Không phải lúc nào lượng sữa mẹ cũng đảm bảo có đủ cho bé bú. Vì thế nên các mẹ thường cần tới sự hỗ trợ từ sữa công thức để bổ sung dưỡng chất cho bé. Bé có thể dùng song song sữa mẹ và sữa công thức hoặc sử dụng sữa công thức hoàn toàn. Sữa công thức pha để được bao lâu là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm. Bài viết này của Vinamilk sẽ giải đáp thắc mắc, chia sẻ cho mẹ cách bảo quản sữa công thức hữu ích.
Sữa công thức pha xong để được bao lâu?
1. Sữa công thức pha xong để được bao lâu?
Sữa công thức để được bao lâu? Các dòng sữa công thức sau khi pha xong có thể để được tối đa 2 tiếng. Khi được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian sẽ kéo dài trong 24 tiếng. Lượng sữa dư thừa sau khi pha bố mẹ có thể uống hoặc đổ đi, không để cho bé uống vào những cữ sau. Bởi vì sữa đã dính nước bọt của bé, rất khó để tiếp tục bảo quản.
Do đó, bố mẹ cần theo dõi sự thay đổi của bé ở từng giai đoạn để nắm được nhu cầu ăn, từ đó pha lượng sữa phù hợp, tránh dư thừa lãng phí. Sữa công thức nếu để quá 2 giờ ở nhiệt độ thường sẽ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là Cronobacter. Trẻ uống phải sữa nhiễm vi khuẩn này có thể bị viêm màng não, nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
2. Nhiệt độ phù hợp để pha sữa công thức
Mỗi loại sữa công thức sẽ được nhà sản xuất khuyến cáo một mức nhiệt pha thích hợp. Có những loại sữa công thức hoà tan ở 70 độ C, nhưng có loại chỉ cần 50 độ C. Việc pha sữa ở nhiệt độ từ 60 – 80 độ C sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng trong sữa. Vì vậy, bố mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sữa trên bao bì để biết được mức nhiệt phù hợp cho loại sữa mình đang sử dụng.
3. Cách bảo quản sữa công thức đã pha
Sau khi pha, sữa công thức cần được bảo quản theo đúng hướng dẫn in trên bao bì để có thể giữ được dưỡng chất cần thiết. Dưới đây là cách bảo quản sữa công thức đã pha mà bố mẹ có thể áp dụng:
- Bảo quản sữa công thức sau khi pha trong tủ lạnh để sữa không nhiễm khuẩn. Môi trường nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn. Thời gian bảo quản tối đa của sữa công thức trong tủ lạnh là 24 giờ.
- Không nên cho bé sử dụng lại lượng sữa công thức còn dư từ những lần ăn trước đó.
- Nên cho trẻ bú sữa công thức ngay sau khi pha.
- Để sữa công thức đã pha trong bình ủ rồi đặt vào túi giữ lạnh khi phải ra ngoài vài giờ đồng hồ. Bố mẹ có thể làm ấm sữa công thức bằng cách đặt bình vào âu nước nóng. Lưu ý, không hâm nóng sữa trong lò vi sóng.
Cho trẻ bú sữa công thức ngay sau khi pha
4. Một số lưu ý để giữ lại chất dinh dưỡng cho sữa công thức trong quá trình bảo quản
Ngoài vấn đề chính là sữa công thức pha để được bao lâu, bố mẹ cũng cần nắm được một số lưu ý quan trọng khi pha sữa. Như vậy sẽ giúp giữ được những thành phần dinh dưỡng cho sữa. Các lưu ý gồm:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi pha sữa, sử dụng muỗng sạch để đong sữa.
- Đậy kín nắp hộp sữa bột sau khi lấy sữa. Không bảo quản sữa bột trong tủ lạnh vì điều kiện môi trường của tủ lạnh khiến cho sữa bị ẩm mốc, vón cục.
- Không tự ý thay đổi công thức pha sữa đã được ghi trên bao bì.
- Sữa bột đã mở nắp chỉ nên sử dụng trong vòng 1 tháng để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
- Bố mẹ cần chú ý đến các cách bảo quản sữa hộp sau khi mở nắp. Sữa nên được cất trong môi trường khô thoáng, tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp cho sữa. Không đặt sữa ở những nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt.
- Điều kiện lý tưởng để bảo quản sữa bột là môi trường có mức nhiệt dưới 25 độ C.
Tham khảo: Cách chọn sữa công thức cho bé phù hợp với từng độ tuổi.
Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi pha sữa cho bé
5. Các lưu ý khi pha và bảo quản sữa công thức
5.1 Lưu ý khi pha sữa cho bé
Xem thêm : Bảng lương, hệ số lương, phụ cấp chức vụ công an quân đội 2023-2024
Bố mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây khi pha sữa để có thể giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng:
- Không tự ý thay đổi công thức pha sữa: mỗi loại sữa đều được nhà sản xuất hướng dẫn cách pha trên bao bì. Bố mẹ không tự ý thay đổi công thức để đảm bảo giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng.
- Không thêm các thành phần khác vào sữa: không nên thêm vào sữa những thành phần khác nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Bỏ thêm những thành phần khác có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.
- Rửa sạch tay trước khi pha sữa: bố mẹ nên rửa tay sạch bằng xà phòng và dùng muỗng sạch để pha sữa. Nếu không rửa tay, vi khuẩn có thể lan truyền từ bàn tay sang bình, đi vào cơ thể và gây bệnh cho trẻ.
5.2 Lưu ý khi bảo quản hộp sữa
- Bảo quản hộp sữa công thức ở nơi khô thoáng: hộp sữa cần được cất ở những nơi thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt, nhiệt độ cao. Mức nhiệt dưới 25 độ C là điều kiện lý tưởng để bảo quản hộp sữa.
- Không đặt hộp sữa trong tủ lạnh: sau khi mở nắp hộp sữa, tuyệt đối không để vào trong tủ lạnh. Bạn chỉ cần đậy kín nắp và đặt tại nơi khô ráo là được.
- Xem kỹ hạn sử dụng ghi trên bao bì: trước khi mở nắp và sử dụng sữa, bạn nên kiểm tra nhãn mác và ngày sản xuất để xem sữa còn hạn sử dụng hay không.
- Chỉ nên sử dụng trong vòng 1 tháng: sữa công thức sau khi mở nắp tốt nhất nên dùng trong vòng 1 tháng. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sữa được ghi trên hộp.
5.3 Lưu ý khi bảo quản sữa đã pha
Để đảm bảo sữa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng thì mẹ nên pha sữa theo đúng hướng dẫn. Hãy bỏ túi cho mình những lưu ý cần thiết để bảo quản sữa công thức đã pha đúng cách:
- Không cho trẻ dùng lại sữa đã pha: bố mẹ không nên cho trẻ bú sữa còn sót lại từ những lần ăn trước, sữa để trong nhiệt độ phòng quá 1 giờ.
- Bảo quản ở trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24 giờ: mẹ cần cho bé dùng sữa ngay sau khi pha. Nếu bé bú thừa hãy để vào tủ lạnh bảo quản và sử dụng trong vòng 24 giờ.
- Dán nhãn chú thích ngày giờ: phương pháp này không chỉ giúp mẹ ghi nhớ cụ thể thời gian pha sữa mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, giúp tránh khỏi tình trạng bé phải uống sữa đã pha quá lâu.
- Hâm nóng sữa sau khi bảo quản trong tủ lạnh: tuyệt đối không hâm nóng sữa công thức trong lò vi sóng. Nên làm ấm sữa bằng cách đặt bình trong âu nước nóng hoặc sử dụng máy hâm sữa. Cần tránh không cho nước chảy vào núm vú hoặc bình sữa..
- Kiểm tra độ nóng của sữa trước khi cho bé bú: bố mẹ kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay. Làm vậy sẽ biết được sữa có quá nóng hay không, tránh làm bé bị bỏng.
5.4 Lưu ý về dụng cụ pha sữa cho bé
Bên cạnh lưu ý về cách bảo quản hộp sữa và sữa sau khi pha, bạn cũng nên tìm hiểu những lưu ý về dụng vụ pha sữa cho bé. Cụ thể là:
- Vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn bình, chai đựng sữa: hãy khử khuẩn bình, nắp, núm vú bằng nước nóng trước và sau khi sử dụng. Làm vậy sẽ ức chế được sự phát triển của các loại vi khuẩn.
- Quét dọn không gian ngăn nắp: không gian trong phòng cũng cần khô thoáng, sạch sẽ trước khi pha sữa công thức cho trẻ.
- Nguồn nước pha sữa cho trẻ cần đảm bảo an toàn: cách tốt nhất là sử dụng nước tinh khiết hoặc nước lọc đun sôi để pha sữa.
Tìm hiểu thêm: Cách pha sữa bột cho bé đúng cách và lưu ý bố mẹ cần biết
Kiểm tra độ nóng của sữa công thức trước khi cho bé bú
6. Cách hâm sữa công thức khi cần dùng
6.1 Hâm sữa công thức bằng máy hâm sữa
Phương pháp hâm sữa này rất đơn giản, bạn chỉ việc đặt bình sữa vào máy hâm nóng, đổ nước và lựa chọn mức nhiệt phù hợp là được. Sau khi hâm xong, máy sẽ tự động chuyển qua chế độ giữ ấm, do đó mẹ có trữ sữa trong máy.
