhận thức, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hay là người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.
+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam. Điều này được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó;
+ Đã thường trú tại Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam. Việc có thường trú tại Việt Nam từ 5 năm trở lên thông thường sẽ thuận tiện cho quá trình quản lý của cơ quan nhà nước cũng như xem xét quá trình hoạt động tại Việt Nam. Thường trú tại Việt Nam được tính từ ngày người xin nhập quốc tịch Việt Nam được cấp thẻ thường trú;
+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Điều kiện này được quy định bởi vì khi cá nhân có khả năng tạo ra kinh tế thì mới tránh được trường hợp vi phạm pháp luật như trộm cướp, ăn cắp..
Khả năng này được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người xin nhập quốc tịch Việt Nam hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
Lưu ý: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện nêu trên, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xem thêm : Nhiệt độ ở từng vùng cơ thể người
Như vậy, hiện nay pháp luật nước ta đã ban hành khá rộng rãi đối với vấn đề người mang quốc tịch Việt Nam. Những điều kiện để có thể được nhập quốc tịch Việt Nam cũng được đảm bảo hơn, đã xét được hết những vấn đề cần thiết về kinh tế, văn hóa, xã hội…Cá nhân muốn mang quốc tịch Việt Nam chỉ cần đảm bảo những điều kiện nêu trên theo từng trường hợp thì có thể được mang quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục để gia nhập quốc tịch quốc tịch Việt Nam lại khá rắc rối và mất khá nhiều thời gian.
Khi một công dân mang quốc tịch Việt Nam sẽ có các quyền đi kèm theo để đảm bảo cho những quyền lợi mà cá nhân đó được hưởng và được pháp luật bảo vệ. Theo như Hiến pháp 2013 quy định một công dân có nhiều quyền lợi được thực hiện và được pháp luật cho phép thực hiện. Công dân Việt Nam có một số quyền như sau:
Hiện nay với nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sống, nhiều người Việt đã xuất khẩu lao động hoặc định cư nước ngoài. Tuy nhiên, những người này vẫn sẽ được pháp luật bảo vệ, cụ thể là cơ quan đại sứ quán tại nước ngoài chính là cơ quan đại diện cho chính phủ Việt Nam tại nước ngoài. Thực hiện một số nhiệm vụ quốc gia và đồng thời quản lý, bảo vệ người Việt định cư tại nước ngoài.
Bộ luật hình sự pháp luật nước ta cơ bản đã quy định chi tiết những hành vi cấm được thực hiện, trường hợp vi phạm sẽ bị áp dụng hình phạt xử lý. Đây chính là công cụ hữu ích để bảo vệ người dân.
Như vậy, quyền của công dân Việt Nam được quy định chi tiết tại Hiến pháp Việt Nam. Mọi cá nhân, tổ chức được nhà nước công nhận là công dân Việt Nam hay được Nhà nước cấp phép hoạt động đều được pháp luật Việt Nam bảo vệ, đều có quyền lợi bình đẳng như nhau, được nhà nước hỗ trợ, bảo vệ khi có tranh chấp…
Tương tự như quyền của công dân Việt Nam được trình bày ở trên thì song song chính là nghĩa vụ. Bất kỳ ai đã là công dân Việt Nam khi đã được pháp luật bảo vệ thì bắt buộc phải có nghĩa vụ với quôc gia, giới hạn một số hành vi cụ thể vì lợi ich chung của quốc gia, của cộng đồng. Cụ thể công dân Việt Nam sẽ có các quyền như sau:
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến pháp năm 2013;
– Luật quốc tịch 2014;
– Luật hộ tịch năm 2014.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/03/2024 21:27
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…
12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…
Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…
Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…