Tshs-2011
I.Tôn giáo là gì
Bạn đang xem: Tiên sinh họ Sở
Tôn giáo là một tổng thể của hệ thống văn hóa, hệ thống niềm tin, và thế giới quan thiết lập các biểu tượng có liên quan đến giá trị tâm linh và đạo đức của con người. Nhiều tôn giáo có những bài kinh truyền, biểu tượng, truyền thống và lịch sử thiêng liêng mà nhằm mục đích mang lại ý nghĩa cho cuộc sống hoặc để giải thích nguồn gốc của cuộc sống hay vũ trụ. Các tôn giáo có xu hướng khuyên con người nắm được đạo đức, quy định tôn giáo hay một cuộc sống thuần khiết từ những thuyết về vũ trụ và bản chất sự sống.
Khái niệm “Tôn giáo” còn được sử dụng với nghĩa đức tin hay hệ thống tín ngưỡng, nhưng tôn giáo khác với đức tin ở chỗ nó có một khía cạnh xã hội rộng lớn. Phần lớn các tôn giáo có xây dựng hệ thống tương tác cộng đồng, bao gồm cả hệ thống thứ bậc giáo sĩ, những nguyên tắc để đảm bảo sự tôn trọng cao nhất từ các giáo đoàn của giáo dân. Những cử chỉ tôn giáo bao gồm các bài giảng, tưởng niệm về những vị thần, tử vì đạo, lễ hội, ngày lễ, khởi xướng, thực hiện tang lễ, hay những hành động tổ chức hôn nhân, thiền định, âm nhạc, nghệ thuật, dịch vụ công cộng và các phương diện văn hóa trong đời sống của con người.
Các tôn giáo phát triển theo nhiều cách khác nhau nền văn hóa và giai đoạn lịch sử khác nhau. Một số tôn giáo nhấn mạnh vào đức tin, trong khi những tôn giáo khác nhấn mạnh đến những hành vi lễ nghi. Một số tập trung vào trải nghiệm tôn giáo chủ quan của từng cá nhân, còn số khác xem xét các hoạt động của cộng đồng tôn giáo là quan trọng nhất. Một số tôn giáo có xu hướng truyền bá và mở rộng, coi các giáo điều và nhận thức vũ trụ học là bắt buộc cho tất cả mọi người, trong khi những tôn giáo khác chỉ duy trì sự tồn tại của mình trong một nhóm thành viên với những quy định chặt chẽ hoặc mang tính chất bản địa cao độ. Ở nhiều nơi các tôn giáo đã được kết hợp với các tổ chức cộng đồng như giáo dục, y tế, gia đình, chính phủ, và hệ thống phân cấp chính trị.
Một số học giả nghiên cứu chủ đề tôn giáo đã chia tôn giáo trên thế giới thành 3 loại chính: tôn giáo quốc tế, tôn giáo bản địa (quy mô nhỏ hơn, mang tính dân tộc hoặc quốc gia) và các phong trào tôn giáo mới (các tôn giáo phát triển gần đây). Một trong những lý thuyết học thuật hiện đại của tôn giáo cho rằng tôn giáo là một khái niệm hiện đại bao gồm tất cả các hành vi tâm linh và thờ cúng.
II. Tính chính trị trong tôn giáo
Ăng-ghen cho rằng tôn giáo xuất hiện từ ngay trong thời kỳ nguyên thủy, từ những quan niệm hết sức dốt nát, tối tăm, nguyên thủy của con người về bản thân mình và thiên nhiên bao quanh họ. Các tôn giáo nguyên thủy, sơ khai thể hiện niềm tin bản năng của con người và lúc ấy chưa gắn với các lợi ích về kinh tế – xã hội. Cho nên, có thể nói thời kì này trong tôn giáo chưa hề có tính chính trị.
Khi xã hội phân chia giai cấp, xuất hiện các nhà nước, quốc gia với các vùng lãnh thổ riêng biệt, tôn giáo lúc này không chỉ còn là một nhu cầu tinh thần của quần chúng mà còn là một phương tiện để giai cấp thống trị duy trì sự thống trị áp bức giai cấp và bóc lột của mình và thực hiện sự bành trướng, xâm lược vì vậy tôn giáo gắn liền với chính trị và bị dân tộc hóa. Từ đó đã dẫn đến sự xuất hiện các tôn giáo dân tộc và tôn giáo thế giới.
Tôn giáo dân tộc: Đặc trưng của tôn giáo dân tộc là tính chất quốc gia dân tộc của nó. Các vị thần được tạo lập mang tính quốc gia dân tộc và phạm vi quyền lực giới hạn trong phạm vi quốc gia. Thậm chí một số tôn giáo lớn cũng bị dân tộc hóa ở mỗi quốc gia và trở thành tôn giáo có tính chất quốc gia. Ví dụ Anh giáo (Thanh giáo), các dòng khác nhau của đạo Hồi…
Tôn giáo thế giới: Sự phát triển của các tôn giáo vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia đã hình thành nên các tôn giáo khu vực và thế giới như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo… Khác với các tôn giáo dân tộc, tôn giáo thế giới mang tính đa quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới.
