I. Tổng quan Qua kết quả điều tra sức khỏe của tổ chức International Health Interwier Survey, tại Mỹ mỗi năm có khoảng 4,5 triệu ngƣời bị ảnh hƣởng dài ngày của táo bón và các đối tượng thường gặp là trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi. Tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh này là 26% đối với nam và 34% đối với nữ; 25% trẻ khám tiêu hóa nhi do táo bón. Theo điều tra gần đây của Vietnam Health Monitor, có đến 28,7% dân số Việt Nam bị táo bón trong vòng 12 tháng. Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hƣng, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho rằng táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Với sự phát triển của Y học hiện nay, bệnh lý táo bón có nhiều phương pháp để điều trị. Thuốc bơm hậu môn ( hay còn gọi là thụt hậu môn trị táo bón) được coi là phương pháp giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng táo bón nặng, kéo dài. Đây được xem là phương án cuối cùng trong việc điều trị táo bón khi phương pháp khác không đạt được kết quả. Vậy táo bón là gì? Và phương pháp điều trị táo bón bằng thuốc bơm hậu môn được sử dụng ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu!
1. Tìm hiểu bệnh táo bón – Trong những năm gần đây, táo bón là một bệnh lý phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đối tượng xã hội. Mặc dù được coi là lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng táo bón ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại, coi đây là bệnh lý khó nói, quá trình điều trị đòi hỏi phải kiên trì nên táo bón ít được chữa trị triệt để. Táo bón (hay bón) được định nghĩa là tình trạng đi cầu ít hơn hoặc bằng 3 lần trong một tuần. Khi đi cầu, phân có thể khô và cứng hơn bình thường, đôi khi gây đau trong lúc đi.
Bạn đang xem: Hướng dẫn sử dụng thuốc bơm hậu môn
2. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh táo bón là gì? – Đi cầu ít hơn 3 lần/ tuần. – Phân cứng, khô hoặc rời rạc thành từng cục. – Gặp khó khăn khi đi đại tiện. – Có cảm giác chưa tống hết phân ra ngoài. – Cần có biện pháp hỗ trợ để đi cầu được như dùng tay. – Đau hoặc cảm giác quặn bụng. – Cảm giác đầy hơi. – Chảy máu trực tràng trong và sau khi đại tiện. – Cảm giác ăn không ngon miệng, không muốn ăn.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón Có 2 nguyên nhân chính gây nên tình trạng táo bón: 3.1. Táo bón cơ năng – Do chế độ ăn uống và sinh hoạt: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng táo bón hiện nay. – Không uống đủ nước(làm phân khô cứng). – Thiếu chất xơ, ít ăn rau, ăn nhiều chất dầu mỡ cay nóng. – Dùng sữa công thức không phù hợp. – Uống nhiều cà phê, trà hoặc rượu (những chất này có tác dụng lợi tiểu, làm người bệnh đi tiểu nhiều dẫn đến mất nước tương đối, gây ra sự tăng hấp thụ nước từ ruột và điều này làm phân cứng hơn và gây ra táo bón). – Tâm lý – Do đi phân khó làm ngại đi tiêu. – Do tính chất công việc nên cố nhịn, bỏ qua cảm giác đi tiêu, nhịn tiêu. Nếu điều này xảy ra kéo dài, sau một thời gian, ngƣời bệnh có thể mất cảm giác muốn đi tiêu và gây ra táo bón. – Do sợ dơ, sợ tollet (ngại cảm giác nhà vệ sinh nơi công cộng). – Ít vận động, không tập thể dục.
3.2. Táo bón thực thể – Bệnh bẩm sinh – Hẹp thiểu sản lòng ruột. – Không lỗ hậu môn. – Hẹp hậu môn. – Chấn thương – Xướt hậu môn, nhọt hậu môn. – Dò hậu môn. – Tác dụng phụ của việc dùng thuốc – Đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc tê hoặc thuốc về huyết áp sẽ đều dễ gây nên tình trạng táo bón.
