Categories: Tổng hợp

9 thuốc hạ sốt cho trẻ em tốt nhất đầy đủ các dạng sử dụng

Published by

Theo chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, khi trẻ bị sốt từ 39 độ trở lên, bố mẹ phải dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em càng sớm càng tốt. Vậy thuốc hạ sốt cho trẻ em là gì? Loại thuốc nào tốt nhất cho trẻ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Tổng quan về thuốc hạ sốt ở trẻ em

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các tác nhân xâm nhập; nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai,… Cơn sốt có thể khiến trẻ bị tăng nhịp tim, nhịp thở và huyết áp, trẻ trở nên cáu kỉnh hơn hoặc ủ rũ, mệt mỏi. Lúc này, việc hạ sốt cho trẻ giúp ngăn ngừa biến chứng xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Thông thường, những cơn sốt ở trẻ em ở mức độ vừa và nhẹ, trẻ sẽ được hạ sốt bằng các phương pháp không dùng thuốc, như: lau người, chườm ấm, mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước,… Tuy nhiên, khi trẻ sốt cao, nguy hiểm, trẻ cần được dùng thuốc hạ sốt để giảm nhiệt độ cơ thể xuống mức bình thường và giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Loại thuốc và lượng thuốc thường được bác sĩ chỉ định dựa theo độ tuổi, cân nặng, thể trạng, tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của cơn sốt, nguyên nhân gây sốt. Vì vậy, trước khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ theo các chỉ định bác sĩ đưa ra. (1)

Các loại thuốc tốt nhất để hạ sốt cho trẻ

Hiện nay, paracetamol và ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt, giảm đau cho trẻ em được nhiều người lựa chọn.

1. Paracetamol

Tại Việt Nam, paracetamol (Acetaminophen) là loại thuốc giảm đau hạ sốt thường được sử dụng cho trẻ em. Khi trẻ sốt, bố mẹ cho thể cho trẻ uống liều từ 10-15mg/kg cân nặng của trẻ. Mỗi lần dùng cách nhau 4-6 giờ, riêng trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa 2 liều dùng nên tối thiểu 8 giờ.

2. Ibuprofen

Ibuprofen là loại thuốc hạ sốt cho trẻ em thường được sử dụng tại các nước phương Tây. Thuốc có dược tính mạnh và hiệu quả kéo dài hơn Paracetamol. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định với các trường hợp sốt do sốt xuất huyết, trẻ dưới 6 tháng tuổi, mắc bệnh hen suyễn, viêm loét dạ dày, viêm phế quản co thắt, xuất huyết, có các vấn đề về tim mạch, gan, thận. Vì vậy, tại nước ta, Ibuprofen ít được chỉ định để hạ sốt cho trẻ bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và cần xác định nguyên nhân chính xác trước khi dùng.

Paracetamol và ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt, giảm đau thường dùng cho trẻ.

Các dạng thuốc giảm sốt ở bé phổ biến

Thuốc hạ sốt giảm đau cho trẻ có thể được điều chế thành nhiều dạng khác nhau nhằm giúp việc dùng thuốc cho trẻ trở nên dễ dàng hơn (2). Nhìn chung, chúng thường sẽ được điều chế thành 3 dạng chính:

1. Dạng gói bột

Những loại thuốc hạ sốt ở dạng gói bột, thuốc thường sẽ có mùi thơm của trái cây như cam, chanh,… và có vị ngọt ngọt sẽ giúp loại bỏ tâm lý sợ uống thuốc do đắng của trẻ. Khi sử dụng, mẹ chỉ cần pha gói thuốc với nước sôi rồi để nguội cho bé uống. Thuốc sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ và đi vào máu chỉ sau 15-30 phút.

2. Dạng siro

Thuốc hạ sốt có trẻ em ở dạng siro có vị ngọt, và mùi hương hấp dẫn giúp trẻ dễ uống thuốc hơn. Thuốc có tác dụng tương tự như ở dạng bột nhưng phụ huynh có thể cho trẻ dùng thuốc trực tiếp mà không cần pha thêm với nước.

3. Dạng viên đạn

Thuốc hạ sốt ở dạng viên đạn được sử dụng khi trẻ sốt cao, nôn mửa nhiều, xuất hiện cơn co giật hoặc khi trẻ quá mệt, không thể tự uống thuốc được. Thuốc đưa vào cơ thể bé qua đường hậu môn, thường sẽ có tác dụng chậm hơn các loại thuốc khác khoảng 15-20 phút.