Như vậy, lúc này, bên trong tôn giáo đã nảy sinh nhiều hình thái mang đậm tính chính trị. Ta có thể xét những biểu hiện lớn sau đây:
1. Tôn giáo là nguyên nhân hình thành Nhà nước
Cuối thời kì Xã hội nguyên thủy, một tầng lớp giáo sĩ hoặc các viên chức tôn giáo lợi dụng địa vị để tích lũy của cải và quyền lực, khởi đầu của sự hình thành bộ máy nhà nước.
Trong lịch sử, rất nhiều nhà nước hình thành trên cơ sở tôn giáo. Bản chất của vấn đề là từ hệ thống tín ngưỡng xuất hiện hệ thống quản lý xã hội về mặt tinh thần. Từ hệ thống quản lý tinh thần đã phát triển và trở thành bộ máy quản lý toàn diện. Và đó chính là sự hình thành nhà nước. Ví dụ tiêu biểu nhất chính là Nhà nước Do Thái Israel.
Nhà nước Israel ra đời trên cơ sở là cộng đồng những người Do Thái. Mà khái niệm “Người Do Thái” dùng để chỉ những người theo Do Thái giáo. Theo những lời truyền của dân tộc này, tôn giáo của họ khởi nguồn bằng giao ước giữa Thiên Chúa và ông Abraham (khoảng năm 2000 trước Công nguyên), tổ phụ và quốc tổ của nhà nước Do Thái Tức là, từ Do Thái giáo, hình thành cộng đồng người Do Thái và cuối cùng sinh ra Nhà nước Do Thái .
Xem thêm : Cây tầm gửi: vị thuốc đa dạng về công dụng có thể bạn chưa biết
Ngoài ra, các quốc gia cổ đại ở Châu Phi hình thành từ sự hợp nhất các bộ lạc cùng một tôn giáo. Đầu tiên là hình thành các liên đoàn giáo phái. Sau đó, liên đoàn giáo phái tiến tới thống nhất về mặt tổ chức chính quyền. Và cuối cùng, Nhà Nước liên minh bộ lạc ra đời.
2. Tôn giáo phân chia đẳng cấp xã hội
Như đã nói, tôn giáo, với các giáo sĩ, tư tế… là nguyên nhân gây mất công bằng trong xã hội nguyên thủy, qua đó hình thành bộ máy nhà nước. Như vậy, ngay từ đầu, chênh lệch đẳng cấp xã hội đã xuất hiện với vai trò cực kì to lớn của tôn giáo. Hơn nữa, từ khi nhà nước ra đời, tôn giáo đã góp phần hình thành và khoét sâu những khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội.
Nho giáo (Khổng giáo, Đạo Nho…) xây dựng một hệ thống phân chia đẳng cấp xã hội rất rõ ràng. Sĩ, nông, công, thương, binh 5 tầng lớp xã hội được xếp theo thứ tự tôn trọng. Sĩ, là người đọc sách Thánh hiền, có lễ nghĩa đạo đức được xã hội trọng vọng nhất. Nông là người làm ruộng , công là người làm tiểu thủ công nghiệp được xếp tiếp theo. Cuối cùng là “thương” tức người buôn bán và “binh” tức người đi lính. Nhưng cả 5 tầng lớp này đều thuộc giai cấp bị trị trong xã hội. Lễ nghĩa Nho giáo bắt giai cấp bị trị phải tôn sùng và tuân mệnh tuyệt đối giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị trong xã hội Nho giáo là vua (chân mệnh Thiên tử), quý tộc và quan lại. Giai cấp thống trị được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, vừa có lợi ích kinh tế vừa có địa vị chính trị.
Hệ thống phân chia 3 đẳng cấp ở Pháp trước Cách mạng 1789 cũng là ví dụ tiêu biểu. Theo quy định của Chính quyền (đồng thời là cơ quan kiểm soát tôn giáo), trong xã hội có 3 đẳng cấp được công nhận. Đó là quý tộc, giáo hội và thường dân. Quý tộc và giáo hội không phải bỏ sức lao động nhưng có quyền sở hữu ruộng đất, phát canh thu tô, thu thuế và sống xa hoa hưởng thụ. Còn thường dân lao động là giai cấp bị trị, chịu mọi áp bức bóc lột và gánh trên vai sức nặng của cả bộ máy cai trị.
