Trong nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay do trình độ phát triển chưa cao, chưa đồng đều của lực lượng sản xuất mà còn tồn tại khách quan cả chế độ sở hữu tư nhân (chế độ tư hữu) với nhiều hình thức sở hữu như: hình thức sở hữu tư nhân của cá thể, của hộ gia đình, của tiểu chủ, của nhà tư bản (sở hữu tư nhân tư bản), của tập đoàn tư bản… và cả chế độ sở hữu xã hội (chế độ công hữu) với các hình thức sở hữu như: sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể…, đồng thời còn có hình thức sở hữu hỗn hợp là hình thức sở hữu đan xen các hình thức sở hữu trong cùng một đơn vị kinh tế. Đó là cơ sở tồn tại của nhiều thành phần kinh tế.
Bạn đang xem: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ ở nước ta được phân thành ba thành phần: kinh tế công, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp:
Thành phần kinh tế công bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, giữ vị trí, vai trò then chốt trong nền kinh tế. Chủ thể của thành phần kinh tế này là Nhà nước (được Nhân dân ủy quyền). Nhà nước thông qua Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đầu tư vốn (cả vốn bằng hiện vật và vốn bằng tiền) cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thông qua hợp đồng tín dụng. Ban Lãnh đạo DNNN được giao quyền quản lý, sử dụng vốn một cách hiệu quả theo cơ chế thị trường. Các DNNN tập trung phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Các DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của DNNN. Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của DNNN, mà Nhà nước thông qua những hợp đồng kinh tế để đặt hàng cho DNNN sản xuất những hàng hóa có vai trò quan trọng đến quốc kế dân sinh, kể cả những hàng quân sự, quốc phòng. Nhà nước chỉ đóng vai trò là “nhạc trưởng”, “bà đỡ”, quản lý vĩ mô nền kinh tế, chứ không can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả DNNN. DNNN phải tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất – kinh doanh của mình… Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực tiên tiến của quốc tế, thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp…
Thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Chủ thể của thành phần kinh tế này là các chủ sở hữu tư nhân như: các hộ kinh doanh cá thể, các hộ tiểu chủ, các chủ tư nhân, các nhà tư bản, các tập đoàn tư bản… với các loại hình kinh doanh tương ứng như hộ sản xuất, kinh doanh cá thể (hộ nông dân, hộ tiểu – thủ công nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ…), chủ trang trại, hộ tiểu chủ, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân tư bản (tư bản trong nước và tư bản ngoài nước), tập đoàn tư bản. “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế…”[1]. Hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Thúc đẩy hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến của thế giới. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa[2]. Ngày nay, phân công lao động đã phát triển theo chi tiết sản phẩm, do đó doanh nghiệp không cần quy mô lớn vẫn có thể áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đồng thời, với công nghệ kỹ thuật số, mạng Internet, máy tính điện tử, robot, trí tuệ nhân tạo… có thể kết nối để tạo thành sự hợp tác ở quy mô lớn trong việc sản xuất sản phẩm, mà không cần tập trung đông lao động vào một địa điểm.
