Do tỷ lệ mắc bệnh nhiều và biến chứng cao, bệnh đái tháo đường được coi là “kẻ giết người” thứ ba trên thế giới. Nhu cầu tìm kiếm các loại sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường từ các loại thảo mộc hoặc thực phẩm là rất cao. Người bị tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không? Đông trùng hạ thảo là một trong các ứng viên nhận được nhiều sự ủng hộ từ các chuyên gia trong hỗ trợ điều trị và dự phòng biến chứng bệnh tiểu đường.
Đối với người bệnh tiểu đường, các loại thuốc, sản phẩm bổ sung được cho là tốt khi đảm bảo các yêu cầu:
Bạn đang xem: Người bị tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không?
Tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không. Câu trả lời là có. Không ngoa khi nói rằng đông trùng hạ thảo có thể đồng thời thỏa mãn cả 3 yêu cầu trên.
Đông trùng hạ thảo có thể được coi là một trong những loại “nấm” giàu dinh dưỡng bậc nhất với nhiều thành phần acid amin quan trọng và các yếu tố vi lượng thiết yếu. Hàm lượng dồi dào các thành phần hoạt tính sinh học có trong Đông trùng hạ thảo chẳng hạn như protein, chất béo, axit amin thiết yếu, carotenoid, hợp chất phenolic, flavonoid, khoáng chất (Fe, Ca, Mg, Ni, Sr, Na, Ti, Pi, Se, Mn, Zn, Al, Si, K, Cr, Ga, V và Zr), vitamin (B1, B2, B12, A, C, E và K) cũng như các loại carbohydrate khác nhau như monosaccharide, oligosaccharides, polysaccharides, sterol, nucleoside.
Bên cạnh đó Đông trùng hạ thảo (C. sinensis) có hàm lượng cao adenosine dạng ATP – phân tử mang năng lượng. Chính vì vậy đông trùng hạ thảo là loại thực phẩm bồi bổ sức khỏe cho cả người khỏe mạnh và người bệnh.
Có rất nhiều các loại thuốc thảo dược của Trung Quốc đã được báo cáo là có đặc tính chống đái tháo đường, trong đó C. sinensis ( CS ) được nghiên cứu nhiều nhất và thể hiện tác dụng có lợi của nó đối với bệnh lý này.
Phần quả thể của C. sinensis giúp giảm cân do bệnh tiểu đường, chứng đa đường và tăng đường huyết, và những cải thiện này cho thấy quả thể của Đông trùng hạ thảo có tiềm năng trở thành thực phẩm chức năng cho bệnh tiểu đường.
Đông trùng hạ thảo chứa hàm lượng Selen khá cao. Selen làm giảm đáng kể mức HbA1c. Hơn nữa, mức HbA1c giảm đáng kể được duy trì bốn tuần sau khi ngừng bổ sung, điều này cho thấy rõ ràng rằng tác dụng của Se đối với việc kiểm soát đường huyết là tương đối mạnh. Selen có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết ở các mức độ điều chỉnh khác nhau, không chỉ liên quan đến tín hiệu insulin mà còn liên quan đến con đường phân giải và chuyển hóa pyruvate
Một trong những cơ chế dẫn đến bệnh tiểu đường là tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại hoặc rối loạn chức năng. Nhiều hợp chất có trong đông trùng hạ thảo được chứng minh có thể bảo vệ tế bào beta tuyến tụy.
Xem thêm : Trà đào bao nhiêu calo? Uống trà đào có mập không?
CPS-1 – một polysaccharide hòa tan trong nước của đông trùng hạ thảo có tác dụng kích thích tuyến tụy giải phóng insulin và/hoặc làm giảm chuyển hóa insulin
Các thử nghiệm khác nhau trên động vật cũng cho thấy Đông trùng hạ thảo cải thiện chuyển hóa glucose trong máu, tăng độ nhạy insulin và làm tăng đáng kể hoạt động của glucokinase ở gan, hexokinase và glucose-6-phosphate dehydrogenase – các yếu tố góp phần ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Một trong những biến chứng thường gặp ở người tiểu đường là biến chứng nhiễm trùng. Lượng đường trong máu tăng cao khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng và hậu quả là viêm đường tiết niệu, biến chứng bàn chân đái tháo đường…
Đông trùng hạ thảo có chứa các hoạt chất chống viêm, mạnh, chống oxy vì vậy có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đồng thời hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng viêm khi nhiễm trùng xảy ra.
Tiểu đường là một trong các bệnh thuộc hội chứng chuyển hóa. Người bệnh tiểu đường thường mắc kèm các rối loạn chuyển hóa khác như tăng huyết áp, mỡ máu cao… Adenosine có trong đông trùng hạ thảo có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu, tăng tuần hoàn máu qua đó bảo vệ tim và hạn chế các biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.
Bệnh thận do đái tháo đường là một trong các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường. Theo thống kê từ 22 nghiên cứu với 1746 người tham gia. Trong số những người mắc bệnh thận mạn không được lọc máu, các chế phẩm từ Cordyceps đã làm giảm đáng kể creatinin huyết thanh, tăng độ thanh thải creatinin. Đông trùng hạ thảo, như một liệu pháp bổ trợ cho phác đồ điều trị của y học hiện đại, cho thấy hứa hẹn có khả năng làm giảm creatinin huyết thanh, tăng độ thanh thải creatinin, giảm protein niệu và giảm nhẹ các biến chứng liên quan đến bệnh thận mạn tính
Đái tháo đường đi kèm với những thay đổi nội tiết tố và hóa chất thần kinh có thể liên quan đến lo lắng và trầm cảm. Cả bệnh tiểu đường và bệnh trầm cảm đều tương tác tiêu cực, trong đó trầm cảm dẫn đến kiểm soát trao đổi chất kém và tăng đường huyết làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm. C. sinensis có hoạt tính giống như thuốc chống trầm cảm và làm giảm sự gia tăng nồng độ glucose trong máu do bệnh tiểu đường gây ra. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng C. sinensis sở hữu các hoạt động hạ đường huyết và điều hòa mạch máu. Cordyceps sinensis có hoạt tính giống như thuốc chống trầm cảm và một số thành phần của nó có thể hoạt động như chất chủ vận thụ thể adrenoceptor và dopamine D2 hoặc chất ức chế tái hấp thu noradrenaline/dopamine.
Cân nặng luôn là vấn đề lớn ở người bệnh tiểu đường. Thừa cân là một trong các yếu tố nguy cơ khiến người bệnh tiểu đường có thể gặp nhiều biến cố sức khỏe hơn. Đông trùng hạ thảo là một loại thực phẩm ít calo, ít chất béo và rất thích hợp cho người béo phì. Không chứa tinh bột và ít đường vì thế nó có thể được coi là “món khoái khẩu” của bệnh nhân tiểu đường.
Cordymin là một peptit từ Cordyceps sinensis với tác dụng hữu ích đối với chứng loãng xương do tiểu đường.
Xem thêm : Xử phạt vi phạm hành chính là gì? Phân biệt xử phạt hành chính và xử lý hành chính?
Cách dùng đông trùng hạ thảo khá đơn giản và cũng rất đa dạng. Cho dù dùng dưới hình thức nào thì đông trùng hạ thảo cũng vẫn phát huy các tác dụng vốn có của nó bởi nó không chỉ là vị thuốc mà còn là một loại thực phẩm.
Người bệnh tiểu đường nên dùng đông trùng hạ thảo dưới dạng trà, hầm canh, hoặc dùng bột đông trùng cho vào các món ăn, thức uống.
Người bệnh tiểu đường không nền dùng đông trùng hạ thảo dạng ngâm rượu hoặc ngâm mật ong.
Liều dùng đông trùng hạ thảo nên dùng theo liều dùng nhà cung cấp sản phẩm phẩm khuyến cáo. Trung bình có thể dùng 5-10g tươi hoặc 1-3g khô/ngày.
Đông trùng hạ thảo nói chung là một chất bổ sung được dung nạp tốt với các tác dụng phụ hạn chế. Tuy nhiên, bạn phải có những lưu ý nhất định trong khi dùng nó.
Xem thêm
Sử dụng đông trùng hạ thảo cho người ung thư thế nào thì tốt?
Đông trùng hạ thảo là một loại nấm rất quý hiếm và loại tự nhiên có giá rất cao. Bạn có thể lựa chọn các loại đông trùng hạ thảo nuôi cấy, đông trùng hạ thảo bán tự nhiên hoặc các sản phẩm có thành phần đông trùng hạ thảo để thay thế. Bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không của nhiều người.
ThS. BS Trịnh Quang Hoan
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 01:50
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024