Categories: Tổng hợp

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo và những điều cần biết để cứu mèo bị giảm bạch cầu

Published by

Mèo bị giảm bạch cầu là một căn bệnh nguy hiểm và có tốc độ lây lan vô cùng nhanh. Bệnh giảm bạch cầu của mèo nếu nặng có thể dẫn đến tử vong, do đó người nuôi mèo cần hết sức cẩn thận và nắm bắt được những kiến thức cơ bản về căn bệnh nguy hiểm này, để có thể can thiệp kịp thời và cứu giúp cho thú cưng của mình.

Bệnh giảm bạch cầu là gì?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn được gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm, bệnh care hay bệnh máu trắng ở mèo. Việc giảm bạch cầu là tác hại gây ra bởi một loại virus Feline Panleukopenia (FPV), chúng là một loại virus cực kỳ cứng đầu và khó điều trị. Bởi vì chúng đề kháng với hầu hết các loại thuốc sát trùng.

Không những thế, loại virus này còn không ngừng sinh sôi và phát triển vô cùng nhanh, chỉ với 24 giờ nhiễm bệnh, chúng đã có thể phát triển và phân bổ khắp nơi trong cơ thể. Điều đáng nói là chúng sẽ làm suy giảm bạch cầu và gây nguy hiểm đến tính mạng của vật chủ bị nhiễm.

Các triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo

Khi mèo bị giảm bạch cầu sẽ xuất hiện một vài triệu chứng như sau:

  • Bắt đầu biếng ăn hoặc không thể ăn nổi.
  • Mệt mỏi yếu ớt và rụng lông nhiều.
  • Thường xuyên nôn khan, nôn ra dịch vàng bọt trắng, chảy dãi với mùi hôi khó chịu.
  • Tiêu chảy cấp, mất nước trầm trọng gây nên mất tiếng, khàn tiếng.
  • Mắt trũng, lờ đỡ và kèm nhèm.
  • Mũi miệng bị thâm đen.
  • Xuất hiện một vài triệu chứng liên quan đến thần kinh như cơ thể run rẩy, lắc lư, đi đứng loạng choạng và không giữ được thăng bằng.
  • Mức độ nặng nhất chính là bị co giật động kinh.

Nguyên nhân giảm bạch cầu ở mèo

Có ba nguyên nhân giảm bạch cầu ở mèo chủ yếu và phổ biến như sau:

Bị lây truyền từ mèo mẹ mang thai bị sanh non hoặc sảy thai

Trong trường hợp này, mèo sẽ có sẵn độc tố hoặc virus bạch cầu, gây rối loạn tủy và bạch huyết trong cơ thể và tạo ra những bạch cầu ác tính.

Khi mèo con được sinh ra từ mèo mẹ mắc bệnh có thể chết hàng loạt trong vài ngày, tệ hơn là trong vài giờ đồng hồ. Bởi vì vào giai đoạn này mèo rất yếu, hệ miễn dịch chưa đủ lớn để chống chọi được với các virus gây bệnh.

Còn đối với những mèo lớn thì có được một phần hệ miễn dịch chống chịu sẽ kéo dài được một thời gian, tuy nhiên chúng cũng có thể tử vọng trong thời gian từ vài ngày đến một tuần.

Mèo bị tiếp xúc với các loài động vật mang mầm bệnh

Khi bầy mèo nuôi có mèo bị bệnh bạch cầu, bệnh sẽ nhanh chóng lây lan. Các đường lây nhiễm phổ biến như tiếp xúc chung vật dụng ăn uống, liếm lông đều có thể lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, do đó việc tiếp xúc gần gũi và ăn chung thức ăn chính cần được “cách ly” ngay lập tức.

Mèo đi đến những ổ dịch chứa nhiều mầm mống gây bệnh nguy hiểm

Một số nơi như lò giết mổ, nơi chứa các loại chất thải và phủ tạng mèo đều là những địa điểm nguy hiểm mà mèo không nên đến. Đây chính là nơi chứa nhiều nguyên nhân giảm bạch cầu ở mèo nhiều nhất và nguy hiểm nhất.

Cách chữa giảm bạch cầu ở mèo

Câu hỏi đặt ra là mèo bị giảm bạch cầu có chữa được không? Đáp án là có thể được, tuy nhiên tùy vào thể trạng của mèo và giai đoạn bệnh mà sẽ có những phương pháp áp dụng khác nhau. Trước đó, ta cần tuân thủ tối thiểu hai nguyên tắc sau:

  • Thứ nhất, phải cách ly mèo bệnh ra khỏi những chú mèo hoặc động vật mạnh khỏe bình thường.
  • Thứ hai, luôn luôn chú ý giữ ấm cho mèo bệnh.

