1. Công dân Việt Nam là gì?
Theo Hiến pháp năm 2013 quy định thì công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. Được hưởng quyền và gánh vác trách nhiệm công dân đối với nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Một công dân được mang quốc tịch Việt Nam khi người này được sinh ra tại Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam. Các trường hợp khác có cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì cũng được lựa chọn quốc tịch, hoặc một số cá nhân khác được phép xin nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng phải đảm bảo một số điều kiện cần thiết theo quy định.
Bạn đang xem: Công dân Việt Nam là gì? Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam?
Công dân Việt Nam được dịch sang tiếng Anh như sau: Vietnamese citizen
Công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. Được hưởng quyền và gánh vác trách nhiệm công dân đối với nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Dịch sang tiếng Anh như sau: Vietnamese citizen is a person holding Vietnamese nationality. Enjoy the rights and take on civic responsibilities of the Democratic Republic of Vietnam.
2. Điều kiện của công dân Việt Nam:
Điều kiện để trở thành công dân Việt Nam
Thứ nhất, theo Hiến pháp 2013 có quy định công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
Người có quốc tịch là những người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định. Cụ thể là những người sinh ra tại lãnh thổ Việt Nam, có cha mẹ là công dân Việt Nam; hoặc trẻ em có cha hoặc mẹ là người công dân Việt Nam và trẻ em khi sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định như Giấy khai sinh; Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu Việt Nam và Quyết định cho nhậ quốc tịch Việt Nam. Khi có những loại giấy tờ này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
Thứ hai, công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
Xem thêm : Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội? Tại sao con người sa vào tệ nạn xã hội?
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ tức là người này có nhận thức, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hay là người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.
+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam. Điều này được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó;
+ Đã thường trú tại Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam. Việc có thường trú tại Việt Nam từ 5 năm trở lên thông thường sẽ thuận tiện cho quá trình quản lý của cơ quan nhà nước cũng như xem xét quá trình hoạt động tại Việt Nam. Thường trú tại Việt Nam được tính từ ngày người xin nhập quốc tịch Việt Nam được cấp thẻ thường trú;
+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Điều kiện này được quy định bởi vì khi cá nhân có khả năng tạo ra kinh tế thì mới tránh được trường hợp vi phạm pháp luật như trộm cướp, ăn cắp..
Khả năng này được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người xin nhập quốc tịch Việt Nam hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
Lưu ý: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện nêu trên, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xem thêm : Năm nhuận là gì? Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
Như vậy, hiện nay pháp luật nước ta đã ban hành khá rộng rãi đối với vấn đề người mang quốc tịch Việt Nam. Những điều kiện để có thể được nhập quốc tịch Việt Nam cũng được đảm bảo hơn, đã xét được hết những vấn đề cần thiết về kinh tế, văn hóa, xã hội…Cá nhân muốn mang quốc tịch Việt Nam chỉ cần đảm bảo những điều kiện nêu trên theo từng trường hợp thì có thể được mang quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục để gia nhập quốc tịch quốc tịch Việt Nam lại khá rắc rối và mất khá nhiều thời gian.
3. Quyền của Công dân Việt Nam:
Khi một công dân mang quốc tịch Việt Nam sẽ có các quyền đi kèm theo để đảm bảo cho những quyền lợi mà cá nhân đó được hưởng và được pháp luật bảo vệ. Theo như Hiến pháp 2013 quy định một công dân có nhiều quyền lợi được thực hiện và được pháp luật cho phép thực hiện. Công dân Việt Nam có một số quyền như sau:
- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Không biệt giàu nghèo, nam hay nữ, già hay trẻ, là người dân hay cán bộ công chức nhà nước…thì khi đã là công dân Việt Nam đều được pháp luật bảo vệ ngang nhau và hưởng quyền lợi như nhau.
- Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác. Đây không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, chủ quyên lãnh thổ và nền độc lập. Chính vì vậy, chỉ có nhà nước Việt Nam mới có quyền nhân danh nhà nước xử lý, áp dụng hình phạt đối với những cá nhân phạm tội.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Hiện nay với nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sống, nhiều người Việt đã xuất khẩu lao động hoặc định cư nước ngoài. Tuy nhiên, những người này vẫn sẽ được pháp luật bảo vệ, cụ thể là cơ quan đại sứ quán tại nước ngoài chính là cơ quan đại diện cho chính phủ Việt Nam tại nước ngoài. Thực hiện một số nhiệm vụ quốc gia và đồng thời quản lý, bảo vệ người Việt định cư tại nước ngoài.
- Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Bộ luật hình sự pháp luật nước ta cơ bản đã quy định chi tiết những hành vi cấm được thực hiện, trường hợp vi phạm sẽ bị áp dụng hình phạt xử lý. Đây chính là công cụ hữu ích để bảo vệ người dân.
- Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định. Đây cũng là môt trong những quy định được pháp luật nước at quy định, bởi cơ quan có thẩm quyền mới được thực thi pháp luật mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có thẩm quyền xử lý.
- Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
- Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
Như vậy, quyền của công dân Việt Nam được quy định chi tiết tại Hiến pháp Việt Nam. Mọi cá nhân, tổ chức được nhà nước công nhận là công dân Việt Nam hay được Nhà nước cấp phép hoạt động đều được pháp luật Việt Nam bảo vệ, đều có quyền lợi bình đẳng như nhau, được nhà nước hỗ trợ, bảo vệ khi có tranh chấp…
4. Nghĩa vụ của công dân Việt Nam:
Tương tự như quyền của công dân Việt Nam được trình bày ở trên thì song song chính là nghĩa vụ. Bất kỳ ai đã là công dân Việt Nam khi đã được pháp luật bảo vệ thì bắt buộc phải có nghĩa vụ với quôc gia, giới hạn một số hành vi cụ thể vì lợi ich chung của quốc gia, của cộng đồng. Cụ thể công dân Việt Nam sẽ có các quyền như sau:
- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc và phản tội Tổ quốc chính là tội nặng nhất. Đây là nghĩa vụ cao cả nhất mà bất kỳ cá nhân nào khi đã là công dân Việt Nam đều phải thực hiện theo. Bởi chỉ có lòng yêu nước thì mới có thể cống hiến hết mình vì đất nước, bảo vệ đất nước.
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Bảo vệ tổ quốc được thể hiện bằng nhiều hành động khác nhau. Hiện nay, pháp luật nước ta quy định đối với công dân Việt Nam khi đã đến tuổi sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với đất nước.
- Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
- Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định. Việc thu thuế chính là một trong những nghĩa vụ quan trọng đối với một đất nước, bởi khi có kinh phí thì nhà nước mới có thể chi trả cho cán bộ, công chức nhà nước, xây dựng trường học, bệnh viện…
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến pháp năm 2013;
– Luật quốc tịch 2014;
– Luật hộ tịch năm 2014.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp