Categories: Tổng hợp

Thời gian chưng yến bao lâu thì ngon và không bị mất chất?

Published by

1/ Chưng yến trong bao nhiêu phút thì không bị mất chất

Thời gian chưng yến trong bao lâu không đơn giản chỉ là số phút chưng trên bếp. Một số bạn lần đầu chưng yến cứ đọc lướt số phút rồi về chưng ngay nhưng chưa hiểu rõ rằng thời gian chưng yến trong bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Loại yến sào sẽ chưng.
  • Thời gian ngâm yến trước khi chưng.
  • Những nguyên phụ liệu kèm theo.
  • Dụng cụ và cách thức chưng yến.

Nếu bạn đã ngâm yến đúng thời gian, không sử dụng bất kỳ nguyên phụ liệu nào khác và chưng cách thuỷ thì thời gian chưng yến là khoảng 30 phút thì chín, thơm ngon và không bị mất chất. Nếu có những nguyên phụ liệu lâu chín hơn, bạn có thể chưng nguyên phụ liệu trước khi cho yến sào vào, thời gian sẽ lâu hơn. Với những nguyên phụ liệu nhanh chín hơn, bạn sẽ cho vào nồi chưng sau khi đã chưng yến một khoảng thời gian nhất định.

(Ảnh: Thời gian chưng yến còn phụ thuộc vào phụ liệu và cách chưng)

Nếu bạn có sử dụng đường phèn, bạn có thể chưng yến khoảng 15 đến 20 phút rồi cho đường phèn vào. Bạn nên dã nhuyễn đường phèn để nhanh tan hơn. Việc cho đường phèn vào tô yến chưng sớm sẽ làm cho yến lâu chín hơn.

Trong những trường hợp gấp gáp, bạn không đủ thời gian để ngâm yến trước khi chưng thì thời gian chưng cũng sẽ lâu hơn để đảm bảo yến được chín và mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Thời gian chưng yến trong bao lâu là một con số định tính, phụ thuộc vào cảm quan và kinh nghiệm của người chưng yến, không phải trường hợp nào cũng giống nhau.

1.1/ Ngâm yến bao lâu thì chưng?

Trước khi tiến hành cho yến vào thố sứ và chưng, bạn cần phải có một bước ngâm yến nhằm giúp tổ yến sạch bớt tạp chất, lông (đối với yến thô) và mềm hơn, nở to ra ( đối với yến tinh chế). Thời gian ngâm yến sẽ tùy thuộc vào loại yến mà bạn dùng. Cụ thể như:

  • Đối với tổ yến thô già, chưa làm sạch: Ngâm khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ.
  • Đối với tổ yến già đã được làm sạch lông: Ngâm từ 20 – 30 phút.
  • Đối với tổ yến già nguyên tổ: Ngâm khoảng 60 phút.
  • Đối với yến tinh chế nên ngâm từ 10 – 30 phút rồi chế biến.
  • Đối với yến tươi: Loại này có độ ẩm nên khá mềm, chỉ cần ngâm khoảng 10-15 phút là có thể chưng được.

Nếu sử dụng tổ yến thô, bạn cần dự phòng khoảng thời gian nhặt lông yến. Khoảng thời gian này sẽ khá dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn của người thực hiện.

(Ảnh: Tùy theo mỗi loại yến mà sẽ có thời gian ngâm khác nhau)

1.2/ Yến chưng lâu có tốt không?

Chưng yến bao lâu là chuẩn? Yến chưng quá lâu có tốt không? là những thắc mắc của nhiều người lần đầu tiên sử dụng món ăn này. Câu trả lời cho bạn đó là: yến chưng trong thời gian lý tưởng nhất là từ 25-30 phút, trên nhiệt độ khoảng 70 độ. Bạn không nên chưng yến quá lâu với nhiệt độ cao sẽ làm mất một số chất dinh dưỡng có trong tổ yến và các phụ liệu. Một số hoạt chất dinh dưỡng trong tổ yến có tính dễ bay hơi.

