Hệ sinh thái là gì? Ví dụ minh họa và kiến thức lý thuyết

Hệ sinh thái là gì? Hệ sinh thái có cấu trúc như thế nào? Chức năng của hệ sinh thái ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Admin giải đáp qua kiến thức bổ ích được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Bên cạnh đó Admin còn cung cấp rất nhiều các thông tin liên quan đến hệ sinh thái khác. Theo dõi ngay để bổ sung kiến thức và học sinh học 9 giỏi hơn nhé!

Hệ sinh thái là gì?

Hệ sinh thái là đơn vị cấu trúc, chức năng của sinh thái. Hệ sinh thái chính là nơi cho các sinh vật sống tương tác với môi trường xung quanh hoặc sinh vật tương tác với sinh vật. Hiểu một cách đơn giản thì hệ sinh thái là chuỗi tương tác giữa các sinh vật và môi trường sống của chúng.

Hệ sinh thái là một hệ thống mở với nhiều thành phần sống là các quần xã sinh vật khác nhau và các thành phần sinh cảnh hay vô sinh. Hệ sinh thái không phải là cố định chúng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong hoặc bên ngoài. Con người hoạt động trong các hệ sinh thái có thể làm ảnh hưởng đến cả yếu tố bên trong, lẫn bên ngoài hệ sinh thái.

Hệ sinh thái là gì? Ví dụ minh họa và kiến thức lý thuyết

Hệ sinh thái là gì?

Ví dụ về hệ sinh thái

Để giúp các em dễ dàng hình dung hơn về hệ sinh thái, cùng Admin đi vào một ví dụ cụ thể như sau:

“Trong một khu rừng nhiệt đới có rất nhiều các loài cây khác nhau. Các cây lớn đóng vai trò bảo vệ cây bé và động vật trong sinh sống trong rừng. Động vật sẽ ăn thực vật hoặc ăn thịt của các loài động vật khác để sinh tồn. Xác chết của động vật và thực vật sẽ là chất dinh dưỡng để cây trong rừng hấp thụ và phát triển. Tóm lại thì toàn bộ sinh vật trong khu rừng nhiệt đối này sẽ phụ thuộc và tác động lẫn nhau, tác động đến cả môi trường sống của chúng. Đây chính là một hệ sinh thái với các sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.”

Một hệ sinh thái hoàn chỉnh sẽ bao gồm đầy đủ các thành phần sau:

  • Các thành phần vô sinh (sinh cảnh) như: Đất, nước, không khí, thảm mục,..
  • Sinh vật đóng vai trò sản xuất: Thực vật
  • Sinh vật đóng vai trò tiêu thụ: Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt
  • Sinh vật phân giải: Vi khuẩn, nấm,…

Hệ sinh thái bao gồm các loại nào?

Hệ sinh thái trên trái đất sẽ bao gồm 2 loại hệ sinh thái chính là hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy sinh (dưới nước). Các hệ sinh thái này sẽ bao gồm nhiều hệ sinh thái nhỏ, chi tiết như sau:

Hệ sinh thái trên cạn

Hệ sinh thái là gì? Ví dụ minh họa và kiến thức lý thuyết

Hệ sinh thái trên cạn

Hệ sinh thái trên cạn là một dạng hệ sinh thái trên đất liền, dựa vào địa chất mà người ta chi thành 4 dạng hệ sinh thái trên cạn khác nhau như:

  • Hệ sinh thái rừng: Hệ sinh thái này sẽ bao gồm nhiều loại thực – động vật và vi sinh vật sống và tương tác với các yếu tố phi sinh học của môi trường. Đặc biệt, rừng sẽ giúp trái đất duy trì được nhiệt độ và hấp thụ khí cacbon cho quá trình quang hợp.
  • Hệ sinh thái đồng cỏ: Hệ sinh thái này chủ yếu là đồng cỏ và thảo mộc thường xuất hiện các đồng cỏ ôn đới, đồng cỏ xavan.
  • Hệ sinh thái Tundra: Đây là hệ sinh thái ở các vùng cao nguyên không có cây cối với khí hậu lạnh và rất ít mưa trong năm. Thường khu vực hệ sinh thái này được bao phủ bởi tuyết chẳng hạn như: Bắc cực, đỉnh núi thuộc các loại lãnh nguyên.
  • Hệ sinh thái sa mạc: Hệ sinh thái này được tìm thấy ở nhiều nơi trên trái đất, chủ yếu ở các vùng có khí hậu nóng, lượng mưa trong năm ít, ngày nóng, đêm lạnh.

