Categories: Tổng hợp

Các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế

Published by

Có thể bạn quan tâm

Các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế

Các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế theo Điều 62 Luật Trẻ em 2016 gồm:

– Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa.

– Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em.

– Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ.

– Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.

2. Các hình thức chăm sóc thay thế với trẻ em

Các hình thức chăm sóc thay thế với trẻ em theo Điều 61 Luật Trẻ em 2016 gồm:

– Chăm sóc thay thế bởi người thân thích.

– Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích.

– Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi.

Việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

– Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.

3. Điều kiện chăm sóc thay thế với trẻ em

Điều kiện chăm sóc thay thế với trẻ em theo Điều 63 Luật Trẻ em 2016 như sau:

– Việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 60 Luật Trẻ em 2016 và đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Trẻ em 2016;

+ Việc cho, nhận chăm sóc thay thế đối với trẻ em còn cả cha và mẹ hoặc chỉ còn cha hoặc mẹ nhưng không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ, cha hoặc mẹ;

Trừ trường hợp trẻ em được áp dụng biện pháp can thiệp bảo vệ trẻ em theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 50, khoản 3 Điều 52 Luật Trẻ em 2016 hoặc khi cha, mẹ bị hạn chế quyền của cha, mẹ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

– Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

+ Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;

Không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;

+ Có chỗ ở và điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;

+ Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;

+ Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.

– Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân hỗ trợ về tinh thần và vật chất để trợ giúp chăm sóc thay thế cho trẻ em.

4. Trách nhiệm và quyền của người nhận chăm sóc thay thế với trẻ em

Trách nhiệm và quyền của người nhận chăm sóc thay thế với trẻ em theo Điều 64 Luật Trẻ em 2016 như sau:

– Người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm sau đây:

+ Bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống an toàn, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với điều kiện của người nhận chăm sóc thay thế;

+ Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình hình sức khỏe thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em sau 06 tháng kể từ ngày nhận chăm sóc thay thế và hằng năm; trường hợp có vấn đề đột xuất, phát sinh thì phải thông báo kịp thời.

– Người nhận chăm sóc thay thế có quyền sau đây:

+ Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe khi gặp khó khăn;

+ Được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và được nhận hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để thực hiện việc chăm sóc thay thế.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

This post was last modified on 01/04/2024 09:13

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

4 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

5 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

5 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

6 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

20 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

20 giờ ago