Thành phần kinh tế hỗn hợp (một phần trong đó là chủ nghĩa tư bản nhà nước theo cách gọi của V.I.Lênin) bao gồm các công ty, các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở liên kết các chủ sở hữu khác nhau với nhau: giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư nhân trong nước; giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư nhân nước ngoài; giữa các chủ thể kinh tế tư nhân trong nước với nhau; giữa chủ thể kinh tế tư nhân trong nước và chủ thể kinh tế tư nhân nước ngoài… để thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất và chuỗi giá trị thị trường nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh thường là công ty liên doanh, công ty hợp doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai chủ sở hữu trở lên, các loại hình hợp tác xã… Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế đa sở hữu có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Điểm chung của các loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh này là đối tượng sở hữu gồm tài sản hữu hình và vô hình của các tổ chức sản xuất – kinh doanh được hình thành từ sự đóng góp của các chủ sở hữu riêng theo nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Mỗi chủ sở hữu được hưởng lợi ích khi công ty, doanh nghiệp hỗn hợp này hoạt động có hiệu quả hoặc chịu trách nhiệm khi bị thua lỗ tương ứng với tỷ lệ tài sản đóng góp. Ngoài tài sản đóng góp từ các chủ sở hữu, còn có các tài sản từ các nguồn khác (được hỗ trợ, tài trợ, được cho, tặng, hoặc từ kết quả sản xuất – kinh doanh tích lũy lại…) thuộc sở hữu chung của các thành viên trong tổ chức kinh tế này. Các tổ chức sản xuất – kinh doanh hỗn hợp thuộc loại này có điều lệ hoạt động và bầu ra Ban Lãnh đạo theo nguyên tắc nhất định do Điều lệ công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã quy định, để thay mặt các chủ sở hữu quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả tài sản chung của tổ chức sản xuất – kinh doanh, mang lại lợi ích cho các chủ thể và đóng góp vào lợi ích chung. Có quy chế chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm của những người trong Ban Lãnh đạo được ủy quyền quản lý sản xuất – kinh doanh với kết quả, hiệu quả hoạt động của tổ chức sản xuất – kinh doanh. Loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh hỗn hợp rất đa dạng, từ các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia đến các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, có quy mô nhỏ. Xếp các loại hình hợp tác xã cũng thuộc thành phần kinh tế hỗn hợp vì các hợp tác xã cũng dựa trên sự đóng góp tài sản, vốn của các chủ sở hữu tư nhân, của những người sản xuất hàng hóa nhỏ và hoạt động như các tổ chức sản xuất – kinh doanh hỗn hợp. V.I.Lênin coi hợp tác xã của những công nhân văn minh là hợp tác xã XHCN (ở nước ta chưa có loại hình hợp tác xã này), còn hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ vẫn tôn trọng sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là một loại hình kinh tế hỗn hợp…
Đối tượng sở hữu của các thành phần kinh tế chỉ bao hàm các tài sản hữu hình và vô hình đang được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau và mang lại lợi ích kinh tế cho các chủ sở hữu, đồng thời góp phần vào lợi ích chung. . “Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật”[3] . Thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế.
Toàn bộ tài sản quốc gia (như đất đai và các tài nguyên gắn với đất đai, vùng biển, đảo và các tài nguyên gắn với vùng biển, đảo, vùng trời và các tài nguyên gắn với vùng trời, ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác mà Nhà nước huy động được, các loại quỹ dự trữ…) thuộc về sở hữu toàn dân thì không thuộc thành phần kinh tế nào cả. Nhân dân giao quyền, ủy quyền cho Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, cho Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và có trách nhiệm sử dụng hiệu quả toàn bộ tài sản quốc gia thuộc sở hữu toàn dân nhằm tạo ra những điều kiện mang tính chất nền tảng, điều kiện vật chất – kỹ thuật, điều kiện tài chính, xây dựng và phát triển kết cấu kinh tế-xã hội… chung cho sự phát triển bình đẳng của các thành phần kinh tế và cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Nhà nước không thuộc thành phần kinh tế nào cả. Các tài sản quốc gia thuộc sở hữu toàn dân này, nếu các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế muốn sử dụng thì phải thực hiện theo cơ chế thị trường thông qua đấu giá, thông qua hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước một cách công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Nhà nước được Nhân dân ủy quyền để thực hiện vai trò “người nhạc trưởng”, vai trò “bà đỡ” cho sự phát triển của các thành phần kinh tế, cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Vai trò kinh tế của Nhà nước là tạo môi trường pháp lý, tạo môi trường kinh tế, tạo môi trường xã hội, cung cấp các dịch vụ công, hàng hóa công, tạo “sân chơi” bình đẳng để các thành phần kinh tế phát triển. Nhà nước không “thiên vị”, không “nghiêng” về thành phần kinh tế nào cả. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế; sử dụng các công cụ, chính sách, nguồn lực của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế… Nhà nước tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, lành mạnh, thông thoáng, theo cơ chế thị trường để các thành phần kinh tế cùng huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của xã hội vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Và vì vậy, mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế không chỉ mang lại lợi ích cho các chủ sở hữu của mình, mà còn phải đóng góp vào lợi ích chung của đất nước và thực hiện trách nhiệm xã hội. Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân, được Nhân dân ủy quyền, thay mặt Nhân dân quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, mọi tài sản thuộc sở hữu toàn dân tạo các điều kiện nền tảng, định hướng, dẫn dắt, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển theo mục tiêu chung là phát triển kinh tế – xã hội đất nước nhanh, bền vững, toàn diện, sáng tạo, bao trùm, để đất nước vững bước đi lên CNXH. Nhà nước với vai trò chủ thể có trách nhiệm tạo tất cả những điều kiện nền tảng cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cho sự phát triển của các thành phần kinh tế, Nhà nước giữ vị trí quyết định, vai trò chủ đạo trong phát triển hệ thống kinh tế quốc dân, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Các thành phần kinh tế là các bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất đều bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật. Giữa các thành phần kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với nhau. Các thành phần kinh tế đều có vị trí, vai trò quan trọng khác nhau và gần tương đương nhau; nhưng thành phần kinh tế công với các DNNN “tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần khác không đầu tư”[4] , thì thành phần kinh tế công giữ vị trí, vai trò then chốt, thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Kinh tế công cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế có tính tự chủ cao. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế cùng hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, bình đẳng trước pháp luật, cùng nhau huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước với mục tiêu chung “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Phần kiến nghị trên được luận chứng dựa trên những cơ sở sau:
Xem thêm : 18/10 cung gì? Tính cách, tình yêu, sự nghiệp, sức khoẻ 2023
Về thành phần kinh tế trong nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH: sự tồn tại của nhiều chế độ sở hữu, nhiều hình thức sở hữu là cơ sở tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về thuật ngữ “thành phần kinh tế”. Có ý kiến muốn thay thuật ngữ “thành phần kinh tế” bằng “khu vực kinh tế” hay “loại hình kinh tế”. Có ý kiến cho rằng: không dùng các thuật ngữ trên, mà gọi trực tiếp tên của mỗi bộ phận của nền kinh tế là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… Điều quan trọng không phải là tên gọi, mà cần quan tâm xem mỗi bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận của nền kinh tế quốc dân vận động, phát triển và đóng góp như thế nào vào sự phát triển chung của nền kinh tế, trong đó có việc giải phóng, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội cho sự phát triển chung của đất nước.
“Thành phần” ở đây xét về góc độ nào đó cũng được hiểu như là “bộ phận”, “thành phần” và “bộ phận” về mặt nào đó có ý nghĩa tương đồng. Thuật ngữ “thành phần kinh tế” được dùng nhiều từ khi V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích (Nga) chủ trương và thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga Xôviết. V.I.Lênin viết: “Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có. Song không phải mỗi người thừa nhận điểm ấy đều suy nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế – xã hội khác nhau hiện có ở Nga, chính là như thế nào. Mà tất cả then chốt của vấn đề lại chính là ở chỗ đó”[5].
Theo Lênin, thuật ngữ thành phần kinh tế hàm nghĩa quan hệ sản xuất (trong đó cơ bản là quan hệ sở hữu) ứng với một trình độ phát triển lực lượng sản xuất nhất định đại diện cho một phương thức sản xuất đã lỗi thời, nhưng chưa bị xóa bỏ, hoặc đang trong quá trình phát triển để trở thành phương thức sản xuất thống trị (với nghĩa phổ biến). Việc xác định thành phần kinh tế là để có chính sách đúng đắn đối với chúng.
Trong thời kỳ quá độ, do trình độ phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất, nên còn nhiều chế độ sở hữu, nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Vì vậy còn nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh tế là một tất yếu khách quan. Việc phân định các thành phần kinh tế mới hiểu được các đặc trưng cơ bản và xu hướng vận động của chúng để có chính sách phù hợp nhằm phát huy được tiềm lực của chúng vào phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Khi phân định thành phần kinh tế V.I.Lênin nhấn mạnh hai điểm: phải phản ánh đúng tình hình thực tế và nêu rõ mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế.