Hệ sinh thái dưới nước (Thủy sinh)

Hệ sinh thái là gì? Ví dụ minh họa và kiến thức lý thuyết

Hệ sinh thái dưới nước (Thủy sinh)

Hệ sinh thái thủy sinh hay hệ sinh thái dưới nước là dạng tồn tài trong nước, nó được chia thành 2 dạng:

  • Hệ sinh thái nước ngọt: Hệ sinh thái ao, hồ, sông, suối,… Chúng là những vùng nước không có hàm lượng mối.
  • Hệ sinh thái biển: Hệ sinh thái biển và đại dương với hàm lượng muối lớn và hệ thống các sinh vật cũng đa dạng hơn nhiều so với hệ sinh thái nước ngọt.

Cấu trúc của hệ sinh thái là gì?

Cấu trúc của một hệ sinh thái bất kỳ được tạo nên bởi tổ chức của các thành phần sinh vật và phi sinh vật trong hệ sinh thái đó. Nó còn ảnh hưởng bởi chính sự phân bố năng lượng trong môi trường của hệ sinh thái, chẳng hạn như khí hậu khác nhau sẽ hình thành nên các hệ sinh thái khác nhau.

Một hệ sinh thái sẽ có cấu trúc với 2 thành phần chính là Biotic và các thành phần phi sinh học. 2 thành phần này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau tạo thành một hệ thống mở, nơi có năng lượng giúp các thành phần sinh vật có thể sinh sống, phát triển và tương tác với nhau và với môi trường xung quanh. Chi tiết như sau:

Hệ sinh thái là gì? Ví dụ minh họa và kiến thức lý thuyết

Cấu trúc của hệ sinh thái là gì?

Thành phần Biotic

Thành phần Biotic chính là thành phần sinh học trong hệ sinh thái. Hiểu đơn giản thì đó chính là các sinh vật có sự sống. Dựa vào dinh dưỡng, sinh vật được chia thành sinh vật tự dưỡng, dị dưỡng và sinh dưỡng (sinh vật phân hủy).

Sinh vật tự dưỡng chính là các sinh vật đóng vai trò sản xuất trong hệ sinh thái, chẳng hạn như thực vật. Thực vật có thể tự tạo ra nguồn thức ăn để phát triển bằng quá trình quang hợp. Từ đó, các sinh vật bậc cao hơn trong hệ sinh thái sẽ dựa vào sinh vật sản xuất như thực vật để làm thức ăn nuôi sống chúng.

Sinh vật dị dưỡng đóng vai trò là sinh vật tiêu thụ, hiểu đơn giản thì chúng chính là các sinh vật phụ thuộc vào sinh vật khác để sống. Sinh vật tiêu thụ được phân thành các cấp là: Sơ cấp, thứ cấp và cao cấp.

  • Sinh vật sơ cấp chính là động vật ăn cỏ, tức là chúng phải lấy sinh vật sản xuất (cỏ) làm nguồn thức ăn để bản thân tồn tại.
  • Sinh vật thứ cấp là các loài động vật ăn tạp (ăn cả cỏ và thịt) và động vật ăn thịt. Loài sinh vật tiêu thụ này sẽ ăn cả sinh vật sản xuất lẫn sinh vật sơ cấp để tạo nguồn năng lượng sinh tồn.
  • Sinh vật cao cấp là các loại động vật bậc cao, chúng thường ăn các loài sinh vật thứ cấp.
  • Ngoài ra, còn sinh vật tiêu thụ bậc 4 trong chuỗi thức ăn. Đây là những sinh vật sinh mồi cho sinh vật tiêu thụ cao cấp. Đặc biệt trong chuỗi thức ăn chúng đứng đầu chuỗi này, không có động vật ăn thịt tự nhiên.

Sinh vật phân hủy sẽ bao gồm các loại sinh vật như vi khuẩn hoặc nấm,… Chúng sinh trưởng và phát triển nhờ các chất hữu cơ phân hủy từ xác động, thực vật. Sinh vật phân hủy rất quan trọng với một hệ sinh thái, bởi chúng đóng vai trò là sinh vật giúp tái chế các chất dinh dưỡng, từ đó cây cối có thể hấp thụ, tạo chất dinh dưỡng phát triển lớn mạnh hơn.