9 thuốc hạ sốt cho trẻ em tốt nhất

Dưới đây là 9 thuốc hạ sốt giảm đau thường được sử dụng cho trẻ em mà bố mẹ nên biết:

1. Paracetamol

Paracetamol (acetaminophen) là loại thuốc giảm đau hạ sốt thường được dùng cho trẻ. Thuốc được điều chế thành 3 dạng: viên nén, siro và loại nhỏ giọt. Thuốc không chỉ có tác dụng hạ sốt nhanh chóng mà còn có khả năng kháng viêm. Hơn nữa, paracetamol được đánh giá là an toàn, ít gây tác dụng phụ nên thường được dùng khi trẻ sốt do mọc răng, sốt phát ban hoặc sốt do virus. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc có thể gây tác dụng phụ như ngứa, táo bón, buồn nôn, đau đầu, kích động, vàng da hoặc nước tiểu sẫm màu.

2. Efferalgan

Efferalgan có thành phần chính là paracetamol với một số tá dược khác, được điều chế thành 3 dạng: viên sủi, bọt sủi bọt và viên đặt hậu môn. Thuốc có công dụng hạ sốt, giảm đau đầu, nhức mỏi cơ, đau răng, điều trị cảm cúm…

Lưu ý, thuốc chống chỉ định với người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay mắc bệnh gan, viêm trực tràng.

Với thành phần chính là paracetamol, Efferalgan 500mg có tác dụng hạ sốt nhanh chóng.

3. Panadol

Panadol cũng là một loại thuốc hạ sốt có thành phần chính là Paracetamol. Khi sử dụng, thuốc sẽ tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi, từ đó giúp giãn mạch, tăng lưu lượng máu ngoại biên, giúp hạ thân nhiệt cho trẻ.

Panadol ít gây tác động đến tim mạch và hệ hô hấp của trẻ, đồng thời, nó không gây mất cân bằng acid và không gây kích ứng, chảy máu dạ dày.

4. Hapacol 150 Flu

Hapacol 150 Flu là loại thuốc hạ sốt, giảm đau cho trẻ ở dạng sủi bọt với thành phần chính là paracetamol và một số tá dược khác. Thuốc thường được chỉ định khi trẻ bị đau đầu, sốt do cảm cúm, mọc răng,…và chống chỉ định với trẻ bị thiếu máu hoặc suy giảm chức năng gan, thận.

Trong một số trường hợp, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: phát ban, buồn nôn, nôn, gây ảnh hưởng đến thận (thường chỉ xảy ra khi trẻ dùng thuốc trong một khoảng thời gian dài), thiếu máu, dị ứng, giảm bạch cầu trung tính,…

5. Thuốc hạ sốt Brufen

Brufen có thành phần chính là ibuprofen và một số tá dược khác, thường được sử dụng để hạ sốt cho trẻ, giảm đau đầu, đau răng, đau nhức xương khớp,… Thuốc chống chỉ định với các trường hợp trẻ bị mẫn cảm với thành phần của thuốc, bị mất nước nghiêm trọng, suy gan, suy thận, suy tim, và có tiền sử loét đường tiêu hóa, xuất huyết dạ dày.

6. Falgankid

Với thành phần chính là paracetamol, thuốc giảm đau hạ sốt Falgankid thường được sử dụng khi trẻ bị sốt do cảm cúm, sốt xuất huyết, nhiễm siêu vi, nhiễm trùng, mọc răng, sau khi tiêm phòng hoặc sau khi phẫu thuật,… Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định với những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, phổi, thận hoặc thiếu máu, thiếu hụt Glucose – 6- Phosphat, suy giảm chức năng gan.

7. Thuốc hạ sốt SOTSTOP

SOTSTOP có thành phần chính là ibuprofen (2g/100ml). Thuốc được dùng để hạ sốt, giảm đau cho trẻ em khi trẻ bị đau răng, đau đầu, đau xương khớp,… Trong một số trường hợp, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, giảm vị giác, sốc thuốc, loét đường tiêu hóa, xuất huyết/thủng dạ dày. Thuốc chống chỉ định với người mẫn cảm với thành phần của thuốc, gặp các vấn đề về gan, thận hoặc tim mạch.