3.Tôn giáo trấn áp tư tưởng chống đối
Trong kinh sách của phần lớn các tôn giáo trên thế giới đều có những điều khuyên con người ta sống hướng thiện, chấp nhận thực tại. Thực chất, với sự tác động từ chính quyền, đây chính là sự khuyên răn con người sống an phận thủ thường, chịu đựng sự áp bức.
Nho giáo áp đặt tư tưởng số mệnh về giai cấp của từng cá nhân. Tức là, mỗi người từ trước khi sinh ra đã có một cuộc sống, một số phận an bài rồi. Cho nên, nếu sinh ra chịu kiếp bị trị, chịu áp bức bóc lột thì đó cũng là số trời, không thể cưỡng được. Lúc đấy ta chỉ có thể cam chịu.
Phật giáo kêu gọi con người ta thoát tục rũ bỏ trần ai. Điều đó cũng có nghĩa là khuyên con người ta đừng đấu đá tranh giành làm gì. Nếu quá khổ đau thì tự biết chịu đựng và hướng đến một kiếp khác sống sung sướng hơn.
Thiên Chúa giáo hướng đến sức mạnh tinh thần. Nó khuyên con người ta cầu nguyện và tin vào Chúa khi gặp khó khăn hay đau khổ. Nhưng nó không hề chỉ ra một hành động nào để phản kháng lại những sự bất công ấy.
Không chỉ có vậy, tôn giáo còn trấn áp tư tưởng của con người bằng tâm linh và các công trình kiến trúc. Với những sự truyền dạy về quyền năng và thế giới tâm linh đầy huyền bí và hình tượng về những vị thần linh có sức mạnh siêu nhiên, các tôn giáo đã khiến con người sống trong sự chịu đựng và nỗi khiếp sợ. Vì những người này đã nhiễm tư tưởng rằng nếu phản kháng sẽ bị sức mạnh siêu nhiên hủy diệt Còn các công trình kiến trúc tôn giáo, có thể thấy ở khắp nơi trên thế giới, đều được xây dựng với quy mô to lớn và mật độ ngày càng dày đặc.Những chùa chiền, đạo quán, nhà thờ, thánh địa,… chính là tụ điểm tôn giáo. Nhưng việc chúng được xây dựng một cách hoành tráng chính là nhắm làm cho con người tự thấy nhỏ bé và yếu đuối trước sức mạnh kì vĩ của tôn giáo. Điều này càng khiến cho sự trấn áp được dễ dàng hơn.
4.Tôn giáo đặt ra các quy chuẩn xã hội
Tôn giáo với vị trí của mình trong xã hội, đã đóng góp một phần lớn hình thành nên những chuẩn mực đạo đức và cao hơn nữa chính là luật pháp tại nhiều quốc gia hay nền văn hóa. Đầu tiên, với những giáo lý và hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã hình thành trong mỗi con người những thói quen và suy nghĩ thống nhất. Chính thói quen và suy nghĩ của giai cấp thống trị hay thậm chí là cả xã hội trong quá trình phát triển và chọn lọc lâu dài đã trở thành những quy chuẩn xã hội.
Nho giáo, tôn giáo đại diện cho các thể chế Phong kiến Phương Đông, đã dạy con người ta về “tam cương, ngũ thường”, về đạo đức của người hiểu lễ nghĩa, về cốt cách của bậc phú quý, về trách nhiệm và ý chí của nam nhi, về địa vị và tiết hạnh của người phụ nữ… Nó cũng quy định chi tiết những vấn đề đúng – sai, trọng – khinh trong đời sống hàng ngày. Không chỉ đạo đức mà cả pháp luật cũng bị chi phối bởi Nho giáo. Các điều về quan trật, công tội, quyền lợi ,nghĩa vụ… đều được quy định rõ trên cơ sở của Nho giáo.
Một ví dụ khác là Hồi giáo. Hiện nay, có nhiều Nhà nước Hồi giáo, tức là những nhà nước xây dựng trên cơ sở Hồi giáo. Hệ thống pháp luật chính là những điều được quy định trong Kinh Coran, thánh kinh của tôn giáo này.
5.Tôn giáo góp phần tạo nên bộ máy cai trị
Xem thêm : 7 thực phẩm không nên ăn cùng sầu riêng
Với vai trò kiểm soát tinh thần, tôn giáo còn là nơi xuất phát của hệ thống quan lại, nhân viên bộ máy nhà nước.
Ở các nước Hồi giáo, các thành viên trong bộ máy lãnh đạo đồng thời là Lãnh tụ về mặt tinh thần, tức là thủ lĩnh tôn giáo. Họ được tuyển chọn từ bộ máy tôn giáo, là những người có tiếng nói và ảnh hưởng lớn đến xã hội.
