Categories: Tổng hợp

Kabrita Việt Nam

Published by
Video trẻ 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Thời gian trôi qua thật nhanh chóng, mới hôm nào con vừa chào đời và được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ, giờ đây đã bắt đầu chuyển sang chế độ ăn bổ sung. Điều quan trọng là ở quá trình này, nhu cầu dinh dưỡng và số lượng bữa ăn của trẻ luôn luôn thay đổi theo từng độ tuổi. Như vậy, làm thế nào mẹ biết được, trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ để xây dựng bữa ăn hợp lý, giúp con phát triển tốt? Giải đáp chi tiết cho vấn đề này được đề cập trong bài viết dưới đây. Mời các mẹ tiếp tục tham khảo!

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn bổ sung là từ 6 tháng tuổi trở lên. Lý do là lúc này hệ thống tiêu hóa đã có thể hấp thu và xử lý thức ăn thô, phức tạp hơn so với sữa mẹ. Nếu phụ huynh cho con ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) có thể khiến dạ dày tổn thương, tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Ngược lại, trẻ ăn dặm quá muộn dễ bị thiếu chất, dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần tìm hiểu bé mới ăn dặm ăn bao nhiêu là đủ để chuẩn bị thực đơn khoa học cho bé, đảm bảo quá trình ăn dặm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp con bắt kịp đà tăng trưởng ổn định.

Ngoài nắm rõ thời điểm bé được ăn bổ sung, mẹ cũng phải biết lần đầu cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ để xây dựng bữa ăn phù hợp với con.

Trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ: Mẹ đã biết chưa?

Thông thường, số lượng thức ăn và cữ ăn của trẻ tăng lên theo từng giai đoạn phát triển. Vì vậy, không có con số nhất định để đánh giá chung cho bé mới tập ăn dặm ăn bao nhiêu là đủ. Thay vào đó, phụ huynh nên tham khảo lượng thức ăn ở mỗi lứa tuổi của bé yêu. Cụ thể:

Đối với trẻ 6 tháng tuổi: Bé bắt đầu ăn dặm ăn bao nhiêu là đủ?

Ở các bữa ăn dặm đầu tiên, mẹ nên cho con làm quen với bột loãng, sền sệt hoặc các loại thức ăn xay/nghiền với hàm lượng từ 1 – 2 muỗng cà phê. Nếu nhìn thấy trẻ háo hức và thích thú với đồ ăn mới thì phụ huynh có thể tăng số lượng thực phẩm, cho đến khi trẻ ăn được 50 – 100ml mỗi lần. Thêm vào đó, trẻ 6 tháng tuổi chỉ nên ăn một bữa mỗi ngày, đồng thời cho con bú sữa 5 cữ, mỗi cữ 120 – 180ml.

>>> Tham khảo thêm: Bé 6 tháng tuổi ăn được gì? Thực phẩm và món ăn dinh dưỡng cho bé

Đối với trẻ 7 tháng tuổi

Bước qua tháng tiếp theo, em bé của mẹ đã ăn được đa dạng thực phẩm, bao gồm: bột gạo sữa, bột thịt heo, thịt gà, thịt bò, rau củ, sữa chua và phô mai. Các mẹ cần lưu ý điều này để thay đổi thực đơn mỗi ngày, kích thích khẩu vị để con ăn ngon miệng và không dễ bị ngán.

Ngoài ra, trẻ 7 tháng tuổi nên được bổ sung 2 – 3 bữa ăn/ngày. Mỗi bữa bao gồm 100 – 200ml bột/cháo, 100 – 120g thực phẩm giàu protein và 20 – 30g rau củ quả. Đừng quên rằng mẹ cũng phải cho con uống sữa với 3 – 4 cữ, mỗi cữ 180 – 220ml để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ.

>>> Đừng bỏ lỡ: Trẻ 7 tháng ăn được gì? Những lưu ý khi cho bé ăn dặm

8 – 9 tháng tuổi: Bé mới ăn dặm ăn bao nhiêu là đủ mỗi ngày?

Trẻ 8 tháng tuổi đã dùng được các loại thực phẩm chứa protein, glucid, lipid, vitamin và khoáng chất với hàm lượng theo khuyến nghị: 200ml bột/cháo, 50 – 60g thịt/tôm/cá, 50 – 60g rau củ quả và 15g dầu thực vật. Song song đó, mẹ cũng phải cho con tiêu thụ thức ăn trên đây từ 2 – 3 bữa, kết hợp thêm 1 – 2 bữa phụ và 4 cữ bú sữa, mỗi cữ 200 – 240ml.

>>Xem thêm: Lịch ăn dặm sinh hoạt cho bé 8 tháng tuổi

Đối với trẻ 9 tháng tuổi, dành cho các mẹ thắc mắc trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ thì chuyên gia khuyến khích, một ngày của con phải có 3 bữa chính. Mỗi bữa bao gồm 200ml cháo/bột và 4 nhóm thực phẩm cần thiết (thực phẩm giàu đạm – tinh bột – chất béo – vitamin khoáng chất); đồng thời cung cấp thêm 4 cữ bú (mỗi cữ 240ml) để trẻ được hấp thu đủ chất, từ đó có nhiều năng lượng cho hoạt động khám phá.

