Xử phạt hành chính Tội cố ý gây thương tích cho người khác

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu hình sự thì người phạm tội sẽ bị xử phạt hành chính (phạt tiền). Cùng Luật A+ xem thử mức phạt hành chính tội cố ý gây thương tích là bao nhiêu nhé!

1. Xử phạt hành chính tội cố ý gây thương tích là gì?

Xử phạt hành chính đối với tội cố ý gây thương tích là việc người có thẩm quyền xử áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho người khác theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ: Trong lúc đang nhậu, A và B lời qua tiếng lại dẫn đến đánh nhau, sau đó B đánh A, người dân đã gọi công an xã xuống can ngăn và công an xã đã lập biên bản xử phạt hành chính với B về hành vi đánh người với mức phạt 5.000.000 đồng.

xử phạt hành chính tội cố ý gây thương tích 01
Hành vi cố ý gây thương tích có thể sẽ bị xử phạt hành chính (phạt tiền) theo quy định của pháp luật.

2. Cố ý gây thương tích cho người khác bị phạt bao nhiêu tiền?

Người có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền theo quy định tại Điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;”

Như vậy, hành vi cố ý gây thương tích cho người khác chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định ở trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Ngoài ra còn có hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật gây thương tích (Khoản 13 Điều 7) và phải chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bị gây thương tích (Khoản 14 Điều 7).

3. Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành chính trong vụ việc cố ý gây thương tích?

Cơ quan nào tiếp nhận vụ việc cố ý gây thương tích thì cơ quan đó sẽ có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi đó theo quy định tại Chương 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Thông thường, phần lớn người dân sẽ tìm đến các cơ quan sau để được giải quyết khi xảy ra các vụ việc cố ý gây thương tích:

  • UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh (Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP);
  • Công an nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh (Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
xử phạt hành chính tội cố ý gây thương tích 02
Khi nhận thấy ai đó có hành vi cố ý gây thương tích, hãy báo ngay cho cảnh sát, công an nơi gần nhắt.

4. Người nhà nạn nhân có được đề xuất mức phạt tiền hay không?

Người nhà nạn nhân không được đề xuất mức phạt tiền đối với hành vi cố ý gây thương tích bởi lẽ mức xử phạt đã được pháp luật quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, tùy vào mức độ và hậu quả của hành vi gây thương tích mà người phạm tội sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

không được đề xuất mức phạt tiền, người nhà nạn nhân có thể đề xuất mức bồi thường thiệt hại khi các bên trao đổi trực tiếp với nhau để giải quyết vụ việc.

5. Người phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác có phải bồi thường thiệt hại về tinh thần không?

Người phạm tội cố ý gây thương tích phải bồi thường tổn thất tinh thần cho nạn nhân do sức khỏe bị xâm phạm theo Khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm các khoản bồi thường như sau:

  • Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
  • Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận;
  • Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, mức bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm là không quá 90 triệu đồng.

xử phạt hành chính tội cố ý gây thương tích 03
Người phạm tội cố ý gây thương tích phải bồi thường thiệt hại tinh thần cho nạn nhân. số tiền bồi thường không vượt quá 90 triệu.

6. Luật sư tư vấn Hình sự

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các vấn đề hình sự bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến hình sự;
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện;
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án.

Lý do chọn Luật A+:

Giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm

Đội ngũ luật sư của Luật A+ đều là các luật sư xuất sắc, nắm rõ các quy định pháp luật, hiểu cách vận hành của cơ quan tố tụng và cơ quan Đảng giám sát. Ngoài ra các luật sư A+ đã chinh chiến và dày dạn kinh nghiệm ở các vụ án hình sự.

Thấu hiểu

Luật sư A+ thấu hiểu nỗi sợ hãi và hoang mang của thân chủ khi đối diện với một tình huống có thể phải ở tù, có thể sẽ bị oan sai, mong muốn được hỗ trợ hết mức 24/7 từ chuyên môn đến sự an tâm tâm lý. Vì thế chúng tôi sẽ làm hết khả năng để đem lại sự an tâm và công bằng cho thân chủ, khách hàng.

Cam kết đến cùng

Hành trình giành được công bằng cho khách hàng có thể sẽ không thuận lợi và bằng phẳng. Hành trình đó có thể phải trải qua nhiều năm với nhiều cấp xét xử. Luật sư A+ cam kết sẽ đi cùng và bảo vệ khách hàng cho đến khi nào công lý, công bằng được thực hiện.

Như vậy, nếu có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác nhưng không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn có thể phải nộp phạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, quý khách hàng vui lòng liên hệ luật sư A+ qua email: contact@apluslaw.vn hoặc qua sđt: 0899511010 để được hỗ trợ và tư vấn.