6.2 Hâm sữa công thức bằng nước sôi
Cách hâm sữa truyền thống này được rất nhiều người áp dụng. Cần chuẩn bị một chiếc nồi lớn, đun sôi nước rồi để trong một khoảng thời gian cho giảm bớt nhiệt độ. Sau đó, bạn bỏ bình sữa của bé vào trong nồi và chờ khoảng tầm 1 tiếng để sữa ấm hơn.
Tuyệt đối không đun sôi sữa trực tiếp trên bếp, như vậy sẽ làm mất đi các dưỡng chất vốn có trong sữa. Hành động này cũng có thể khiến trẻ bị bỏng khi bú vì nhiệt độ sữa cao.
6.3 Để sữa ngoài nhiệt độ phòng
Cách làm này có thể áp dụng khi bạn bảo quản sữa công thức trong ngăn mát. Hãy bỏ sữa ra ngoài nhiệt độ phòng trước khi cho trẻ dùng khoảng 1 giờ.
Sử dụng máy hâm để hâm sữa công thức
7. Dấu hiệu nhận biết sữa công thức bị hỏng
7.1 Sữa có mùi hôi khó chịu
Sữa công thức khi hỏng thường bị biến chất và xuất hiện mùi khó chịu. Vì vậy, cách nhanh nhất để nhận biết sữa bột bị hỏng là kiểm tra bằng mũi.
Sữa công thức bị hỏng sẽ có mùi hôi khó chịu
7.2 Sữa bị vón cục
Khi bị hỏng, sữa công thức cũng xảy ra hiện tượng vón cục. Vì sữa thường vón cục ở dưới đáy hộp nên bạn hãy lật những lớp sữa bên trên lên để kiểm tra. Sữa công thức khi còn hạn sử dụng khi đưa lên tay sẽ có dạng bột mịn và tơi.
Sữa công thức bị hỏng sẽ có hiện tượng vón cục
7.3 Sữa bị đổi màu
Thêm một dấu hiệu nhận biết sữa công thức bị hỏng đó là màu sắc của sữa. Sữa bị hư sẽ có thể ngả sang màu vàng hoặc có màu vẩn đục. Bạn có thể kiểm tra bằng cách soi dưới ánh sáng hoặc đổ ra cốc thủy tinh trong. Sữa công thức ở trạng thái bình thường sẽ có màu trắng trong.
7.4 Nhận biết bằng lò vi sóng
Bạn cũng có thể kiểm tra sữa bằng lò vi sóng. Cho sữa bột đã pha vào lò vi sóng trong khoảng thời gian từ 30 – 60 giây. Lấy sữa ra và khuấy đều lên, nếu thấy sữa bị vón cục thì hãy ngừng sử dụng.
7.5 Nhận biết bằng baking soda
Đổ khoảng 10g baking soda vào đĩa nhỏ rồi nhỏ thêm một vài giọt sữa đã pha để kiểm tra. Nếu xảy hiện tượng baking soda bị sủi bong bóng thì có nghĩa là sữa đã hỏng. Còn nếu không có bong bóng thì sữa bình thường, hoàn toàn sử dụng được.
8. Các câu hỏi thường gặp khi pha sữa công thức cho bé
8.1 Sữa công thức pha sẵn để máy hâm được bao lâu sau?
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, bố mẹ chỉ nên để sữa trong máy hâm tối đa 1 giờ đồng hồ. Việc để sữa công thức trong máy hâm quá lâu có thể khiến sữa bị hỏng, mất đi chất dinh dưỡng, gây nguy hiểm cho trẻ.
8.2 Sữa mẹ pha với sữa công thức để được bao lâu?
Sữa mẹ pha trộn với sữa công thức chỉ để được trong 60 phút. Vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vi khuẩn thường sản sinh nhanh chóng ở những thực phẩm có nguồn gốc từ sữa bò. Nếu đã vượt quá thời gian này, mẹ không nên cho bé sử dụng hỗn hợp nữa.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề sữa công thức pha để được bao lâu. Sữa công thức được coi là giải pháp hữu hiệu khi không có đủ lượng sữa mẹ để nuôi con. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần chú ý tới các thức pha và bảo quản sữa đã được Vinamilk chia sẻ chi tiết trong bài.
Xem thêm:
Bật mí cách bảo quản sữa bột đúng cách
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp