Trong lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, mang tính xuất phát điểm, định hướng, chịu sự quy định của những quy luật khách quan của xã hội, xuyên suốt nội dung, hình thức pháp luật, toàn bộ thực tiễn pháp luật, hoạt động xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, hành vi pháp luật, ý thức pháp luật.
Từ đó, chúng ta thấy rằng, nguyên tắc cơ bản của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành được hiểu là hệ thống các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và xuyên trong quá trình xử lý hành chính, gồm cả quá trình xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Có 10 nguyên tắc cơ bản của Luật Xử lý vi phạm hành chính với 06 nguyên tắc khi xử phạt vi phạm và 04 nguyên tắc khi áp dụng biện pháp xử lý. Chúng có mối liên hệ qua lại, mật thiết với nhau nhưng từng nguyên tắc cụ thể có sự thể hiện, cụ thể hóa với những mức độ, phạm vi khác nhau trong từng lĩnh vực điều chỉnh cụ thể của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Bạn đang xem: Nguyên tắc chứng minh trong vi phạm hành chính là gì?
Một trong những nguyên tắc cơ bản của xử phạt vi phạm hành chính là Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính, tại điểm đ, Khoản 1, Điều 3, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Vậy, nguyên tắc này được hiểu như thế nào, bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ giải đáp cho các bạn!
Trước đây, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 không quy định rõ ràng về trách nhiệm chứng minh vi phạm thuộc về cá nhân, tổ chức hay người có thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, trong thực tế khi áp dụng pháp lệnh, phát sinh nhiều bất cập trong việc chứng minh lỗi của người vi phạm thuộc về ai, và trong thời gian qua thì để có căn cứ xử phạt vi phạm hành chính, thì tổ chức xử phạt phải chứng minh được hành vi có lỗi vi phạm của người vi phạm, thì mới có căn cứ xử phạt, và ngược lại, người vi phạm muốn không bị xử phạt căn cứ vào hành vi của mình thì phải chứng minh ngược lại rằng hành vi của mình là không có lỗi.
Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ nó là có thật, là đúng với thực tế. Nhưng để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc.
Xem thêm : 14 cây cầu gây kinh ngạc nhất thế giới, đại diện nào của Việt Nam góp mặt?
Trong khi đó, ở quan hệ pháp luật hành chính, là một trong những quan hệ đặc thù mà Nhà nước trao quyền cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền được phép xử phạt và áp đặt ý chí trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc lạm quyền, và đảm bảo quyền con người, quyền công dân bình đẳng thì người vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh rằng mình không vi phạm và người có thẩm quyền cần đưa ra căn cứ người vi phạm vi phạm cái gì trên hành động thực tế của họ.
Do đó, nguyên tắc Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính nói chung nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của chủ thể và tránh sự lạm quyền của cơ quan nhà nước.
Để xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt phải chứng minh được cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi vi phạm trên thực tế. Nếu không chứng minh được có vi phạm hành chính trên thực tế thì không thể xử phạt và muốn xử phạt về hành vi vi phạm nào thì phải chứng minh có hành vi đó. Có như vậy, người có thẩm quyền mới có thể biết được cần xử phạt ai và xử phạt như thế nào để tránh sai sót. Mặc dù vậy, người có thẩm quyền đôi khi vẫn không có đủ thông tin cần thiết hoặc thông tin họ có không rõ ràng, chính xác nên có thể dẫn đến kết luận sai và ra quyết định xử phạt sai. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xử phạt, Luật năm 2012 đưa ra nguyên tắc cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ trong quy định về quyền giải trình của người bị xử phạt vi phạm hành chính như:
– Các trường hợp áp dụng thủ tục giải trình (Điều 61, VBHN số 31 VBHN/VPQH)
Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
Xem thêm : 30 tháng 1 là cung gì? Tính cách, tình yêu, sự nghiệp, sức khoẻ
Đối với hành vi vi phạm mà pháp luật quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình.
Theo đó, cá nhân, tổ chức khi vi phạm được giải trình trực tiếp hoặc giải trình bằng văn bản theo như thủ tục đã quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính
Giải trình trực tiếp là trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Giải trình bằng văn bản: bên cạnh quy định về các hình thức thực hiện quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm, Luật xử lý vi phạm hành chính cũng quy định, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/02/2024 07:55
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…