Tiêu thức chủ yếu làm cơ sở cho việc phân định các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là:
– Quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu phải phù hợp, gắn với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Mỗi hình thức sở hữu, mỗi thành phần kinh tế phản ánh một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất.
– Cơ cấu các thành phần kinh tế phải phản ánh đúng tình hình thực tế của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn lịch sử – cụ thể.
– Sự phát triển của các thành phần kinh tế có mối liên hệ tất yếu khách quan theo một quá trình lịch sử – tự nhiên của sự phát triển lực lượng sản xuất từ thấp lên cao và theo định hướng XHCN.
Khi xác định các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta cần phải xét tới “tính tương đương”, “đồng đẳng” giữa các thành phần kinh tế thì mới phù hợp với chủ trương: “các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”[6] . Như vậy, phải coi các thành phần kinh tế là những bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất đều có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và có quan hệ tương hỗ với nhau, bình đẳng với nhau, không nên đặt cho một bộ phận này có vai trò quan trọng hơn bộ phận khác. Với ý nghĩa đó, cần phân chia “thành phần kinh tế nhà nước” hiện nay thành hai cấu phần: phi doanh nghiệp và doanh nghiệp. Phần phi doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản quốc gia thuộc về sở hữu toàn dân mà Nhà nước được nhân dân giao quyền đại diện chủ sở hữu thì không thuộc thành phần kinh tế nào cả. Toàn bộ tài sản quốc gia thuộc về sở hữu toàn dân này thì Nhân dân giao quyền, ủy quyền cho Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước quản lý bằng pháp luật và sử dụng hiệu quả nhằm tạo ra những điều kiện vật chất – kỹ thuật, điều kiện tài chính…, tạo ra môi trường kinh tế – xã hội chung để các thành phần kinh tế đều phát triển bình đẳng. Nhà nước không thuộc thành phần kinh tế nào cả, Nhà nước được Nhân dân ủy quyền, giao quyền thống nhất quản lý, sử dụng có hiệu quả các tài sản thuộc sở hữu toàn dân (như đất đai và các tài nguyên gắn với đất đai, vùng biển, đảo và các tài nguyên gắn với vùng biển, đảo, vùng trời và các tài nguyên gắn với vùng trời, ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác mà Nhà nước huy động được, các loại quỹ dự trữ…). Các tài sản thuộc sở hữu toàn dân này, nếu các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế muốn sử dụng thì phải thực hiện theo cơ chế thị trường thông qua đấu giá, thông qua hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước một cách công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Nhà nước thay mặt Nhân dân quản lý, sử dụng những tài sản thuộc sở hữu toàn dân, tạo ra những điều kiện mang tính chất nền tảng cho sự phát triển của các thành phần kinh tế và cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật cho nền kinh tế để các thành phần kinh tế phát triển. Nhà nước được Nhân dân ủy quyền để thực hiện vai trò “người nhạc trưởng”, vai trò “bà đỡ” cho sự phát triển của các thành phần kinh tế, cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Vai trò kinh tế của Nhà nước là tạo môi trường pháp lý, tạo môi trường kinh tế, tạo môi trường xã hội, cung cấp các dịch vụ công, hàng hóa công, tạo “sân chơi” bình đẳng để các thành phần kinh tế phát triển. Nhà nước không “thiên vị”, không “nghiêng” về thành phần kinh tế nào cả. Nhà nước với vai trò chủ thể có trách nhiệm tạo tất cả những điều kiện nền tảng cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cho sự phát triển của các thành phần kinh tế giữ vai trò quyết định, vai trò chủ đạo trong phát triển hệ thống kinh tế quốc dân. Như vậy “thành phần kinh tế nhà nước” chỉ còn lại phần doanh nghiệp nhà nước. Có thể giữ nguyên tên là thành phần kinh tế nhà nước, nhưng chỉ bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, hay để cho không lầm lẫn với thành phần kinh tế nhà nước theo quan niệm hiện nay (bao gồm cả hai cấu phần phi doanh nghiệp và doanh nghiệp), thì có thể gọi là thành phần kinh tế công (chỉ bao gồm các doanh nghiệp nhà nước). Thành phần kinh tế công này mới “tương đương”, mới “đồng đẳng” với các thành phần kinh tế khác. Đối tượng sở hữu của các thành phần kinh tế chỉ bao hàm các tài sản hữu hình và vô hình đang được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau và mang lại lợi ích kinh tế cho các chủ sở hữu, đồng thời góp phần vào lợi ích chung. Có như vậy thì thành phần kinh tế công mới thực sự bình đẳng, tương đồng với các thành phần kinh tế khác. “Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật”[7] . Thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế.