Bữa ăn của trẻ 8 – 9 tháng tuổi phải có 200ml bột/cháo, 4 nhóm thực phẩm cần thiết và 4 cữ bú sữa mỗi ngày.

Đối với trẻ 10 – 12 tháng tuổi

Từ 10 đến 12 tháng tuổi, lượng bột/cháo trẻ ăn được tăng thêm 250 – 300ml. Ngoài ra, trẻ cũng bắt đầu ăn cơm nát ở giai đoạn này nên mẹ có thể bổ sung 25g gạo tẻ nấu nhừ; kết hợp với 15g tôm/thịt/cá, 10g rau củ thái nhỏ và 5g dầu thực vật trong bữa ăn của trẻ, để đảm bảo dinh dưỡng tối ưu giúp con được tăng trưởng tốt.

Cùng với 3 bữa chính một ngày, trẻ phải được cho bú thêm 4 cữ, mỗi cữ 240ml sữa để đảm bảo thể lực tốt, cho trẻ rèn luyện kỹ năng vận động mới như bò, đứng, tập đi.

>>> Dành cho mẹ: Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi mẹ cần lưu ý điều gì?

Đối với bé 12 – 24 tháng tuổi: Cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Đến giai đoạn này, có lẽ các mẹ đã quen với việc xây dựng bữa ăn cho con và không còn bối rối trước thắc mắc trẻ mới ăn dặm ăn bao nhiêu là đủ.

Theo đó, từ 12 đến 24 tháng tuổi, trẻ đã có thể ăn đa dạng thực phẩm như cháo (250 – 300ml), gạo tẻ nấu thành cơm nát (40g), tôm tươi lột vỏ giã nhuyễn (25g), trứng gà (30g), thịt bò/lợn/gà (25g), rau củ thái nhỏ (10-15g), mỡ/dầu ăn (7,5 – 10g) và uống nước vừa đủ.

Số lượng thức ăn trên đây cũng phải được duy trì trong 3 bữa chính, đồng thời cho con bú 2 – 3 cữ (tổng cộng là 460 – 700ml/ngày) để tăng cường canxi, chất béo và protein, thúc đẩy quá trình phát triển sau này. Sau 24 tháng tuổi, phụ huynh nên cho con ăn cơm cùng với gia đình để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, cũng như kết nối tình cảm giữa trẻ với bố mẹ.

Lưu ý: Hàm lượng dinh dưỡng ở các nhóm thực phẩm trên đây chỉ mang tính chất tham khảo do thể trạng ở mỗi bé là khác nhau. Tốt nhất, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có chỉ định phù hợp giúp con phát triển tốt.

Các nhóm thực phẩm nên bổ sung cho trẻ khi ăn dặm

Không chỉ nắm rõ bé mới ăn dặm ăn bao nhiêu là đủ, phụ huynh cũng phải cân đối 4 nhóm thực phẩm sau đây trong bữa ăn, để trẻ nạp đủ dưỡng chất và qua đó khôn lớn khỏe mạnh:

Thực phẩm giàu chất đạm

Chất đạm giúp trẻ phát triển thể chất, tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ ốm vặt. Mẹ nên xây dựng bữa ăn cho trẻ có đầy đủ đạm động vật (thịt, cá, hải sản) và đạm thực vật (các loại đậu, rau củ). Tránh bổ sung một loại quá nhiều (ví dụ như đạm động vật) có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ.

Đạm là một trong những chất dinh dưỡng không thể thiếu khi xây dựng bữa ăn cho trẻ mỗi ngày.

Thực phẩm giàu chất béo

Chất béo là dung môi để tăng hấp thu vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K trong thực phẩm, giúp trẻ được phát triển tốt hơn. Thông thường, chuyên gia khuyến khích mẹ nên cho con tiêu thụ dầu thực vật giàu chất béo như dầu cá hồi, dầu mè hoặc dầu hướng dương để kích thích hoàn thiện chức năng não bộ.

Thực phẩm giàu tinh bột

Tinh bột có vai trò cung cấp năng lượng, cần thiết cho hoạt động vui chơi, vận động và khám phá của trẻ. Một số thực phẩm giàu tinh bột mẹ nên bổ sung vào bữa ăn của con bao gồm cháo, khoai nghiền, bột yến mạch hoặc súp khoai tây thịt bò.

Thực phẩm giàu vitamin

Vitamin hỗ trợ nâng cao đề kháng và bảo vệ sức khỏe của trẻ tối ưu. Thực phẩm giàu vitamin bao gồm sữa, rau củ, thịt, cá, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây.

Thực phẩm giàu khoáng chất

Các loại thực phẩm như quả hạch, rau họ cải, đậu, hạt, động vật có vỏ rất giàu khoáng chất Canxi, Sắt, Lysine, Kẽm, Crom hoặc Selen. Qua đó, không chỉ cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao đều đặn mà còn duy trì hoạt động của cơ quan, ví dụ như tim mạch, tiêu hóa, thận.

Một vài lưu ý nên biết khi cho trẻ ăn dặm

Các mẹ đã nắm rõ bé mới ăn dặm ăn bao nhiêu là đủ qua thông tin trên đây. Ngoài ra, còn có một số lưu ý phụ huynh nên nắm rõ để giúp con ăn dặm hiệu quả, hấp thu tốt và phát triển đạt chuẩn:

  • Mẹ nên chế biến thức ăn mềm, loãng và nghiền nhỏ để trẻ dễ dàng hấp thu, tránh nguy cơ hóc – nghẹn khi ăn.
  • Xây dựng thực đơn đa dạng, không bị trùng lặp giữa các ngày để trẻ ăn ngon miệng và không cảm thấy ngán.
  • Không nêm nếm muối, đường, nước mắm vào bữa ăn của trẻ vì điều này khiến cơ quan như thận, dạ dày hoạt động quá tải, từ đó nguy hại cho sức khỏe tổng thể.
  • Phụ huynh nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, như vậy giúp trẻ hấp thu nhanh và tiêu hóa tốt hơn.
  • Đảm bảo nấu chín thực phẩm và sau khi nấu, phải cho trẻ ăn ngay trong vòng 2 giờ. Tránh cho con dùng thức ăn để lâu ngày vì có thể tác động xấu đến sức khỏe đường ruột.
  • Quan sát và theo dõi phản ứng của trẻ khi sử dụng các loại thực phẩm mới, để qua đó phát hiện sớm tình trạng dị ứng (nếu có).

Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm là không được ép con ăn, mà cần khuyến khích, động viên, cũng như chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ dễ hấp thu.

Bài viết trên đây vừa giải đáp chi tiết cho thắc mắc trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ. Phụ huynh hãy tham khảo để có thể biết cách xây dựng bữa ăn hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ theo từng giai đoạn. Ngoài ra, đừng quên cho trẻ uống đủ sữa mỗi ngày vì đây là nguồn dưỡng chất quan trọng, cần thiết đối với sức khỏe và sự phát triển lâu dài của con.

Cũng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh, tạo nền tảng cho con phát triển tốt. Trường hợp mẹ ít sữa hoặc không thể cho trẻ bú vì một lý do nào đó thì sữa công thức là lựa chọn thay thế phù hợp. Trong đó, mẹ nên ưu tiên sữa bột mát dịu từ thiên nhiên, giúp nâng niu và nuôi dưỡng hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tạo điều kiện cho trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất và phát triển toàn diện trong năm tháng đầu đời.

Hiện nay, sữa dê Kabrita là lựa chọn thông thái mà nhiều phụ huynh tin chọn. Sản phẩm nổi bật với công thức mát dịu nhờ kế thừa từ sữa dê nguyên bản: có đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1-casein thấp, tạo ra nhiều mảng sữa mềm và lỏng, giúp trẻ dễ dàng hấp thu, tiêu hóa tốt hơn. Sữa dê Kabrita còn có HMO và Nucleotides dồi dào, hỗ trợ nâng cao đề kháng, bảo vệ đường ruột khỏi mầm bệnh xung quanh, qua đó phát triển tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ.

Đặc biệt, sản phẩm được cải tiến theo công thức độc quyền, bao gồm tỷ lệ đạm whey:casein tối ưu, hạn chế hình thành các mảng sữa đông, ngăn ngừa đầy hơi, chướng bụng hoặc táo bón ở trẻ. Chất xơ GOS kết hợp với Beta – palmitate thúc đẩy hoạt động tiêu hóa; DHA và ARAs hoàn thiện não bộ, tăng khả năng nhận thức, tư duy ở trẻ. Cuối cùng là 22 loại vitamin – khoáng chất giúp trẻ có miễn dịch tốt, giàu năng lượng và khỏe mạnh tự nhiên từ bên trong để thỏa sức khám phá thế giới bên ngoài.

Sữa dê Kabrita với nguồn dinh dưỡng mát dịu từ thiên nhiên, giúp con được tiêu hoá khoẻ, hấp thu tốt dưỡng chất và từ đó bắt kịp đà tăng trưởng ổn định.

Không chỉ được kiểm tra nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu, sữa dê Kabrita còn “ghi điểm” với hương vị thơm béo, mát, dịu nhẹ, phù hợp với khẩu vị của con. Nhờ đó, trẻ có thể làm quen nhanh chóng ngay từ lần thử đầu tiên và yêu thích uống sữa mỗi ngày để phát triển toàn diện. Bố mẹ có thể CLICK VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm về sữa dê Kabrita.

>>> Xem thêm:

  • Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân do đâu?
  • Những thực phẩm ăn dặm giúp bé tăng cân ổn định
  • Những điều cần biết về thức ăn dặm đặc dành cho trẻ

This post was last modified on 31/03/2024 00:41

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

11 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

11 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

14 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

19 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

19 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

21 giờ ago