4. Những ai sẽ có nguy cơ cao bị bệnh táo bón? – Là phụ nữ, đặc biệt là khi đang mang thai hoặc sau sinh. – Là người cao tuổi. – Trẻ nhỏ – Ăn chế độ ăn ít hoặc không có chất xơ. – Dùng một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng gây ra tác dụng phụ.
5. Giải pháp cho ngƣời bị táo bón – Thay đổi chế độ ăn uống – Vận động tập thể dục thường xuyên – Cải thiện thói quen đi vệ sinh – Dùng thuốc hỗ trợ.
6. Các nhóm thuốc nhuận tràng trong điều trị táo bón – Thuốc nhuận tràng tạo khối. – Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Sorbitol, Macrogol( Fortrans, Forlax), Lactulose( Duphalac), Glycerin(rectiofar ,Microclismi), Muối nhuận tràng(Fleet Enema). – Thuốc nhuận tràng kích thích: Bisacodyl. – Thuốc nhuận tràng làm mềm. – Thuốc nhuận tràng làm trơn.
Xem thêm : Giao xe cho người không đủ điều kiện lái bị xử lý thế nào?
II. NHỮNG THUỐC BƠM HẬU MÔN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BỆNH VIỆN 1. Dung dịch thụt trực tràng Fleet Enema – Thành phần: Fleet enema là thuốc trị táo bón cấp ở dạng thụt hậu môn, thuốc có chứa Dibasic natri phosphate và Monobasic natri phosphate. Sử dụng thuốc có thể làm giảm táo bón, giảm áp lực lên hậu môn và trực tràng. Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng nhằm làm sạch ruột trước khi nội soi đại tràng sigma.
2. Thuốc rectiofar 3ml và 5ml- Thuốc Microclismi – Thành phần: 1. Thuốc rectiofar – Thuốc Rectiofar có thành phần chính là Glycerin với hàm lượng 59.53g. Glycerin có tác dụng làm mềm phân và giữ ẩm niêm mạc, từ đó giúp phân giảm độ khô cứng và dễ dàng đào thải ra bên ngoài.
2. Thuốc microclismi – Glycerol hàm lượng 2,25g: Tác dụng của Glycerol là hoạt chất thuộc nhóm thuốc nhuận tràng có khả năng loại nước bằng thẩm thấu nhờ khả năng hút ẩm và làm trơn khiến cho nƣớc thẩm thấu từ các khoang ngoài mạch vào trong huyết tương. – Dịch chiết Camomile với hàm lƣợng 0.1g; Dịch chiết Camomile là hoạt chất màu nâu được chiết từ thảo mộc cúc La Mã. – Dịch chiết Mallow hàm lượng 0,1g; Dịch chiết Mallow là hoạt chất được chiết xuất từ cây hoa cẩm quỳ có tác dụng trong điều trị táo bón do có hàm lượng chất xơ và chất nhầy cao giúp phòng ngừa và điều trị táo bón hiệu quả.
3. Thuốc rectiofar – Thực hiện bơm thuốc vào trực tràng với liều ngày 2 ống và chia ra từ 1-2 lần/ngày tùy vào từng cá thể – Đối với người lớn: Sử dụng Rectiofar loại 5ml – Đối với trẻ em: Sử dụng Rectiofar 3 ml
4. Thuốc Microclismi – Dùng qua trực tràng, 1-2 tuýp thụt trong vòng 24 giờ. Không dùng quá 2 tuýp mỗi lần điều trị và không dùng quá liều chỉ định. Liều dùng có thể điều chỉnh theo tuổi và triệu chứng. – Chống chỉ định: – Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc. – Không dùng thuốc nhuận tràng cho những bệnh nhân bị đau bụng cấp không rõ nguyên nhân, buồn nôn, ói mửa, tắc ruột, hẹp ruột. – Bệnh nhân bị chảy máu trực tràng không rõ nguyên nhân, bệnh nhân bị mất nƣớc tiến triển. – Không dùng dung dịch thụt rửa cho những bệnh nhân bị trĩ cấp, đau và có chảy máu – Tác dụng phụ: – Có thể gây kích ứng tại chỗ khi dùng đƣờng trực tràng. – Tác dụng phụ chủ yếu là do tác dụng gây mất nước của glycerol bao gồm mệt mỏi, cáu kỉnh, giảm khả năng tập trung. – Làm mất phản xạ đi ngoài. – Làm mất kali, mất trương lực ruột. – Thận trọng khi dùng thuốc – Bị đau bụng, buồn nôn, nôn ói hoặc xuất huyết trực tràng. – Bệnh nhân bị liệt ruột. – Đang sử dụng bất kì một loại thuốc nhuận tràng nào khác – Bảo quản – Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C.