Xem thêm : Những điều thú vị về nhẫn lông voi mà bạn chưa biết
Trong nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam còn tồn tại cả chế độ sở hữu tư nhân (chế độ tư hữu), cả chế độ sở hữu xã hội (chế độ công hữu) và hình thức sở hữu hỗn hợp, thì nên phân chia nền kinh tế nước ta thành ba thành phần: kinh tế công, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp:
Thành phần kinh tế công bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, giữ vị trí, vai trò then chốt trong nền kinh tế. Chủ thể của thành phần kinh tế này là Nhà nước (được Nhân dân ủy quyền). Nhà nước thông qua Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đầu tư vốn (cả vốn bằng hiện vật và vốn bằng tiền) cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thông qua hợp đồng tín dụng. Ban Lãnh đạo DNNN được giao quyền quản lý, sử dụng vốn một cách hiệu quả theo cơ chế thị trường. Các DNNN tập trung phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Các DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của DNNN. Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của DNNN, mà Nhà nước thông qua những hợp đồng kinh tế để đặt hàng cho DNNN sản xuất những hàng hóa có vai trò quan trọng đến quốc kế dân sinh, kể cả những hàng quân sự, quốc phòng. Nhà nước chỉ đóng vai trò là “nhạc trưởng”, “bà đỡ”, quản lý vĩ mô nền kinh tế, chứ không can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả DNNN. DNNN phải tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất – kinh doanh của mình… Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực tiên tiến của quốc tế, thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp…
Thành phần kinh tế tư nhân[8] là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Chủ thể của thành phần kinh tế này là các chủ sở hữu tư nhân như: các hộ kinh doanh cá thể, các hộ tiểu chủ, các chủ tư nhân, các nhà tư bản, các tập đoàn tư bản… với các loại hình kinh doanh tương ứng như hộ sản xuất, kinh doanh cá thể (hộ nông dân, hộ tiểu – thủ công nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ…), chủ trang trại, hộ tiểu chủ, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân tư bản (tư bản trong nước và tư bản ngoài nước), tập đoàn tư bản. “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế…”[9]. Hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Thúc đẩy hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến của thế giới. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa[10]. Ngày nay, phân công lao động đã phát triển theo chi tiết sản phẩm, do đó doanh nghiệp không cần quy mô lớn vẫn có thể áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đồng thời, với công nghệ kỹ thuật số, mạng Internet, máy tính điện tử, robot, trí tuệ nhân tạo… có thể kết nối để tạo thành sự hợp tác ở quy mô lớn trong việc sản xuất sản phẩm, mà không cần tập trung đông lao động vào một địa điểm. Những thay đổi đó làm cho tính tất yếu chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu xã hội để đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng tư liệu sản xuất có tính xã hội đã trở nên yếu đi, không còn thực sự cấp bách. Nói cách khác, có thể có nhiều cách hợp tác sản xuất giữa những con người với nhau trong xã hội mà không cần sở hữu chung với vai trò trung gian của Nhà nước. Ngoài ra, việc sở hữu chung dưới hình thái sở hữu nhà nước khi nguồn lực và của cải còn khan hiếm so với nhu cầu sẽ có thể dẫn tới sử dụng tài sản chung một cách lãng phí hoặc bị công chức nhà nước lạm dụng, tham nhũng vì lợi ích riêng của họ.
