Categories: Tổng hợp

Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Quy Định Về Bảo Lãnh Ngân Hàng Mới Nhất

Published by

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Bảo lãnh ngân hàng có đặc điểm gì? Có những loại bảo lãnh ngân hàng nào hay quy trình thủ tục bảo lãnh ngân hàng như thế nào… đang câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch kinh doanh hiện nay.

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết bảo lãnh ngân hàng là gì và những quy định mới nhất về bảo lãnh ngân hàng trong bài viết dưới đây của Xuất nhập khẩu Lê Ánh

I. Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì?

Bảo lãnh ngân hàng tiếng anh là gì?Bảo lãnh ngân hàng là gì

Bảo lãnh ngân hàng (tiếng anh là Bank guarantee) là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

Ví dụ: Trong trường hợp vay vốn làm ăn giữa các bên

Bảo lãnh ngân hàng được xem là một loại bảo đảm từ một ngân hàng (bên bảo lãnh) về việc đảm bảo trách nhiệm thanh toán của người đi vay (bên được bảo lãnh). Điều này có nghĩa là, nếu người đi vay không thể thanh toán hoặc thanh toán không đủ khoản nợ của mình, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cho người cho vay (bên nhận bảo lãnh) trong phạm vi số tiền được ghi rõ trong giấy bảo lãnh.

Trong thực tế có thể hiểu:

Về bản chất, bảo lãnh ngân hàng được hình thành từ những bất ổn trong giao dịch và sự không tin tưởng lẫn nhau giữa bên bán và bên mua. Khi hai bên giao dịch mong muốn đảm bảo quyền lợi của mình và ngăn cản các rủi ro thì bên thứ 3 cần thiết sẽ xuất hiện với vai trò bảo kê.

Bảo lãnh ngân hàng thường được ví như tấm giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh trả chậm, không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của doanh nghiệp nhận bảo lãnh mà các đối tác kinh doanh cũng sẽ có cơ sở để tin tưởng lẫn nhau hơn.

⇒ Bảo lãnh đã trở thành loại dịch vụ kinh doanh có nhiều tác động tích cực trong việc thúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao dịch kinh doanh không chỉ ở trong lĩnh vực tín dụng mà cả trong dự thầu, bảo đảm chất lượng sản phẩm, thực hiện hợp đồng, …

Đối tượng được bảo lãnh ngân hàng

  • Các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp tại thị trường Việt Nam.
  • Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật của các tổ chức tín dụng.
  • Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện được quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự.
  • Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu vào các dự án đầu tư tại thị trường Việt Nam

Thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Thư bảo lãnh ngân hàng là chỉ cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho đơn vị kinh doanh trong thời gian có giới hạn, khi đơn vị này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 (bên bán hàng).

Xem chi tiết: Thông tư 07/2015/TT-HNNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng

II. Đặc Điểm Của Bảo Lãnh Ngân Hàng

– Là một giao dịch thương mại (hay hành vi thương mại) đặc thù.

– Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do chủ thể đặc biệt là tổ chức tín dụng (trong đó chủ yếu là các ngân hàng ) thực hiện.

– Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh (giống như bất kỳ người bảo lãnh nào trong bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự) mà còn có thêm tư cách của một nhà kinh doanh ngân hàng.

– Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả tạo lập hai hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Hai hợp đồng này tuy có mối quan hệ nhân quả với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau nhưng vẫn độc lập với nhau về cả phương diện chủ thể cũng như phương diện quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.

– Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà là một giao dịch kép.

– Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ. Tính chất chứng từ của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ, khi tổ chức tín dụng phát hành cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) cũng như khi người nhận bảo lãnh thực hiện quyền yêu cầu hay khi tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh, các chủ thể này đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản.

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu OnlineTương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia Xuất Nhập Khẩu Trên 15 Năm Kinh Nghiệm

III. Các Loại Bảo Lãnh Ngân Hàng

Phân loại theo phương thức phát hành Phân loại theo hình thức sử dụng Phân loại theo mục đích sử dụng Các loại bảo lãnh khác

Bảo lãnh trực tiếp

Bảo lãnh gián tiếp

Bảo lãnh được xác nhận

Đồng bảo lãnh

Bảo lãnh có điều kiện

Bảo lãnh vô điều kiện

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh thanh toán

Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn)

Bảo lãnh dự thầu

Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước

Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng

Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn

Thư tín dụng dự phòng (L/C)

Bảo lãnh thuế quan

Bảo lãnh hối phiếu

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

IV. Quy Trình Thủ Tục Bảo Lãnh Ngân Hàng

Quy trình bảo lãnh ngân hàng gồm 6 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Khách hàng ký kết Hợp đồng với phía Đối tác theo yêu cầu: thanh toán, xây dựng, dự thầu… Phía đối tác yêu cầu cần có bảo lãnh Ngân hàng.

Bước 2: Khách hàng sẽ lập hồ sơ và gửi đề nghị bảo lãnh cho ngân hàng. Thủ tục hồ sơ bảo lãnh ngân hàng bao gồm:

  • Giấy đề nghị bảo lãnh
  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ mục đích
  • Hồ sơ tài chính kinh doanh
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo.

Bước 3: Phía ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định các nội dung như: tính hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của khách hàng, hình thức bảo đảm; đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.

Nếu được thông qua, ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.

