Hệ sinh thái là gì? Hệ sinh thái có cấu trúc như thế nào? Chức năng của hệ sinh thái ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Admin giải đáp qua kiến thức bổ ích được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Bên cạnh đó Admin còn cung cấp rất nhiều các thông tin liên quan đến hệ sinh thái khác. Theo dõi ngay để bổ sung kiến thức và học sinh học 9 giỏi hơn nhé!
Hệ sinh thái là đơn vị cấu trúc, chức năng của sinh thái. Hệ sinh thái chính là nơi cho các sinh vật sống tương tác với môi trường xung quanh hoặc sinh vật tương tác với sinh vật. Hiểu một cách đơn giản thì hệ sinh thái là chuỗi tương tác giữa các sinh vật và môi trường sống của chúng.
Bạn đang xem: Hệ sinh thái là gì? Ví dụ minh họa và kiến thức lý thuyết
Hệ sinh thái là một hệ thống mở với nhiều thành phần sống là các quần xã sinh vật khác nhau và các thành phần sinh cảnh hay vô sinh. Hệ sinh thái không phải là cố định chúng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong hoặc bên ngoài. Con người hoạt động trong các hệ sinh thái có thể làm ảnh hưởng đến cả yếu tố bên trong, lẫn bên ngoài hệ sinh thái.
Hệ sinh thái là gì?
Để giúp các em dễ dàng hình dung hơn về hệ sinh thái, cùng Admin đi vào một ví dụ cụ thể như sau:
“Trong một khu rừng nhiệt đới có rất nhiều các loài cây khác nhau. Các cây lớn đóng vai trò bảo vệ cây bé và động vật trong sinh sống trong rừng. Động vật sẽ ăn thực vật hoặc ăn thịt của các loài động vật khác để sinh tồn. Xác chết của động vật và thực vật sẽ là chất dinh dưỡng để cây trong rừng hấp thụ và phát triển. Tóm lại thì toàn bộ sinh vật trong khu rừng nhiệt đối này sẽ phụ thuộc và tác động lẫn nhau, tác động đến cả môi trường sống của chúng. Đây chính là một hệ sinh thái với các sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.”
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh sẽ bao gồm đầy đủ các thành phần sau:
Hệ sinh thái trên trái đất sẽ bao gồm 2 loại hệ sinh thái chính là hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy sinh (dưới nước). Các hệ sinh thái này sẽ bao gồm nhiều hệ sinh thái nhỏ, chi tiết như sau:
Hệ sinh thái trên cạn
Hệ sinh thái trên cạn là một dạng hệ sinh thái trên đất liền, dựa vào địa chất mà người ta chi thành 4 dạng hệ sinh thái trên cạn khác nhau như:
Hệ sinh thái dưới nước (Thủy sinh)
Hệ sinh thái thủy sinh hay hệ sinh thái dưới nước là dạng tồn tài trong nước, nó được chia thành 2 dạng:
Cấu trúc của một hệ sinh thái bất kỳ được tạo nên bởi tổ chức của các thành phần sinh vật và phi sinh vật trong hệ sinh thái đó. Nó còn ảnh hưởng bởi chính sự phân bố năng lượng trong môi trường của hệ sinh thái, chẳng hạn như khí hậu khác nhau sẽ hình thành nên các hệ sinh thái khác nhau.
Một hệ sinh thái sẽ có cấu trúc với 2 thành phần chính là Biotic và các thành phần phi sinh học. 2 thành phần này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau tạo thành một hệ thống mở, nơi có năng lượng giúp các thành phần sinh vật có thể sinh sống, phát triển và tương tác với nhau và với môi trường xung quanh. Chi tiết như sau:
Cấu trúc của hệ sinh thái là gì?
Thành phần Biotic chính là thành phần sinh học trong hệ sinh thái. Hiểu đơn giản thì đó chính là các sinh vật có sự sống. Dựa vào dinh dưỡng, sinh vật được chia thành sinh vật tự dưỡng, dị dưỡng và sinh dưỡng (sinh vật phân hủy).
Sinh vật tự dưỡng chính là các sinh vật đóng vai trò sản xuất trong hệ sinh thái, chẳng hạn như thực vật. Thực vật có thể tự tạo ra nguồn thức ăn để phát triển bằng quá trình quang hợp. Từ đó, các sinh vật bậc cao hơn trong hệ sinh thái sẽ dựa vào sinh vật sản xuất như thực vật để làm thức ăn nuôi sống chúng.