Thành phần kinh tế hỗn hợp (một phần trong đó là chủ nghĩa tư bản nhà nước theo cách gọi của V.I.Lênin) bao gồm các công ty, các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở liên kết các chủ sở hữu khác nhau với nhau: giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư nhân trong nước; giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư nhân nước ngoài; giữa các chủ thể kinh tế tư nhân trong nước với nhau; giữa chủ thể kinh tế tư nhân trong nước và chủ thể kinh tế tư nhân nước ngoài… để thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất và chuỗi giá trị thị trường nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh thường là công ty liên doanh, công ty hợp doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai chủ sở hữu trở lên, các loại hình hợp tác xã… Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế đa sở hữu có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Điểm chung của các loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh này là đối tượng sở hữu gồm tài sản hữu hình và vô hình của các tổ chức sản xuất – kinh doanh được hình thành từ sự đóng góp của các chủ sở hữu riêng theo nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Mỗi chủ sở hữu được hưởng lợi ích khi công ty, doanh nghiệp hỗn hợp này hoạt động có hiệu quả hoặc chịu trách nhiệm khi bị thua lỗ tương ứng với tỷ lệ tài sản đóng góp. Ngoài tài sản đóng góp từ các chủ sở hữu, còn có các tài sản từ các nguồn khác (được hỗ trợ, tài trợ, được cho, tặng, hoặc từ kết quả sản xuất – kinh doanh tích lũy lại…) thuộc sở hữu chung của các thành viên trong tổ chức kinh tế này. Các tổ chức sản xuất – kinh doanh hỗn hợp thuộc loại này có điều lệ hoạt động và bầu ra Ban Lãnh đạo theo nguyên tắc nhất định do Điều lệ công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã quy định, để thay mặt các chủ sở hữu quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả tài sản chung của tổ chức sản xuất – kinh doanh, mang lại lợi ích cho các chủ thể và đóng góp vào lợi ích chung. Có quy chế chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm của những người trong Ban Lãnh đạo được ủy quyền quản lý sản xuất – kinh doanh với kết quả, hiệu quả hoạt động của tổ chức sản xuất – kinh doanh. Loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh hỗn hợp rất đa dạng, từ các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia đến các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, có quy mô nhỏ. Xếp các loại hình hợp tác xã cũng thuộc thành phần kinh tế hỗn hợp vì các hợp tác xã cũng dựa trên sự đóng góp tài sản, vốn của các chủ sở hữu tư nhân, của những người sản xuất hàng hóa nhỏ và hoạt động như các tổ chức sản xuất – kinh doanh hỗn hợp. V.I.Lênin coi hợp tác xã của những công nhân văn minh là hợp tác xã XHCN (ở nước ta chưa có loại hình hợp tác xã này), còn hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ vẫn tôn trọng sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là chủ nghĩa tư bản nhà nước, là một loại hình kinh tế hỗn hợp.
Với cách tiếp cận và xác định thành phần kinh tế như trên, thì các thành phần kinh tế là các bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất đều bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật. Giữa các thành phần kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với nhau. Các thành phần kinh tế đều vận động, phát triển trên nền tảng chung là các nguồn lực (đất đai, vùng biển, đảo, vùng trời và các tài nguyên gắn với chúng; ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác mà Nhà nước huy động được, các quỹ dự trữ; các nguồn lực trí tuệ…) thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước được Nhân dân ủy quyền đại diện chủ sở hữu, quản lý, sử dụng hiệu quả vì mục tiêu phát triển đất nước. Muốn sử dụng các nguồn lực chung đó các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phải thông qua đấu giá công khai, minh bạch, hoặc thông qua các hợp đồng kinh tế với Nhà nước theo cơ chế thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng được sử dụng các cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội do Nhà nước sử dụng nguồn lực chung thuộc sở hữu toàn dân, xây dựng để phục vụ chung cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được sử dụng thị trường chung, đồng tiền chung, các dịch vụ công… của Nhà nước. Nhà nước tạo lập môi trường bình đẳng, minh bạch, thông thoáng, theo cơ chế thị trường để các thành phần kinh tế cùng huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của xã hội vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Và vì vậy, mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế không chỉ mang lại lợi ích cho các chủ sở hữu của mình, mà còn phải đóng góp vào lợi ích chung của đất nước và thực hiện trách nhiệm xã hội. Việc tiếp cận và xác định các thành phần kinh tế như trên cũng cho thấy vị trí, vai trò các thành phần kinh tế là tương đương nhau; nhưng thành phần kinh tế công với các DNNN “tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần khác không đầu tư”[11] , thì thành phần kinh tế công giữ vị trí, vai trò then chốt trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. DNNN phải vươn lên để có hiệu quả sản xuất – kinh doanh tương xứng với lượng vốn và các nguồn lực khác mà các DNNN đang nắm giữ; DNNN phấn đấu đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ mới, phấn đấu đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất.
