Viên băng phiến (còn gọi là long não) là chế phẩm thường được cho vào tủ đồ để đuổi mối, mọt, gián, rận, rệp phá hoại quần áo. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, loại hóa chất này có thể gây ngộ độc.
- Cùng tìm hiểu cá hồi nấu cháo với rau gì bổ nhất
- Học cách tưới nước cho sen đá đơn giản ai cũng có thể thực hành
- Giải đáp: bầu ăn lá tía tô được không và những lợi ích tuyệt vời của tía tô với thai kỳ
- Thanh minh trong tiết tháng 3 là gì? Tảo mộ là gì? Đạp thanh là gì?
- Bật mí cách chọn size áo ngực chính xác nhất
Băng phiến được sản xuất từ hóa chất có tên naphtalen lấy từ than đá hoặc từ quá trình tinh chế dầu hỏa. Băng phiến dễ gây ngộ độc cấp, nhất là đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Ngộ độc xảy ra khi người dân nuốt nhầm hoặc hít quá nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín, thiếu khí trời, không thông thoáng. Trẻ nhỏ cũng rất dễ bị ngộ độc khi mặc quần áo vừa lấy ra khỏi tủ có chứa viên thuốc này. Mặt khác, băng phiến hấp thu trực tiếp một phần qua da của trẻ, từ đó có thể gây độc cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn gây ngộ độc mãn tính nếu hít phải dưới dạng hơi trong thời gian dài.
Bạn đang xem: Thận trọng khi dùng băng phiến vì độc tính cao
Xem thêm : WTF là gì?
Các dấu hiệu ngộ độc cấp tính gồm: buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, vàng da, tiểu sậm màu, nhức đầu, bồn chồn, kích động, lú lẫn, co giật rồi hôn mê, thậm chí có thể tử vong. Trong khi đó, ngộ độc mãn tính có thể dẫn đến vỡ hồng cầu làm thiếu máu, gây hoại tử gan, tổn thương thần kinh (nhất là ở trẻ nhỏ), mệt mỏi, cáu gắt, hay chóng mặt, làm việc kém, trẻ em chậm lớn. Bệnh nhân có thể tiêu chảy kéo dài, viêm hô hấp trên (mũi, hầu, họng) và hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phổi) mãn tính, đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc (lớp nằm trong cùng của đáy mắt) làm giảm thị lực.
Nếu bị ngộ độc băng phiến, cần đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, thông khí để tránh hít thêm hơi băng phiến; dùng nước rửa sạch miệng, môi, da, tay chân, tránh dùng tinh dầu hay chất béo vì sẽ khiến băng phiến hấp thu nhanh hơn. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Hiện không có thuốc giải đặc hiệu cho ngộ độc băng phiến, tất cả là điều trị hỗ trợ và nâng đỡ.
Người dân nên hạn chế sử dụng băng phiến, nếu cần, chỉ dùng 1-2 viên trong tủ kín. Khi mở tủ nên thao tác nhanh gọn và đeo khẩu trang để tránh hít phải nhiều hơi độc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp