Trách nhiệm pháp lý là những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để hiểu thêm có mấy loại trách nhiệm pháp lý theo quy định hiện hành nhé!
Trách nhiệm pháp lý có nhiều loại, do đó việc phân loại có ý nghĩa quan trọng về cả phương diện lý luận và thực tiễn. Trong khoa học pháp lý, đưa ra nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại trách nhiệm pháp lý, cụ thể là:
Bạn đang xem: Có mấy loại trách nhiệm pháp lý theo quy định hiện hành?
Dựa theo chủ thể vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý được chia thành hai loại cơ bản là trách nhiệm pháp lý của cá nhân và trách nhiệm pháp lý của tổ chức.
Dựa trên sự phân loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý được chia thành bốn loại gồm: trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật.
Dựa vào ý chí của chủ thể về sự phân hóa hành vi vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý được chia thành trách nhiệm pháp lý đơn phương và trách nhiệm pháp lý đa phương.
Dựa vào thiệt hại thực tế của vi phạm pháp luật và phương thức bồi hoàn của chủ thể, trách nhiệm pháp lý được chia thành trách nhiệm pháp lý vật chất và trách nhiệm pháp lý phi vật chất.
Xem thêm : Top 10 Trường đại học đào tạo ngành Báo chí – truyền thông tốt nhất Việt Nam hiện nay
Dựa vào vai trò của chủ thể, trách nhiệm pháp lý được chia thành trách nhiệm chính thức và trách nhiệm liên đới.
Dựa theo lĩnh vực được pháp luật điều chỉnh, trách nhiệm pháp lý được nhận diện theo từng lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn: trách nhiệm pháp lý trong quản lý đất đai, trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực lao động, trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực xây dựng….
Theo quan điểm truyền thống và cũng có tính phổ biến, tương ứng với bốn loại vi phạm pháp luật là bốn loại trách nhiệm pháp lí, đó là trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật nhà nước và trách nhiệm dân sự.
Một hành vi vi phạm pháp luật có thể đồng thời xâm hại một hoặc nhiều khách thể, vì vậy, chủ thể có thể phải gánh chịu một hoặc nhiều loại trách nhiệm pháp lí. Tuy nhiên, nếu chủ thể đã gánh chịu trách nhiệm hình sự thì không phải chịu trách nhiệm hành chính và ngược lại, vì đây đều là các loại trách nhiệm của chủ thể vi phạm pháp luật trước nhà nước.
Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất do toà án áp dụng đối với các chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, phạt tiền, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình…
Trách nhiệm hành chính được áp dụng đối với chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hành chính có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề…
Trách nhiệm kỉ luật nhà nước được áp dụng đối với các chủ thể vi phạm kỉ luật nhà nước. Chủ thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật nhà nước có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, hạ bậc lưorng, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc, buộc thôi học… Loại trách nhiệm pháp lí này có thể đi kèm các loại trách nhiệm pháp lí khác nếu có hành vi phạm tội, vi phạm hành chính hay vi phạm dân sự mà đồng thời cũng vi phạm kỉ luật nhà nước.
Xem thêm : Thủ tục nhập học lớp 1 năm 2024-2025 như thế nào?
Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm dân sự. Chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; phạt vi phạm… Trách nhiệm dân sự cũng có thể đi kèm các loại trách nhiệm pháp lí khác nếu có hành vi phạm tội, vi phạm hành chính hay vi phạm kỉ luật nhà nước mà những hành vi này cũng xâm hại đến quyền dân sự của cá nhân, tổ chức trong xã hội (mà đồng thời cũng vi phạm dân sự).
Hiện nay, trong khoa học pháp lí còn có quan niệm về một số loại trách nhiệm pháp lí khác, chẳng hạn trách nhiệm hiến pháp, trách nhiệm vật chất… Tuy nhiên, những vấn đề này còn đang được tiếp tục tranh luận.
Bên cạnh trách nhiệm pháp lí theo pháp luật quốc gia còn có trách nhiệm pháp lí theo pháp luật quốc tế. Chủ thể phải gánh chịu loại trách nhiệm này chủ yếu là các quốc gia do vi phạm điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Có mấy loại trách nhiệm pháp lý theo quy định hiện hành?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu biết về mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsuxTiktok: https://www.tiktok.com/@luatsuxYoutube: https://www.youtube.com/Luatsux
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/02/2024 03:16
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024