Trong nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên CNXH thì sự tồn tại, phát triển của nhiều chế độ sở hữu, nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan. Các thành phần kinh tế, các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân đều có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách, nguồn lực của Nhà nước để định hướng, điều tiết nền kinh tế… Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân, được Nhân dân ủy quyền, thay mặt Nhân dân quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, mọi tài sản thuộc sở hữu toàn dân tạo các điều kiện nền tảng, định hướng, dẫn dắt, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển theo mục tiêu chung là phát triển kinh tế – xã hội đất nước nhanh, bền vững, toàn diện, sáng tạo, bao trùm, để đất nước vững bước đi lên CNXH. Với vai trò “nhạc trưởng”, “bà đỡ” như vậy, Nhà nước giữ vị trí, vai trò quyết định, vai trò chủ đạo trong hệ thống kinh tế quốc dân, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên CNXH có nhiều chế độ sở hữu, nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Mỗi thành phần kinh tế có vị trí, vai trò quan trọng khác nhau, trong đó thành phần kinh tế công giữ vị trí, vai trò then chốt, thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế công cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế có tính tự chủ cao. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế cùng hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, bình đẳng trước pháp luật, cùng nhau huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước với mục tiêu chung “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
C.Mác đã viết: “… chúng ta đau khổ không những vì sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà còn đau khổ vì nó phát triển chưa đầy đủ…”[12] bởi vì khi chủ nghĩa tư bản phát triển chưa đầy đủ thì còn những tàn dư của những phương thức sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu, chúng gây ra nhiều tai họa hơn.
V.I.Lênin cũng so sánh: “chủ nghĩa tư bản là xấu so với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản lại là tốt so với thời trung cổ, với nền tiểu sản xuất, với chủ nghĩa quan liêu do tình trạng phân tán của những người sản xuất tạo nên. Vì chúng ta chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp nền tiểu sản xuất lên chủ nghĩa xã hội, bởi vậy trong một mứcđộ nào đó, chủ nghĩa tư bản là không thể tránh khỏi, nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi; bởi vậy phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa người tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên” [13].
V.I.Lênin nhấn mạnh: có thể sử dụng chủ nghĩa tư bản tư nhân (chứ đừng nói gì chủ nghĩa tư bản nhà nước nữa) để xúc tiến chủ nghĩa xã hội, để đóng vai trò trợ thủ cho chủ nghĩa xã hội. Điều đó không có gì là ngược đời.
Hơn nữa, ở một nước tiểu nông, “hễ có trao đổi, thì sự phát triển của nền kinh tế nhỏ là một sự phát triển tiểu tư sản, một sự phát triển tư bản chủ nghĩa, đó là một chân lý không thể chối cãi được, một chân lý sơ đẳng của kinh tế chính trị học, đã được kinh nghiệm hàng ngày và sự quan sát của ngay cả những người bình thường xác nhận”[14].
“Hoặc giả tìm cách ngăn cấm, triệt để chặn đứng mọi sự phát triển của sự trao đổi tư nhân, không phải là quốc doanh, tức là của thương mại, tức là của chủ nghĩa tư bản, một sự phát triển không thể tránh được khi có hàng triệu người sản xuất nhỏ. Chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với đảng nào muốn áp dụng nó. Dại dột vì về phương diện kinh tế, chính sách ấy là không thể nào thực hiện được; tự sát, vì những đảng nào định thi hành một chính sách như thế, nhất định sẽ bị phá sản… Hoặc giả (chính sách cuối cùng có thể áp dụng được và duy nhất hợp lý) không tìm cách ngăn cấm hay chặn đứng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà tìm cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước”[15].
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 08:03
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024