Bước 4: Ngân hàng sẽ thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Trong thư sẽ có các quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh.

Bước 5: Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh nếu phát sinh xảy ra.

Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình với phía ngân hàng như: trả nợ gốc, lãi, phí.

Nếu bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, phía ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của phía được bảo lãnh.

Các biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện… sẽ được ngân hàng áp dụng.

Bảo lãnh ngân hàng

V. Cách Tính Phí Bảo Lãnh Ngân Hàng

Phí bảo lãnh ngân hàng được tính theo công thức chung sau:

Phí bảo lãnh = (Giá trị bảo lãnh + Mức phí bảo lãnh + Thời gian bảo lãnh)/360

Lưu ý:

  • Khách hàng tham gia bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng. Mức phí do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trong trường hợp mức phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì tổ chức tín dụng/ ngân hàng được thu mức phí tối thiểu là 300.000 đồng.
  • Khách hàng nếu chậm thanh toán phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng/ ngân hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất các khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp vay vốn hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà tổ chức tín dụng đó đang thực hiện đối với số phí trả chậm của các loại bảo lãnh khác kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời gian chậm thanh toán số phí này. Thông thường các ngân hàng sẽ sử dụng công thức:

Công thức tính phí bảo lãnh ngân hàng:

Phí Bảo lãnh = Giá trị bảo lãnh x Mức phí (%/tháng) x Số ngày tính phí/30

Trong đó:

– Giá trị bảo lãnh là số tiền bảo lãnh tối đa ghi trên Cam kết Bảo lãnh.

– Mức phí được tính theo tỷ lệ %/tháng (một tháng là 30 ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ), tuỳ loại tài sản bảo đảm.

– Số ngày tính phí: tính từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh hoặc ngày cam kết bảo lãnh có hiệu lực (tùy ngày nào phát sinh trước) đến ngày hết hiệu lực của bảo lãnh, được ghi trên thư phát hành bảo lãnh.

Công thức:

Số ngày tính phí = Ngày hết hiệu lực – Ngày phát hành (hoặc ngày có hiệu lực tùy ngày nào đến trước) + 1

Chú ý: Đối với TP bank

Nguyên tắc tính tròn tháng: Thời gian thực tế <= 15 ngày thì làm tròn giảm, >15 ngày thì làm tròn tăng (Thời gian tối thiểu để tính phí là 1 tháng), cơ sở tính tháng = 30 ngày.

VD: 10 ngày = 1 tháng; 1 tháng 15 ngày = 1 tháng; 1 tháng 16 ngày = 2 tháng

#Đối với khoản bảo lãnh được đảm bảo nhiều tài sản bảo đảm (TSBĐ) khác nhau; mức phí tối thiểu cho khoản bảo lãnh được áp dụng như sau:

Phí thu từ TSBĐ thứ 1: a

Phí thu từ TSBĐ thứ 2: b

– TH1: a < Mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 1 và b < Mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 2; tổng (a + b) < Mức phí tối thiểu lớn hơn của một trong các TSBĐ: Áp dụng theo mức phí tối thiểu lớn hơn;

– TH2: a < mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 1; b < mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 2; tổng (a + b) > mức phí tối thiểu lớn hơn của 1 trong các TSBĐ: Áp dụng mức phí thu: tổng (a+b);

– TH3: a < mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 1; b > mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 2; tổng (a + b) < mức phí tối thiểu lớn hơn của 1 trong các loại TSBĐ: Áp dụng theo mức phí tối thiểu lớn hơn;

– TH4: a < mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 1; b > mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 2; tổng (a + b) > mức phí tối thiểu lớn hơn của 1 trong 2 loại TSBĐ: Áp dụng mức phí thu: tổng (a + b);

– TH5: a > mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 1; b > mức phí tính tối thiểu áp dụng theo TSBĐ thứ 2: Áp dụng mức phí thu: tổng (a + b).

Đối với Bảo lãnh không xác định thời hạn: Tính và thu phí 1 tháng/lần, thu lần đầu ngay khi phát hành bảo lãnh.

Trên đây là khái niệm bảo lãnh ngân hàng là gì và toàn bộ kiến thức liên quan đến bảo lãnh ngân hàng. Hy vọng những chia sẻ của Xuất nhập khẩu Lê Ánh trong bài viết hữu ích với bạn!

Tham khảo thêm:

  • Thanh toán T/T là gì? Quy trình làm thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T
  • Kỳ phiếu trong thanh toán quốc tế
  • Những Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế
  • Đàm phán về Thời hạn thanh toán trong hợp đồng ngoại thương

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu, và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu: 0904848855/0966199878

This post was last modified on 01/02/2024 17:15

Published by

Bài đăng mới nhất

Thần TÀI ban LỘC chớp nhoáng: 4 con giáp GIÀU nhanh cuối năm 2024, sang 2025 tiếp tục bùng NỔ

Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…

2 giờ ago

Top 4 con giáp thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty riêng

Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…

3 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công rực rỡ?

Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?

8 giờ ago

Thần tài mở kho lương: 4 tuần tới mọi mong muốn thành hiện thực, 4 con giáp thăng hạng GIÀU bất thình lình

Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…

8 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp dễ đạt thành công ngày 19/11/2024, thành tích dồi dào

Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…

9 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông ĐỊA, tha hồ ăn lộc

Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may

23 giờ ago