III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC BƠM HẬU MÔN 1. Đối với trẻ em và người lớn
Xem thêm : Cây tầm gửi: Đặc điểm, tác dụng chữa bệnh và lưu ý khi dùng
Bước 1: Thuốc bơm hậu môn có 2 tư thế để thực hiện – Tư thế 1: Với vị trí nghiêng bên trái: Để người nằm nghiêng bên trái, đầu gối quỳ, 2 tay để thoải mái.
Bước 2: Mang bao tay, Vặn bỏ nắp thuốc trước khi thụt tháo.
Bước 3: – Với một lực đều, nhẹ nhàng đưa đầu ống thụt vào trong trực tràng và đẩy vào từ từ, đầu ống hướng vào giữa trực tràng. – Tuyệt đối không đẩy mạnh đầu ống vào trực tràng do có thể gây tổn thương trực tràng. – Bóp mạnh cho đến khi toàn bộ dung dịch trong tuýp đã vào hết bên trong.
IV. NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC BƠM HẬU MÔN – Thận trọng khi dùng thuốc cho người bị liệt ruột, đang nôn ói, đau bụng, buồn nôn và xuất huyết trực tràng không rõ nguyên nhân. – Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng đồng thời với các loại thuốc nhuận tràng khác để tránh nguy cơ tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng. – Người cao tuổi, mắc bệnh về gan, thận, tim, tiểu đường và lú lẫn nên cân nhắc trước khi dùng thuốc bơm trị táo bón. – Thuốc bơm trị táo bón có thể gây ra một số tác dụng phụ như giảm kali, mất trương lực ruột, mất phản xạ khi đại tiện và phụ thuộc vào thuốc. – Ngoài ra dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây nhiễm toan máu, tăng natri, phosphate và giảm canxi huyết. Do đó chỉ nên dùng thuốc trong vòng 7 ngày. – Không sử dụng phối hợp với các loại thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc có ảnh hưởng đến nồng độ điện giải. – Không dùng thuốc cho trẻ dƣới 2 tuổi – trừ khi có yêu cầu của bác sĩ. – Thuốc bơm trị táo bón là giải pháp tạm thời. Do đó bạn nên phối hợp với các phƣơng pháp khác như uống nhiều nước, tập thể dục, massage bụng, ăn nhiều rau xanh và chất xơ để điều táo bón dứt điểm. – Với trẻ dưới 2 tuổi, bạn có thể thụt hậu môn bằng tinh dầu tự nhiên hoặc đọt mồng tơi để tránh các tác dụng không mong muốn. – Thận trọng khi dùng thuốc bơm trị táo bón với NSAID (thuốc chống viêm) vì có nguy cơ gây viêm loét đại tràng.
Tài liệu tham khảo 1. Dược lâm sàng – Sử dụng thuốc nhuận tràng hiệu quả an toàn hợp lý – Sở y tế Komtum. 2. Dược Thư Quốc Gia Việt Nam- Bộ Y Tế-2017 3. Dược lý- Trường Đại học Kỹ Thuật Y-Dược Đà Nẵng. 4. MIMS pharmacy Việt Nam 2019/2020.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 18/02/2024 14:23
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…