Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Định nghĩa
Bạn đang xem: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là gì?
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí, tỉ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian để phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.
Ý nghĩa:
– Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế luôn là vấn đề then chốt, đóng vai trò quyết định đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thuật ngữ liên quan
Xem thêm : Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự
Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là một ngành hay một nhóm ngành kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế là một trong các loại cơ cấu kinh tế.
Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
– Phát huy các lợi thế so sánh để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển của quốc gia, địa phương, trên cơ sở đó tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phân bổ lại các nguồn lực từ các khu vực có năng suất cao hơn.
– Tạo ra khả năng sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn hơn, chất lượng cao hơn, đa dạng hóa về chủng loại đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
– Góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động.
– Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nâng cao khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ, tạo điều kiện ứng dụng các phương thức quản lí tiên tiến, hiện đại.
Các mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Xem thêm : Tin tức
(1) Mô hình Rostow
(2) Mô hình của Arthus Lewis
(3) Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển
(4) Mô hình hai khu vực của Harry.T.Oshima
Liên hệ thực tiễn
– Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là vấn đề mang tính qui luật đối với các nước trong quá trình phát triển.
– Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã được nhà kinh tế học người Đức E.Engel và nhà kinh tế học người Mỹ A.Fisher nghiên cứu từ những năm cuối thể kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Tài Chính)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp