Cặp lực và phản lực trong định luật III niutơn?
A.Bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá
Bạn đang xem: Cặp lực và phản lực trong định luật III newton
B.Tác dụng vào hai vật khác nhau
C.Không bằng nhau về độ lớn
D.Tác dụng vào cùng một vật
Đáp án đúng B.
Cặp lực và phản lực trong định luật III niutơn là tác dụng vào hai vật khác nhau, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực, hai lực này là hai lực trực đối, một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
– Định luật I- Niu tơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
Quán tính: Là tính chất vật lý gắn liền với mọi vật chuyển động, nó có xu hướng bảo toàn vận tốc của vật cả về hướng và độ lớn.
– Biểu hiện của quán tính
Xem thêm : Mở thừa kế là gì? Quy định thời điểm và địa điểm mở thừa kế?
+ Xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên ta nói vật có “tính ì”
+ Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động ta nói vật chuyển động có “đà”.
Hệ quy chiếu quán tính
+ Là hệ quy chiếu gắn vào vật mốc đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
+ Trong hệ quy chiếu quán tính không có lực quán tính.
Hệ quy chiếu phi quán tính: Là hệ quy chiếu gắn vào vật mốc chuyển động có gia tốc.
Trong hệ quy chiếu phi quán tính xuất hiện lực quán tính
– Sự tương tác giữa các vật: Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực. Ta nói giữa 2 vật có sự tương tác.
– Định luật III Niu tơn: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.
– Lực và phản lực
Xem thêm : Trung bình 1 lít xăng xe máy đi được bao nhiêu km?
Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
Đặc điểm của lực và phản lực:
+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Trả lời: Cặp lực là hai lực tác động lẫn nhau giữa hai vật khác nhau. Khi một vật A tác động lên vật B bằng một lực, thì vật B cũng tác động lên vật A bằng một lực có cùng độ lớn nhưng hướng ngược lại.
Trả lời: Phản lực là lực đối xứng với cặp lực tác động giữa hai vật. Khi một vật tác động lên vật khác, phản lực là lực mà vật đó tác động lên vật đầu tiên theo cùng độ lớn nhưng hướng ngược lại.
Trả lời: Ví dụ về cặp lực và phản lực:
Trả lời: Cặp lực và phản lực là khái niệm quan trọng trong vật lý vì chúng giúp giải thích sự tương tác giữa các vật. Định luật Newton thứ ba mô tả rằng mọi tác động đều đi kèm với một phản tác động tương đương. Sự hiểu biết về cặp lực và phản lực giúp giải thích tại sao các vật thể chuyển động hoặc tương tác theo cách cụ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/02/2024 03:31
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…