8. Thuốc hạ sốt Doliprane

Với thành phần chính là paracetamol, thuốc Doliprane có tác dụng hạ sốt một cách nhanh chóng, được sử dụng cho trẻ từ 3-26kg. Thuốc có hương vị trái cây và không chứa đường, chất bảo quản và bất kỳ loại chất độc hại nào. Vì vậy, bố mẹ sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi cho trẻ uống.

9. Thuốc hạ sốt Nurofen

Thuốc Nurofen là một loại thuốc không chứa steroid, thành phần chính là ibuprofen, có vị ngọt vừa phải và không tạo cảm giác gắt cổ khi sử dụng. Thuốc thường được chỉ định khi trẻ bị sốt, cảm lạnh, cảm cúm, đau răng,… Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa. Nhũng tác dụng phụ này thường xảy ra khi bệnh nhân sử dụng quá liều hoặc quá lạm dụng thuốc. Thuốc chống chỉ định với những người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, gặp các vấn đề về gan, thận hoặc thị giác.

Thuốc hạ sốt Nurofen được điều chế ở dạng siro giúp trẻ dễ uống hơn.

Các cách hạ sốt cho trẻ em khác vô cùng hiệu quả

Bên cạnh cách hạ sốt bằng thuốc, bố mẹ cũng có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp không dùng thuốc. Đây cũng là cách hạ sốt được các chuyên gia khuyến cáo khi trẻ sốt ở mức độ nhẹ và vừa. Dưới đây là một số cách giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời giúp giảm nhiệt độ cơ thể khi trẻ bị sốt mà bố mẹ nên biết:

  • Hạ sốt cho trẻ bằng rau diếp cá: Rau diếp cá được đánh giá là lành tính và mát, có hiệu quả hạ sốt nhanh chóng. Sau khi đã làm sạch, giã nhuyễn, mẹ có thể chắt lấy nước rồi đun nóng cho trẻ uống hoặc cho trẻ trực tiếp nếu trẻ lớn hơn.
  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách tắm nước ấm: Theo một số nghiên cứu khoa học, việc tắm nước ấm cho trẻ khi bị sốt là một cách giúp hạ sốt cho trẻ, ngăn ngừa nguy cơ sốt cao gây ảnh hưởng xấu đến não bộ. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý, chỉ tắm cho trẻ trong phòng kín gió, nước tắm có độ ấm vừa phải, thời gian tắm không quá 5 phút.
  • Hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi: Cách thực hiện tương tự như rau diếp cá, mẹ nhọ nồi rửa sạch với nước muối loãng, giã nhuyễn rồi cắt lấy nước cho trẻ uống. Lưu ý, đối với trẻ nhỏ, mẹ nên lấy nước nhọ nồi đun sôi trước khi cho trẻ uống.
  • Hạ sốt bằng cách lau người cho trẻ: Khi lau người hạ sốt cho trẻ, mẹ nên thực hiện trong phòng kín gió, dùng khăn ấm lau người cho trẻ và thay khăn sau khoảng 5-10 phút/lần. Mẹ chú ý lau ở những vùng có nhiều mạch máu, bẹn, nách và hạch, tránh lau vùng ngực vì điều này có thể khiến trẻ bị viêm phổi.
  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo thoáng mát hoặc chỉ quấn một chiếc khăn mỏng, có khả năng thấm hút tốt: Cơ chế điều chỉnh thân nhiệt của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện nên trẻ có thể bị sốt khi bố mẹ cho trẻ mặc đồ quá kín hay ủ ấm quá mức. Khi trẻ sốt có biểu hiện lạnh, run, mẹ lại có xu hướng giữ ấm cho trẻ kín hơn nhưng điều này sẽ khiến trẻ sốt nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi trẻ sốt, mẹ hãy cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để thân nhiệt thoát ra nhanh hơn, trẻ ngủ ngon và thoải mái hơn.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Tóm lại, để giúp trẻ hạ thân nhiệt khi bị sốt, bố mẹ có thể dựa vào mức độ sốt để lựa chọn cách hạ sốt phù hợp. Đối với các trường hợp dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết loại thuốc và liều lượng thuốc phù hợp cho trẻ. Đặc biệt, bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt vì điều này có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.

This post was last modified on 04/05/2024 05:08

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago