Thời hạn chia tài sản sau ly hôn được pháp luật quy định như thế nào? Một trong những tranh chấp phổ biến khi ly hôn thường liên quan đến vấn đề tài sản. Nên vấn đề chia tài sản sau ly hôn luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người. Vậy có bắt buộc phải chia tài sản ngay sau khi ly hôn không và được quy định cụ thể như thế nào tại quy định của pháp luật?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì Tài sản chung của vợ chồng là:
Bạn đang xem: Thời hạn chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
– Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Hiện tại, pháp luật không có quy định bắt buộc phải đồng thời giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng với việc giải quyết ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng có thể tự thỏa thuận về phân chia tài sản chung thì không phải chịu án phí. Trong trường hợp vợ chồng không tự thỏa thuận, có tranh chấp xảy ra thì khi khởi kiện chia tài sản tranh chấp tại Tòa án thì sẽ phải nộp án phí và chịu giá ngạch đối với giá trị của tài sản tranh chấp.
Xem thêm : Bí quyết tính diện tích tam giác một cách hiệu quả và chuẩn xác
Như vậy, Pháp luật không có quy định về thời hạn bắt buộc phải phân chia tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn.
Theo đó, về vấn đề chia tài sản sẽ được phân chia theo quy định tại Điều 59, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể các nguyên tắc phân chia như sau:
Nguyên tắc chia đôi (Khoản 2, điều 59, luật hôn nhân gia đình) nhưng có tính đến các yếu tố sau:
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nguyên tắc chia đôi là mỗi bên được một nửa (1/2) giá trị tài sản của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, người thẩm phán sẽ xét đến các yếu tố khác như: Hoàn cảnh riêng của mỗi bên, công sức đóng góp, lỗi của các bên … nghĩa là không áp dụng một cách cứng nhắc việc chia đôi là 50:50 % giá trị tài sản mà có thể hiểu một cách linh hoạt hơn việc chia đôi có thể là: 40:60 hoặc 45:55 giá trị tài sản. Trên thực tế, trong những trường hợp đặc biệt chúng tôi đã thấy có thể chia tỷ lệ: 70/30 hoặc 80/20 vẫn được xem là hợp pháp và đúng luật.
+ Nguyên tắc chia tài sản chung bằng hiện vật (Không chia được bằng hiện vật mới chia bằng giá trị có thanh toán phần chênh lệch giá trị). Nguyên tắc này khá dễ hiểu, pháp luật ưu tiên chia bằng hiện vật trước, không chia được bằng hiện vật thì mới định giá thành tiền để chia, bên nhận hiện vật có giá trị thanh toán lại cho bên kia bằng số tiền chênh lệch.
+ Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người đó (trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung thì bên không nhận tài sản sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó).
Khi thực hiện việc khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
Thẩm quyền của Tòa án giải quyết khởi kiện yêu cầu chia tài sản sau ly hôn được Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết (Điều 35 BLTTDS 2015).
Trường hợp nếu tài sản có bất động sản thì việc chia tài sản sau khi ly hôn không có quan hệ tranh chấp hôn nhân và nuôi con chung nên thẩm quyền giải quyết là nơi có bất động sản tranh chấp.
Xem thêm: Luật chia tài sản khi ly hôn mới nhất như thế nào?
Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết -> Tòa án nơi nhận đơn sẽ tiến hành nhận đơn và thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án -> Tòa án xét xử sơ thẩm giải quyết vụ án ->Xét xử phúc thẩm (nếu có)
Giải quyết chia tài sản chung sau ly hôn tại cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu vụ án phức tạp thì có thể kéo dài hơn);
Giải quyết ly hôn tại cấp phúc thẩm: khoản từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo);
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Thời hạn chia tài sản sau ly hôn. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 15/04/2024 10:55
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024