Các thành phần phi sinh học

Ngoài các thành phần sinh học là các thực thể sống, trong hệ sinh thái sẽ còn có một số thành phần phi sinh học, tức là thành phần không sống. Chúng bao gồm khí, đất, nước, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, khoáng chất, gió, độ cao,…

Chức năng của hệ sinh thái là gì?

Hiểu hệ sinh thái là gì chưa đủ, các em con cần nắm được chức năng của hệ sinh thái. Hệ sinh thái có các chức năng sau:

Hệ sinh thái là gì? Ví dụ minh họa và kiến thức lý thuyết

Chức năng của hệ sinh thái là gì?

  • Hệ sinh thái giúp điều chỉnh các quá trình sinh thái thiết yếu, đồng thời hỗ trợ các hệ thống sống và tạo ra sự ổn định bền vững.
  • Hệ sinh thái cũng có trách nhiệm trong việc vận chuyển các chất dinh dưỡng giữa các thành phần sinh học và phi sinh học với nhau.
  • Hệ sinh thái giúp duy trì sự cân bằng về dinh dưỡng của các thành phần trong hệ sinh thái.
  • Hệ sinh thái giúp vận chuyển các khoáng chất qua sinh quyển một cách hiệu quả.
  • Các thành phần phi sinh học sẽ giúp tổng hợp các chất hữu cơ giúp quá trình trao đổi năng lượng diễn ra suôn sẻ.

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến hệ sinh thái

Các em không chỉ thắc mắc hệ sinh thái là gì? Mà còn có rất nhiều các câu hỏi liên quan. Admin có tổng hợp và giải đáp chi tiết như sau:

Con người đang sống trong hệ sinh thái nào?

Con người sống trong hệ sinh thái trên cạn và tùy thuộc vào địa hình, môi trường sinh sống mà các em có thể xác định chính xác bản thân đang sống trong dạng hệ sinh thái trên cạn nào. Ví dụ như: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, hệ sinh thái sa mạc, hệ sinh thái lãnh nguyên,…

Hệ sinh thái lớn nhất thế giới là gì?

Hệ sinh thái lớn nhất thế giới là hệ sinh thái thủy sinh, bởi bề mặt trái đất hơn 70% là nước.

Hệ sinh thái là gì? Ví dụ minh họa và kiến thức lý thuyết

Hệ sinh thái lớn nhất thế giới là hệ sinh thái dưới nước

Chức năng chính của hệ sinh thái là gì?

Chức năng chính của hệ sinh thái là đơn vị chức năng trong hệ thống môi trường. Theo đó các thành phần phi sinh vật cung cấp chất nền để thành phần sinh vật tổng hợp các chất hữu cơ cho quá trình trao đổi năng lượng.

Một hệ sinh thái tốt được tạo nên bởi yếu tố nào?

Hệ sinh thái tốt được tạo bởi các yếu tố tác tương qua lại lẫn nhau giữa thực vật và động vật, giữa sinh vật với môi trường. Nguồn năng lượng, cũng như các chất phân hủy sẽ tạo chất dinh dưỡng cần thiết cho đất để cây cối phát triển.

Kể tên các sinh vật không sống trong hệ sinh thái

Các sinh vật không sống trong hệ sinh thái gồm có: Đất, nước, không khí, nhiệt độ, ánh sáng, gió,… Bởi chúng là các thành phần phi sinh học, không sống. Tuy nhiên chúng lại là nền tảng quan trọng để hệ sinh thái tồn tại và phát triển.

Đa dạng hệ sinh thái là gì?

Một hệ sinh thái sẽ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau chẳng hạn như: Hệ sinh thái ao, hồ là kích thước nhỏ, hệ sinh thái biển lại có kích thước lớn. Tính đa dạng của một hệ sinh thái sẽ phụ thuộc vào các yếu tố là: Đa dạng về các loài sinh vật, các mối quan hệ tương tác của các loại sinh vật với nhau và các loại sinh vật với môi trường, đặc điểm địa lý – vật ký cũng ảnh hưởng đến sự đa dạng của hệ sinh thái. Do đó, đa dạng hệ sinh thái sẽ phụ thuộc vào số lượng và sự đa đa dạng các loài trong hệ sinh thời với sự phức tạp của môi trường vật chất.

Như vậy, bài viết trên Admin đã cung cấp và củng cố cho các em rất nhiều kiến thức quan trọng về hệ sinh thái. Chắc chắn với kiến thức trong bài, các em có thể tự tin trả lời “hệ sinh thái là gì?” ngoài ra còn có được nhiều thông tin bổ ích khác giúp học sinh học thú vị hơn.