Chuyên gia khuyên luộc chân gà bao nhiêu phút để giòn ngon hấp dẫn?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video luộc chân gà bao lâu thì chín

1. Luộc chân gà bao nhiêu phút?

Muốn chân gà giòn dai cần chú ý đến thời gian luộc. Nếu luộc chưa đủ sẽ khiến cho chân gà sống, vừa không thể chế biến các món ăn vừa ảnh hưởng đến sức khỏe. Còn nếu luộc quá lâu sẽ làm chân gà bị mềm, mất đi độ giòn dai của món ăn.

Thời gian tốt nhất được khuyên để luộc chân gà là từ 5 – 6 phút. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để món ăn chín, giữ nguyên được hương vị, độ giòn của da và không làm chân gà mềm, dính.

Trong quá trình luộc chân gà, một mẹo nhỏ để biết thịt đã chín hay chưa là dùng tăm nhọn chọc sâu vào phần da. Nếu như không còn nước đỏ rỉ ra nghĩa là chân gà đã chín hoàn toàn.

Muốn chân gà thơm ngon còn cần lựa chọn nguyên liệu sao cho tươi nhất. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn chân gà:

  • Chọn loại có màu sắc trắng hồng tự nhiên, chú ý phần xương nên có màu đỏ tươi. Không chọn chân có màu lạ, nhiều đốm xanh đốm đỏ.

  • Không nên chọn loại có dị tật, có u cục, bị dập nát hoặc tụ máu.

  • Chọn loại có độ đàn hồi tốt, sờ vào thấy săn chắc, không nên chọn loại chân gà bị nhớt hoặc có mùi hôi tanh.

  • Nên lựa chọn mua ở nơi uy tín, tránh tình trạng mua ở cơ sở không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có thể mua phải chân gà bẩn, kém chất lượng.

2. Cách luộc chân gà thơm ngon, giòn dai

Ngoài việc để ý về thời gian luộc, có rất nhiều cách chế biến chân gà khiến cho món ăn này trở nên thơm ngon. Dưới đây là cách luộc gà đơn giản mà bạn có thể tham khảo.

2.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Chân gà: Mua theo lượng vừa ăn.

  • Gừng tươi: 1 – 2 củ

  • Sả tươi: 3 – 4 củ

  • Lá chanh: 7 – 10 lá

  • Gia vị: Muối, dấm, chanh tươi, ướt tươi, bột canh

Trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào khẩu vị và số lượng người ăn.

2.2 Sơ chế nguyên liệu

Đây là bước đầu tiên trước khi luộc chân gà, tùy vào loại chân gà chuẩn bị mà cách sơ chế sẽ có phần khác nhau:

Đối với chân gà tươi:

  • Rửa qua với nước.

  • Bóc hết lớp màng màu vàng dính ở phần chân gà và móng.

  • Chặt bỏ phần móng gà, sau đó rửa qua với nước để loại bỏ trước các bị bẩn còn sót lại, tiếp tục rửa cho đến khi hết nhớt.

  • Pha loãng muối với nước trong bát to rồi cho chân gà vừa xử lý vào ngâm trong nước muối, có thể bóp qua chân gà với một chút dấm để khử mùi tanh.

  • Sau khi ngâm nước muối, rửa lại với nước sạch và để cho ráo nước.

Đối với chân gà đông

Chân gà đông lạnh, các bước sơ chế như sau:

  • Rã đông chân gà.

  • Thực hiện sơ chế tương tự như khí sơ chế chân gà tươi, cắt bỏ phần móng và loại bỏ màng trên chân gà.

  • Sau khi rửa với nước sạch thì ngâm trong nước muối loãng, có thể bóp với dấm để khử tanh.

  • Rửa kỹ cho đến khi sờ vào không còn nhớt, cuối cùng vớt ra để ráo nước.

Nguyên nhân khiến cho chân gà bị hôi, nhất khi luộc là do chế biến không kỹ. Bởi vậy trong quá trình sơ chế cần hết sức cẩn thận, không được bỏ qua bất cứ bước nào, đặc biệt là phải bóc sạch lớp màng màu vàng dính trên chân gà.

Đối với các loại nguyên liệu còn lại

  • Sả: Bóc bỏ lớp vỏ già của sả, rửa sạch sau đó 1 nửa chặt khúc, 1 nửa thái băm nhỏ.

  • Làm tương tự với gừng.

  • Có thể ướp qua chân gà với các loại gia vị gồm sả, gừng, lá chanh và gia vị (muối, hạt nêm…) trong thời gian khoảng 15 – 20 phút cho ngấm đều.

2.3 Các bước luộc chân gà

  • Xếp chân gà vào nồi nước lạnh, thả gừng với sả thái khúc vào nồi, để nước xâm xấp chân gà.

  • Bật bếp và luộc gà với mức lửa to nhất.

  • Khi nước sôi thì vặn nhỏ để bếp liu riu cháy.

  • Sau 5 – 6 phút thì tắt bếp (tính từ thời gian bắt đầu luộc).

  • Sau khi tắt bếp để gà trong nồi thêm 1 phút rồi vớt ra cho ngay vào tô nước lạnh.

  • Khi chân gà trở nguội và trở về trạng thái bình thường thì vớt ra để ráo.

  • Lúc này bạn có thể chế biến chân gà tùy thích, như ngâm sả tắc hoặc trộn gỏi.

Trên đây chỉ là cách cơ bản để luộc chân gà, ngoài ra tùy vào món ăn như luộc chân gà để thắp hương hoặc chân gà luộc với thuốc bắc mà thành phần chuẩn bị sẽ có phần khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung cách thực hiện cũng tương tự.

Bạn có thể kết hợp chân gà với nhiều cách chế biến để có được mùi vị thơm ngon, ví dụ như:

  • Chân gà trộn sả tắc

  • Chân gà rút xương ngâm sả tắc

  • Chân gà sốt thái

  • Chân gà ngâm mắm ướt

  • Chân gà chấm muối tiêu chanh

Sau khi luộc xong chân gà, bạn có thể sử dụng ngay. Nếu dùng không hết cần để nguội và bọc kín, sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên không nên để quá lâu để tránh làm ảnh hưởng đến mùi vị của món ăn.

Chỉ với vài bước chế biến, bạn đã có ngay cho mình món ăn thơm ngon hấp dẫn. Cùng vào bếp ngay hôm nay để làm món chân gà cho cả nhà cùng thưởng thức.