Sinh vật dị dưỡng đóng vai trò là sinh vật tiêu thụ, hiểu đơn giản thì chúng chính là các sinh vật phụ thuộc vào sinh vật khác để sống. Sinh vật tiêu thụ được phân thành các cấp là: Sơ cấp, thứ cấp và cao cấp.
Sinh vật phân hủy sẽ bao gồm các loại sinh vật như vi khuẩn hoặc nấm,… Chúng sinh trưởng và phát triển nhờ các chất hữu cơ phân hủy từ xác động, thực vật. Sinh vật phân hủy rất quan trọng với một hệ sinh thái, bởi chúng đóng vai trò là sinh vật giúp tái chế các chất dinh dưỡng, từ đó cây cối có thể hấp thụ, tạo chất dinh dưỡng phát triển lớn mạnh hơn.
Ngoài các thành phần sinh học là các thực thể sống, trong hệ sinh thái sẽ còn có một số thành phần phi sinh học, tức là thành phần không sống. Chúng bao gồm khí, đất, nước, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, khoáng chất, gió, độ cao,…
Xem thêm : Top 30+ Phim xuyên không hay, được xem nhiều nhất
Hiểu hệ sinh thái là gì chưa đủ, các em con cần nắm được chức năng của hệ sinh thái. Hệ sinh thái có các chức năng sau:
Chức năng của hệ sinh thái là gì?
Các em không chỉ thắc mắc hệ sinh thái là gì? Mà còn có rất nhiều các câu hỏi liên quan. Admin có tổng hợp và giải đáp chi tiết như sau:
Con người sống trong hệ sinh thái trên cạn và tùy thuộc vào địa hình, môi trường sinh sống mà các em có thể xác định chính xác bản thân đang sống trong dạng hệ sinh thái trên cạn nào. Ví dụ như: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, hệ sinh thái sa mạc, hệ sinh thái lãnh nguyên,…
Hệ sinh thái lớn nhất thế giới là hệ sinh thái thủy sinh, bởi bề mặt trái đất hơn 70% là nước.
Hệ sinh thái lớn nhất thế giới là hệ sinh thái dưới nước
Chức năng chính của hệ sinh thái là đơn vị chức năng trong hệ thống môi trường. Theo đó các thành phần phi sinh vật cung cấp chất nền để thành phần sinh vật tổng hợp các chất hữu cơ cho quá trình trao đổi năng lượng.
Hệ sinh thái tốt được tạo bởi các yếu tố tác tương qua lại lẫn nhau giữa thực vật và động vật, giữa sinh vật với môi trường. Nguồn năng lượng, cũng như các chất phân hủy sẽ tạo chất dinh dưỡng cần thiết cho đất để cây cối phát triển.
Các sinh vật không sống trong hệ sinh thái gồm có: Đất, nước, không khí, nhiệt độ, ánh sáng, gió,… Bởi chúng là các thành phần phi sinh học, không sống. Tuy nhiên chúng lại là nền tảng quan trọng để hệ sinh thái tồn tại và phát triển.
Một hệ sinh thái sẽ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau chẳng hạn như: Hệ sinh thái ao, hồ là kích thước nhỏ, hệ sinh thái biển lại có kích thước lớn. Tính đa dạng của một hệ sinh thái sẽ phụ thuộc vào các yếu tố là: Đa dạng về các loài sinh vật, các mối quan hệ tương tác của các loại sinh vật với nhau và các loại sinh vật với môi trường, đặc điểm địa lý – vật ký cũng ảnh hưởng đến sự đa dạng của hệ sinh thái. Do đó, đa dạng hệ sinh thái sẽ phụ thuộc vào số lượng và sự đa đa dạng các loài trong hệ sinh thời với sự phức tạp của môi trường vật chất.
Như vậy, bài viết trên Admin đã cung cấp và củng cố cho các em rất nhiều kiến thức quan trọng về hệ sinh thái. Chắc chắn với kiến thức trong bài, các em có thể tự tin trả lời “hệ sinh thái là gì?” ngoài ra còn có được nhiều thông tin bổ ích khác giúp học sinh học thú vị hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 02/04/2024 17:03
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024