Ngoài ra, bạn nên áp dụng phương pháp chưng cách thủy hoặc dùng nồi chưng yến chuyên dụng để chế biến món ăn. Không nên nấu yến trực tiếp ở nhiệt độ cao cũng sẽ làm mất dưỡng chất. Đối với phương pháp chưng yến cách thủy trên bếp gas, bếp từ, bạn cần trang bị thố sứ để chưng yến với loại có nắp đậy kín. Điều này giúp các chất dinh dưỡng trong tổ yến không bị bay mất khi bạn nấu.

1.3/ Ngâm yến lâu có bị mất chất không?

Tổ yến khi bạn xé nhuyễn cho vào tô để ngâm, dù ngâm trong bao lâu thì cũng sẽ không bị mất chất. Bởi dinh dưỡng của tổ yến đã nằm trọn vẹn trong tô yến ngâm chuẩn bị chưng. Khi bạn ngâm yến đủ lâu, tổ yến đã mềm và nở thì sẽ tiết kiệm được thời gian chưng, tiết kiện được lửa hoặc điện của bếp.

2/ Yến chưng để được bao lâu?

Vừa hoàn thành nồi yến chưng thật xuất sắc, thơm ngon và nhiều dinh dưỡng thì chúng ta lại phải chuẩn bị cho việc bảo quản. Đa số chúng ta sẽ chưng yến một lần và sử dụng cho nhiều ngày sau đó. Vậy chúng ta sẽ bảo quản như thế nào cho đúng, có nên sử dụng chất bảo quản không, yến đã chưng cất trong tủ lạnh sẽ để được bao lâu mà không bị hỏng. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

(Ảnh: Yến chưng cho vào lọ thuỷ tinh và bảo quản lạnh sẽ dùng được lâu hơn)

2.1/ Yến chưng để tủ lạnh được bao lâu?

Sau khi chưng yến xong, bạn có thể dùng liền nếu muốn ăn yến nóng. Nếu chưa dùng liền, thì thời gian tối đa là 8 tiếng ở nhiệt độ phòng. Đối với những ai thích thưởng thức món yến chưng lạnh có thể để vào ngăn mát tủ lạnh sau vài giờ. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian, bạn có thể chưng lượng lớn yến và cho vào hủ thủy tinh, bảo quản ngăn mát để dùng lâu dài.

Nếu bạn chưng yến đơn thuần với đường phèn, thì thời gian cất lạnh khoảng 7-10 ngày. Nếu chưng với các thành phần như: hạt sen, gừng, táo đỏ, kỷ tử,… thì tối đa không nên quá 7 ngày.

Xin lưu ý rằng yến chưng theo cách “nhà làm”, không sử dụng chất bảo quản thì sẽ nhanh bị hỏng. Những sản phẩm yến chưng sẵn được bán trên thị trường có thời hạn sử dụng là 30 ngày đều có sử dụng chất bảo quản, sẽ không tốt cho sức khoẻ.

2.2/ Cách bảo quản yến đã chưng

Để bảo quản yến đã chưng, bạn có thể bảo quản ngăn mát hoặc ngăn đông của tủ lạnh. Nếu bảo quản trong ngăn đông thì có thể dùng được trên 1 tháng. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên bạn không nên áp dụng cách này vì phần nào nó cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của yến sào. Nhìn chung, yến sào là sản phẩm đắt tiền, có giá trị cao. Bạn nên sử dụng ngay, không nên lưu giữ quá lâu để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Khi bảo quản yến chưng trong ngăn mát tủ lạnh, bạn cũng cần chú ý đến nhiệt độ ở ngăn chứa này. Khi có nhiều thực phẩm trong ngăn chứa, bạn cần tăng công suất làm lạnh để nhiệt độ được lạnh và ổn định, tốt nhất nên là 4 đến 6 độ C.

Với những ai muốn dùng yến nóng sau khi bảo quản lạnh thì bạn có thể hâm nóng bằng cách lấy một chén nước ấm và cho chai/ hũ yến chưng sẵn vào ngâm để hâm nóng từ từ. Không nên dùng lò vi sóng để hâm nóng yến.

Có thể bạn quan tâm: Những tác dụng thật sự của yến chưng đông trùng hạ thảo

3/ Cách sử dụng yến sào hiệu quả và tiết kiệm

Dù yến sào là một món ăn giàu dinh dưỡng, thế nhưng nếu bạn không biết cách sử dụng thì món ăn cũng không thể phát huy tối đa công hiệu của chúng với sức khỏe con người. Do đó không chỉ nắm được kiến thức chưng yến bao lâu? cách bảo quản yến như thế nào? Bạn còn phải biết được cách sử dụng yến sào sao cho hiệu quả và tiết kiệm.

Bạn nên dùng yến với một liều lượng vừa phải, không quá 3g/ ngày, và quan trọng nhất là dùng điều độ, thường xuyên khoảng 3-4 lần/ tuần. Không nên có tâm lý nôn nóng và muốn cải thiện sức khỏe thật nhanh mà dùng quá nhiều và liên tục. Điều này không những sẽ không mang hiệu quả cao nhất mà còn gây lãng phí không đáng. Thời gian dùng yến thích hợp nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ – đây là 2 thời điểm cơ thể dễ dàng hấp thu dinh dưỡng tối đa.

4/ Liều lượng dùng yến sào bao nhiêu thì hợp lý

Liều lượng sử dụng yến sào bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào từng đối tượng, thể trạng và nhu cầu khác nhau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, liều dùng hiệu quả và tiết kiệm được khuyến nghị như sau:

  • Người cao tuổi: Dùng khoảng 5 đến 10 gr yến tinh/lần, mỗi tuần 2 đến 3 lần.
  • Trẻ em trên 3 tuổi: Dùng 3 đến 5 gr yến tinh/lần, mỗi tuần sử dụng một lần đối với trẻ đang phát triển tốt và 2 lần đối với trẻ thấp còi, có dấu hiệu suy dinh dưỡng.
  • Phụ nữ mang thai: Đây là đối tượng đặc biệt không nên lạm dụng, chỉ nên sử dụng 5gr yến tinh/lần và mỗi tuần 1 đến 2 lần, chỉ nên sử dụng trong 6 tháng cuối thai kỳ.
  • Người trưởng thành đang ốm: Dùng khoảng 10 gr yến tinh/lần, cứ 2 ngày thì dùng 1 lần cho đến khi sức khoẻ được cải thiện thì giảm dần theo thể trạng.

Đối với những người đã dùng nhiều yến sào nhưng vẫn chưa có sức khoẻ tốt có thể là do cơ thể hấp thu kém. Để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, Hector khuyên bạn nên kết hợp chưng yến với đông trùng hạ thảo. 17 loại axit amin có trong đông trùng hạ thảo sẽ làm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn của người dùng, đặc biệt cần thiết đối với người cao tuổi.

Có thể bạn quan tâm: Chân yến có tốt không? Nên mua chân yến hay tổ yến?

This post was last modified on 23/03/2024 22:47

Published by

Bài đăng mới nhất

12 con giáp muốn gặp QUÝ NHÂN cực dễ, chỉ cần áp dụng đúng 1 CHIÊU này!

12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…

50 phút ago

Hãy dè chừng khi tiếp xúc với những con giáp là cao thủ tâm cơ này

Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…

1 giờ ago

Cách 12 con giáp trưởng thành sau khi va vấp, trải qua thất bại mới nếm mùi thành công

Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…

5 giờ ago

4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, đầu tư thất bại cuối tháng 11/2024

4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…

6 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 4 con giáp sự nghiệp rực rỡ nhất ngày 25/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 4 con giáp có sự nghiệp rực rỡ nhất…

8 giờ ago

Tử vi tuần mới của 12 con giáp từ 25/11 – 1/12/2024: Dần tỉnh táo, Thìn bứt phá

Tử vi tuần mới của 12 con giáp từ 25/11 – 01/12/2024: Dần thức tỉnh,…

21 giờ ago