Nhà nước Vatican “đất thánh của Thiên Chúa giáo” được lãnh đạo bởi Giáo hoàng và các Hồng y giáo chủ, chính là những Lãnh tụ tối cao của Thiên chúa giáo trên toàn thế giới. Còn ở các nước Thiên chúa giáo, các giáo chủ cũng đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng trong chính quyền. Ở Anh, nữ hoàng chính là người đứng đầu Anh giáo, tức là cả lãnh đạo Nhà nước lẫn Tôn giáo.
Ở phương Đông, thời phong kiến, hệ thống quan lại được tuyển chọn từ tầng lớp Nho giáo, tức người đọc sách, qua thi cử mà thành. Tức là cả bộ máy chính quyền phong kiến Phương Đông vận hành dưới tư duy và chuẩn mực của Nho giáo.
III. Tôn giáo ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều tôn giáo cùng song song tồn tại. Các tôn giáo chính là: Phật Giáo đại thừa, Phật Giáo Hòa Hảo, Đạo Cao Đài, Thiên Chúa Giáo, đạo Tin Lành,…
Trong lịch sử, dưới thời phong kiến, có 3 tôn giáo đóng vai trò lớn là Đạo Phật, Đạo Nho và Đạo lão. Trong đó Đạo Phật và Đạo Nho góp phần lớn tạo nên bộ máy chính quyền và các quy chuẩn xã hội. Phật giáo từng là quốc giáo, nhiều vị vua sùng đạo Phật (Các vua thời Lý – Trần), các Thiền sư đức cao vọng trọng trở thành những cố vấn cho nhà vua, , chùa chiền dựng khắp nơi. Giai đoạn sau đó, Nho giáo được đề cao với bộ máy quan lại cùng hệ thống khoa cử cũng như những chuẩn mực đạo đức.
Cuối thời kì phong kiến, lợi dụng sự truyền bá đạo Ki-tô, các nước Phương Tây đã từng bước tiến sâu vào nước ta và cuối cùng áp đặt được ách đô hộ. Thời kì này, Nho giáo bị đè nén, Thiên Chúa Giáo được đẩy lên địa vị cao nhất vì đó là tôn giáo của chính quyền thực dân. Họ đề cao tôn giáo của họ nhằm đẩy nhanh quá trình đồng hóa và chống lại những sự chống đối mang màu sắc dân tộc và tôn giáo.
Sau năm 1945, nhân dân ta giành được chính quyền, thực hiện bình đẳng tôn giáo. Trên thực tế, từ đây, dưới sự định hướng của Chủ nghĩa Mác, các tôn giáo đã không còn ảnh hưởng đến bộ máy chính quyền hay hệ thống tổ chức xã hội. Lúc này, các Tôn giáo trở về vai trò dẫn dắt tâm linh, khuyên con người ta sống tốt đời đẹp đạo và góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, bài trừ mê tín dị đoan.
Tôn giáo, tín ngưỡng là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Cho nên, khi giải quyết những vấn đề liên quan đến Tôn giáo, chúng ta cần hết sức cẩn thận, mềm dẻo, hợp tình hợp lý, hạn chế những xung đột không đáng có nhưng vẫn phải giữ vững những nguyên tắc cơ bản. Đảng ta, noi theo Chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đã chỉ ra 5 quan điểm chính khi giải quyết vấn đề này:
Thứ nhất, có những khác biệt giữa chủ nghĩa Mác- Lênin, hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội xã hội chủ nghĩa và hệ tư tưởng tôn giáo về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Với hệ thống tín điều và giáo lý của mình, tôn giáo phần nào hạn chế khả năng vươn lên làm chủ của con người. Cho nên, trong quá trình xây dựng Chủ ngĩa xã hội, chúng ta phải từng bước loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực và sâu sắc của tôn giáo nhằm cải tạo xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Thứ hai, Nhà nước cần luôn luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân. Các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân phải bình đẳng và không phụ thuộc vào việc theo tôn giáo nào hay không theo tôn giáo. Ưu tiên khuyến khích phát huy những nhân tố tích cực của tôn giáo, những giá trị đạo đức; chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước.
Thứ ba, thực hiện đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Thông qua quá trình cùng nhau đoàn kết xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao mức sống, lối sống và trình độ kiến thức của quần chúng, những người lao động có tín ngưỡng, tôn giáo sẽ dần dần đến với chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Khắc phục mặt này là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, gắn liền với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có tín ngưỡng. Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội của những phần tử phản động đội lốt tôn giáo. Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, đòi hỏi phải nâng cao cảnh giác kịp thời chống lại những âm mưu và hành động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân, nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng xã hội mới – giải quyết vấn đề này vừa phải khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thận trọng và có sách lược đúng.
Thứ năm, phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
***
Bài tập lớn bộ môn Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 26/04/2024 15:31
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…