Nếu không có nhà nước, không có pháp luật thì xã hội sẽ ra sao?

Nhà nước và pháp luật là hai khái niệm quen thuộc, gắn liền với nhận thức và ý thức của mỗi người. Chúng có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của con người và xã hội. Vậy nếu không có Nhà nước, không có xã pháp luật thì xã hội sẽ ra sao? Bài viết dưới đây sẽ phân tích, làm rõ vấn đề này.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Vai trò của Nhà nước và pháp luật:

1.1. Vai trò của Nhà nước:

– Nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình. Mỗi lãnh thổ, quốc gia đồi có Nhà nước của riêng mình.

– Từ xa xưa, khi Nhà nước chưa xuất hiện (thời kỳ đồ đá), trật tự xã hội của con người không được duy trì. Con người tranh giành, đấu đá nhau, khiến xã hội thời đó không duy trì thành một hệ thống nhất quán và ổn định. Chỉ đến cuối thời kỳ nguyên thủy, nhận thấy trật tự xã hội cần có một tổ chức đứng ra duy trì và sắp xếp bình ổn, Nhà nước mới được hình thành. Từ đó đến nay, trải qua bao nhiêu giai đoạn phát triển, thăng trầm của lịch sử: Từ phong kiến, tư bản đến xã hội chủ nghĩa, đều có Nhà nước. Trật tự xã hội, nề nếp lịch sử từ đó được hình thành dưới từng đặc trưng, loại hình Nhà nước riêng biệt. Mỗi loại hình Nhà nước ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau có trách nhiệm, nhiệm vụ riêng biệt trong việc duy trì và phát triển đời sống người dân. Đồng thời, từng mô hình Nhà nước trong các giai đoạn, thời kỳ nhất định của lịch sử, tạo nên sự phát triển của lịch sử nhân loại.

– Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định Nhà nước có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, dân tộc.

+ Thứ nhất, nó là tổ chức chịu trách nhiệm quản lý trật tự xã hội, sự bình ổn của một quốc gia, dân tộc. Nhà nước sẽ sử dụng sức mạnh, chế tài của mình để đưa ra những quy định và biện pháp quản lý trật tự xã hội. Theo đó, người dân phải tuân thủ và làm theo. Nếu không nghiêm túc tiến hành thực hiện, sẽ bị xử lý bằng sức mạnh của Nhà nước. Nhà nước được xem như một nguồn sức mạnh vô định, buộc con người phải thu vào khuôn khổ, để hình thành nên một xã hội khuôn phép. Vai trò quan trọng nhất của Nhà nước là quản lý đất nước, quản lý đời sống người dân.

+ Để thực hiện chức năng quản lý đất nước của mình, Nhà nước ban hành pháp luật. Pháp luật là sức mạnh của Nhà nước, là cơ sở để Nhà nước dựa vào nhằm chấn áp, quản lý hoạt động của người dân bằng sức mạnh pháp lý.

+ Nhà nước quản lý xã hội, hoạt động của người dân bằng các hoạt động cụ thể, mang tính duy trì sự tồn tại của Nhà nước, đó là đóng thuế. Hằng năm, với những lĩnh vực nhất định, người dân sẽ phải chịu trách nhiệm đóng thuế. Đóng thuế là hình thức mà Nhà nước quản lý đời sống của người dân, cũng như các hoạt động liên quan mà công dân trên lãnh thổ của mình đang thực hiện. Ví dụ, hàng năm, người dân Việt Nam sẽ phải đóng thuế đất. Thuế nhà đất là hình thức quản lý hoạt động sử dụng đất của người dân. Từ đó, Nhà nước sẽ đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời đối với các cá nhân vi phạm trong hoạt động này.

1.2. Vai trò của pháp luật:

– Pháp luật do Nhà nước ban hành. Nó là cơ chế pháp lý, thể hiện sức mạnh của Nhà nước. Mọi hoạt động trong đời sống của người đều phải duy trì và thực hiện dưới nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Nếu có cá nhân vi phạm các quy định, chế tài của pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

– Về nguyên tắc, pháp luật có những đặc trưng cơ bản sau đây:

+ Pháp luật có tính quyền lực nhà nước.

+ Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.

+ Pháp luật có tính hệ thống.

+ Pháp luật có tính xác định về hình thức.

Những quy định này về đặc trưng này giúp pháp luật thực hiện được các chức năng cơ bản nhất, là giúp Nhà nước quản lý và duy trì trật tự Nhà nước, trật tự xã hội của người dân.

– Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước. Nó là là công cụ bảo vệ nhà nước, bảo vệ sự an toàn cho các nhân viên nhà nước. Và hơn hết, nó thực hiện chức năng điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội.

2. Nếu không có nhà nước, không có pháp luật thì xã hội sẽ ra sao?

Nhà nước và pháp luật có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý đất nước, duy trì, điều tiết để cuộc sống của người dân ở mức ổn định. Nhà nước và pháp luật là những khái niệm hết sức quen thuộc đối với người dân, nó gắn chặt với đời sống, sự phát triển cá nhân cũng như kinh tế của công dân Việt Nam. Vậy nếu không có Nhà nước, không có pháp luật thì xã hội sẽ ra sao?

– Nhà nước ra đời để điều chỉnh trật tự xã hội, khi mà các mâu thuẫn giữa các cá thể trong xã hội ở mức gay gắt, không thể nào điều tiết nổi. Khi Nhà nước ra đời, mọi hoạt động của xã hội đều quay trở về sự khuôn khổ ban đầu. Các mối quan hệ phát sinh, điều tiết trong xã hội đều được điều hòa, đạt đến mức ổn định. Do đó, nếu không có Nhà nước, các mâu thuẫn trong xã hội sẽ đạt đến mức đỉnh điểm, không thể hóa giải. Khi xã hội rối loạn, đồng nghĩa với việc đời sống của con người bất ổn, quyền và lợi ích của con người sẽ không được đảm bảo thực hiện.

– Không có Nhà nước, không có pháp luật thì các hành vi vi phạm, gây ra những ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề cho người dân và xã hội sẽ không được kiểm soát. Những hành vi sai trái sẽ tiếp tục tiếp diễn, trong khi lợi ích hợp pháp của người dân không được bảo đảm bảo vệ.

– Một trong những hiện tượng tự nhiên của con người từ khi sơ khai là mâu thuẫn, tranh chấp. Mâu thuẫn, tranh chấp trong việc tranh giành lãnh thổ, lợi ích hợp pháp. Đôi khi, mâu thuẫn đó không được hòa giải và chạm đến đỉnh điểm, thì lợi ích của con người chắc chắn sẽ bị đe dọa. Nếu không có Nhà nước, không có pháp luật, thì bản tính tự nhiên của con người sẽ không được kìm hãm, những mâu thuẫn, tranh chấp không được giải quyết theo quy trình, trình tự khoa học, khuôn khổ, từ đó sẽ khiến rối loạn trật tự an toàn xã hội, đời sống của con người sẽ bị ảnh hưởng một cách nặng nề. Ví dụ: Bất kỳ lúc nào xảy ra mâu thuẫn, các cá nhân sử dụng bạo lực, đe dọa tính mạng của nhau. Khi mà lương tâm, đạo đức của con người bị lợi ích cá nhân hay thù hận che mắt, họ sẽ gây ra những hành vi tội lỗi, xâm phạm trực tiếp tính mạng, lợi ích sống của người khác. Nếu không có Nhà nước, pháp luật, thì xã hội sẽ vận hành theo nguyên tắc, ai mạnh thì sẽ thắng. Điều này gây ra những hệ lụy khủng khiếp cho sự phát triển bình đẳng của con người, cũng như sự phát triển chung của lịch sử nhân loại.

– Nhà nước, pháp luật là cơ sở nền tảng để con người có một cuộc sống an toàn, được tạo điều kiện phát triển một cách toàn diện nhất. Nếu không có Nhà nước cùng cơ chế đảm bảo sự vận hành của Nhà nước, thì mục đích sống, nền tảng môi trường sống an toàn mà con người hướng đến sẽ không được đảm bảo thực hiện.

– Không có Nhà nước, pháp luật, thì nền tảng xã hội công bằng, văn minh, phát triển toàn diện sẽ không được bảo đảm duy trì. Bởi mỗi cá nhân sinh ra đều có quyền sống, quyền được hưởng những giá trị căn bản, tốt đẹp nhất của cuộc đời. Nhà nước và pháp luật là đòn bẩy để các đặc quyền của con người được thực hiện. Tuy nhiên, nếu không có pháp luật và Nhà nước, sự công bằng giữa các cá thể trong xã hội sẽ không được đảm bảo duy trì. Bởi lẽ, khi đứng trước chế tài của Nhà nước, pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng như nhau: Họ bình đẳng về quyền lợi được hưởng, bình đẳng về trách nhiệm phải thực hiện đối với hành vi bất kỳ của bản thân.

Một xã hội bình đẳng, một cuộc sống ổn định, toàn diện cho con người chỉ có thể được đảm bảo thực hiện và duy trì nếu có Nhà nước và pháp luật. Nếu không có, mọi hy vọng, mong ước về thế giới sống mà các cá nhân đặt ra đều tan vỡ.