Sau đó, tùy theo dấu hiệu mèo bị giảm bạch cầu mà ta có thể xem xét những phương án phù hợp:

Đối với các dấu hiệu bệnh nhẹ

Thời điểm vàng để điều trị căn bệnh này là trong 3 ngày đầu nhiễm bệnh, trong thời gian này các triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự chăm sóc chúng tại nhà với sự tư vấn và giúp đỡ từ người có chuyên môn, ví dụ như bác sĩ thú y:

  • Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho mèo bệnh. Nên kiêng một số đồ ăn tanh, có thể ưu tiên thịt bò, thị lợn luộc và trộn ít B1 cùng phô mai. Lưu ý cho mèo ăn lúc đồ ăn còn ấm.
  • Đến khi mèo có một số biểu hiện hồi phục, cũng cần phải thường xuyên theo dõi đồng thời tiếp tục cách ly thêm ít nhất 2 tháng để phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh và lây cho các động vật khỏe mạnh khác. Bạn vẫn cần cách ly mèo với những chú mèo khác tối thiểu 2 tháng.
  • Trong thời gian đó cũng nên lưu ý chăm sóc và giữ ấm cho mèo. Thức ăn cũng nên giữ ấm trước khi cho ăn và không uống nước quá lạnh.
  • Sau 2 tháng bình phục, bạn có thể cho mèo đi tiêm phòng để chấm dứt bệnh hoàn toàn.

Đối với các dấu hiệu bệnh nặng

Sau 3 ngày nhiễm bệnh, khi các dấu hiệu mèo bị giảm bạch cầu trở nên ngày càng nghiêm trọng, bạn cần đưa đến các trung tâm thú y để được hỗ trợ chữa bệnh.

Trường hợp mèo chưa xuất hiện triệu chứng chảy dãi

Bạn tốt nhất nên cho chúng ăn đầy đủ để bổ sung đề kháng và thể lực, nếu chúng không muốn ăn bạn có thể kích thích sự thèm ăn của chúng bằng các món yêu thích. Tốt nhất nên sử dụng các loại đồ ăn mềm, dễ nhai và dễ tiêu hóa cho chúng.

Tuy nhiên đối với mèo con thì tốt hơn hết nên cho chúng ăn các thức ăn dạng lỏng như sữa, cháo lỏng. Chia ra từng bữa nhỏ trong ngày để giúp chúng dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, mèo con thường mẫn cảm, thiếu an toàn, đặc biệt là những lúc bệnh, do đó nên dành nhiều thời gian ở bên để chúng không kêu gào mất sức.

Trường hợp mèo đã xuất hiện triệu chứng chảy dãi

Trong trường hợp này, cách chữa giảm bạch cầu ở mèo tốt nhất chính là hãy đưa bé đến ngay các cơ sở thú y để được tiếp nhận điều trị bởi các chuyên gia.

Phương pháp phòng ngừa bệnh mèo bị giảm bạch cầu hiệu quả nhất

Giảm bạch cầu là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho an toàn tính mạng của mèo, quan trọng hơn hết là thời gian xuất hiện triệu chứng đến khi tử vong là vô cùng ngắn. Do đó điều tốt nhất chính là phòng ngừa bằng các vắc xin tiêm phòng bệnh giảm bạch cầu cho thú nuôi hàng năm.

Thời gian tiêm phòng tốt nhất cho mèo chính là vào tuần tuổi thứ 8, hoặc sau 2 tháng kể từ khi mèo khỏi bệnh. Thông thường vắc xin ngừa giảm bạch cầu có hiệu lực trong vòng vài năm, tuy nhiên tốt nhất nên đưa mèo đến khám và tiêm phòng mỗi năm để đạt mức đề kháng tốt nhất cho thú cưng.

Đặc biệt, nếu bạn mua bán mèo, cần quan tâm chăm sóc sức khỏe của mèo để tránh tổn thất về tài chính lẫn tinh thần khi mất đi chú mèo yêu quý.

Ngoài việc tiêm phòng, bạn nên lưu ý cách ly và hạn chế vật nuôi tiếp xúc với các loài động vật hoang dã khác. Vì chúng rất dễ mang mầm bệnh nguy hiểm và lây lan cho thú nuôi của mình.

Mèo không chỉ là thú cưng mà còn là một thành viên gắn bó với nhiều gia đình, do đó đừng lơ là mà hãy thường xuyên quan tâm và quan sát những biểu hiện của chúng. Việc này sẽ giúp ta có thể kịp thời phát hiện bệnh trạng của mèo, từ đó có những phương pháp xử lý kịp thời, tránh những điều tiếc nuối xảy ra.

? Tham khảo các bé Mèo đáng yêu, khỏe mạnh, tiêm chủng đầy đủ… đang được mua bán tại Chợ Tốt!

This post was last modified on %s = human-readable time difference 05:09

Published by

Bài đăng mới nhất

Bày cách khiến 12 con giáp rung động, để tình yêu mãi luôn nồng nàn

Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn

3 phút ago

Lập Đông 2024 là ngày nào? Đón mùa Đông lạnh giá, ai được Thần Tài ưu ái đặc biệt?

Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…

7 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có phải người giàu tham vọng?

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?

7 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp vượng công danh ngày 5/11/2024, tha hồ bộc lộ năng lực

Tử vi hôm nay: 4 con giáp ngày 5/11/2024 sẽ phát tài, thoải mái thể…

8 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 5/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG lấy may

Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…

22 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Dần hoang mang, Tuất áp lực

Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…

22 giờ ago