Categories: Tổng hợp

Có phải học khối ngành khoa học xã hội là kém cỏi?

Published by

Không chỉ đơn giản là học thuộc lòng

Khối ngành khoa học xã hội (KHXH) bao gồm các môn: Ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân… còn khối ngành khoa học tự nhiên (KHTN) thì bao gồm các môn như: Toán, vật lý, hóa học, sinh học. Và từ trước đến nay luôn tồn tại sự so sánh giữa học sinh, sinh viên của hai khối ngành này.

Ngày càng nhiều người trẻ học khối ngành KHXH

‏Nhớ lại thời học ở bậc THPT khi phải chọn học giữa lớp thuộc khối KHXH và KHTN, Đặng Thị Thùy Trâm, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM kể từng bị ba mẹ ngăn cản không cho theo học lớp KHXH vì cho rằng những môn KHTN sau này sẽ có tương lai hơn.

Trâm cho biết: “Quan điểm của gia đình mình là các môn KHTN luôn quan trọng và cần thiết hơn, còn KHXH là những môn phụ, chỉ cần học cho biết. Vì vậy, ba mẹ mình cứ mặc định học KHTN mới là giỏi còn các môn KHXH thì ai học cũng được”.‏

‏Là thủ khoa khối C của trường trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021 nhưng trước đó Huỳnh Thị Thanh Cúc, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chịu rất nhiều những lời chê bai khối ngành mà mình theo đuổi.

“Không chỉ bị các bạn học tự nhiên coi thường mà ngay cả giáo viên dạy các môn tự nhiên cũng không xem trọng học sinh khối ngành xã hội. Mình vẫn nhớ như in một giáo viên nói với mình rằng học toán, lý, hóa mới học chứ sử, địa mà học làm cái gì. Ai cũng nghĩ các môn xã hội chỉ cần học vẹt chứ chả cần phải tư duy nên cứ mặc định học khối ngành xã hội là không giỏi bằng khối ngành tự nhiên‏‏”, Thanh Cúc kể lại.

Bất kể môn học nào cũng đòi hỏi người học cần phải có tư duy logic

‏Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1 (TP.HCM) cho biết: ‏‏”Tôi khẳng định quan điểm các môn thuộc khối ngành KHXH chỉ dành cho những học sinh giỏi học thuộc lòng, không có khả năng tư duy logic là quan điểm cũ và hoàn toàn sai lầm. Bất cứ môn học nào cũng có yếu tố khoa học và tư duy ở trong đó, kể cả các môn lịch sử, địa lý hay giáo dục công dân. Chương trình học, kiến thức là sản phẩm trí tuệ của nhân loại, rất đa chiều và có góc độ khoa học. Ngày nay, khuynh hướng ra đề hay giảng dạy của thầy cô là hướng học sinh đến việc phân tích và tư duy một vấn đề để các em hiểu sâu chứ không chỉ đơn giản là học thuộc lòng”. ‏

Mỗi người đều có một sở trường và lợi thế riêng

‏Việc quy chụp những bạn trẻ học khối KHXH là học kém, không có năng lực học các môn KHTN là không đúng. Từng dự định sẽ thi đại học khối A hoặc D nhưng vào cuối năm lớp 11, sau khi quyết định thay đổi ngành học, Hồ Lê Khánh Uyên, học sinh lớp 12, Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP.HCM) đã chuyển hướng thi khối C.

“Vì có nguyện vọng theo học ngành công tác xã hội của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nên mình đã chuyển mục tiêu sang khối C. Mình học khối C không phải vì không học được toán, lý, hóa mà vì đó là khối mà ngành mình muốn học xét tuyển được”, Khánh Uyên cho biết.

Mỗi người đều có sở trường và lợi thế riêng nên học khối tự nhiên hay xã hội cũng đều có thể theo đuổi ước mơ

‏Mặc dù theo học các môn tự nhiên nhưng Trần Đức Khánh, cựu học sinh lớp chuyên toán Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (tỉnh Quảng Nam), hiện đang là du học sinh của Trường ĐH Simon Fraser (Canada) chưa bao giờ xem thường những bạn học khối ngành KHXH.

“Mình nghĩ tự nhiên hay xã hội gì cũng giống nhau cả, đều có những nguyên tắc, logic riêng. Những bạn học xã hội thông minh theo cách mà những người học tự nhiên như mình không thể hiểu được. Cho nên mình rất ngưỡng mộ và tò mò về các bạn học KHXH”.‏

‏Khánh cũng cho biết bản thân từng làm việc chung với các bạn học khối ngành KHXH và nhận thấy mọi người đều rất có năng lực và tư duy nhạy bén. ‏‏”Mỗi người đều có một sở trường và lợi thế riêng. Cái quan trọng là biết điểm mạnh của mình ở đâu để phát huy và định hướng tương lai cho phù hợp. Cho nên, học khối tự nhiên hay xã hội cũng đều có thể theo đuổi được ước mơ và đam mê”, Khánh cho biết.‏

‏Ông Huỳnh Thanh Phú, cũng cho rằng không có khối ngành nào là tầm thường hơn, vấn đề là ở sở trường và sở thích của mỗi người. “Trong bất kỳ môn học gì cũng cần có tư duy logic thì mới đạt điểm cao. Cho nên điều quan trọng là phải biết thế mạnh của mình là gì, thích môn gì, từ đó theo đuổi và phát triển để sau này tìm được cho mình một ngành nghề phù hợp”, ông Phú cho hay. ‏

‏Ông Phú cũng đưa ra lời khuyên: “Các môn học luôn bổ trợ cho nhau, kiến thức tổng hợp của các môn giúp ích rất nhiều trong cuộc sống và trong công việc. Do đó, các em học sinh cần lưu ý rằng ưu tiên học các môn thế mạnh để thi vào đại học nhưng không được bỏ qua các môn học còn lại vì kiến thức nền tảng ở mỗi người cần phải có”. ‏

This post was last modified on 19/01/2024 05:02

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

5 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

6 giờ ago

12 con giáp muốn gặp QUÝ NHÂN cực dễ, chỉ cần áp dụng đúng 1 CHIÊU này!

12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…

9 giờ ago

Hãy dè chừng khi tiếp xúc với những con giáp là cao thủ tâm cơ này

Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…

9 giờ ago

Cách 12 con giáp trưởng thành sau khi va vấp, trải qua thất bại mới nếm mùi thành công

Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…

13 giờ ago

4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, đầu tư thất bại cuối tháng 11/2024

4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…

14 giờ ago