Sản xuất và tiêu dùng bền vững là xu hướng thiết thực và bắt buộc đối với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội. Trong quá trình này, doanh nghiệp và người tiêu dùng là hai chủ thể quan trọng có sự tương tác, quan hệ chặt chẽ với nhau.
Để bảo đảm hiệu quả quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững, việc nâng cao nhận thức của chủ thể hoạt động là giải pháp có tính căn cơ và yếu tố quyết định cho sự thành công. Đây cũng là một trong các nội dung chính được đề cập tại Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại,” ngày 1/8, do Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Đài Tiếng nói Việt Nam và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phối hợp, Văn phòng sản xuất và tiêu dùng bền vững phối hợp tổ chức.
Bạn đang xem: Người tiêu dùng đóng vai trò quyết định trong chuỗi sản xuất bền vững
Thống nhất tiếng nói và hành động
Tại diễn đàn, ông Lê Triệu Dũng, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, nhấn mạnh sản xuất và tiêu dùng bền vững là quá trình lâu dài, do đó không thể kỳ vọng thành công trong thời gian ngắn. Quá trình này đòi hỏi sự tham gia của tất cả chủ thể trong xã hội. Trong đó, người tiêu dùng là nhân tố đóng vai trò quyết định. Họ là đối tượng thụ hưởng đồng thời là động lực, là mục tiêu để các chủ thể khác hướng tới.
Trên thực tế báo cáo năm 2023 của Nielsen IQ cho biết 49% người tiêu dùng tham gia khảo sát, chia sẻ đã mang túi riêng hoặc sử dụng túi tái chế khi đi mua thực phẩm và đồ dùng thiết yếu. Bên cạnh đó, 47% người cho hay đang hình thành thói quen mua đồ cần thiết và tránh lãng phí và 45% người có ý thức phân loại rác tái chế và tiết kiệm điện.
[Thúc đẩy kinh tế nông nghiệp tuần hoàn hướng đến sản xuất xanh]
Xem thêm : Sữa Similac
Nghiên cứu này cũng chỉ rõ sự kỳ vọng của người tiêu dùng với doanh nghiệp về những sáng kiến và hành động thiết thực nhằm cải thiện môi trường. Cụ thể, 38% người tiêu dùng đánh giá sáng kiến và hành động thiết thực của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường là cực kỳ quan trọng.
Một khảo sát khác mới đây về xu hướng tiêu dùng xanh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty Intage Việt Nam, cho thấy tiêu dùng Xanh đang trở thành vấn đề tất yếu. Phần lớn những người tiêu dùng tham gia khảo sát chia sẻ đã nhận thức được sự cần thiết của các hoạt động bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, họ từng bước thay đổi hành vi, thói quen để có các tác động tích cực đến môi trường.
Khẳng định sản xuất và tiêu dùng bền vững đã và đang trở thành xu hướng rõ nét tại các quốc gia, đặc biệt là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt, ông Dũng cho biết diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại” là sự kiện để thống nhất tiếng nói và hành động chung giữa nhà quản lý – nhà sản xuất – nhà phân phối – người tiêu dùng, từ đó góp phầp xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.
Với những nội dung trao đổi tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp đã chia sẻ “bức tranh” tổng thể về hoạt động sản xuất, tiêu dùng bền vững cũng nhu cầu và sự tham gia của người tiêu dùng, sự vào cuộc từ phía các cơ quan quản lý.
Các bên đồng hành vào cuộc
Đồng tình với đánh giá trên, ông Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình chia sẻ, tỉnh đã có Quyết định số 2583/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 về triển khai Chương trình hành động Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030. Đây là căn cứ để các sở, ban, ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ hướng tới nhiệm vụ và mục tiêu được giao.
Xem thêm : Có được đứng tên trên giấy đăng ký xe ô tô khi chưa có bằng lái không?
Để triển khai các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững đảm bảo được sâu rộng và đạt được các mục tiêu đề ra theo giai đoạn, Tỉnh đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành rà soát, góp ý ban hành các tiêu chí, công cụ hướng dẫn về sản xuất và tiêu dùng bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Tỉnh đã ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, tiêu chuẩn và hướng dẫn về nhãn sinh thái, thiết kế bền vững…. Từ đó, Hòa Bình tổ chức bố trí kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ đồng thời thay đổi thói quen tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân, nâng cao ý thức cộng đồng và thúc đẩy quá trình sản xuất, tiêu dùng bền vững hướng đến nền kinh tế tuần hoàn.
Trong tháng Sáu vừa qua, Hòa Bình đã triển khai đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030.” Trong đó, khoảng 50% doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối được hỗ trợ hướng dẫn, áp dụng các giải pháp về sản xuất sạch và tiết kiệm năng lượng. Bêm cạnh đó, Tỉnh đã triển khai chương trình với mục tiêu giảm 60% tỷ lệ sử dụng bao bì khó phân hủy tại các chợ dân sinh và các trung tâm thương mại, siêu thị; 55% các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp áp dụng đổi mới công nghệ theo hướng sạch, thân thiện với môi trường; 70% doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn.
Đặc biệt, Hòa Bình hướng tập trung hỗ trợ đối với các cơ sở, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, nhằm hình thành chuỗi sản xuất sạch theo từng lĩnh vực (như nông, lâm, thủy sản, xây dựng, hàng tiêu dùng, cơ khí chế tạo, điện-điện tử…) kết nối với hệ thống các siêu thị, trung tâm phân phối bán lẻ. Theo ông Liêm, tiêu dùng bền vững chính là “chìa khóa” cho công cuộc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an sinh xã hội, do đó cần phải hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ từ sản xuất xanh-phân phối xanh-tiêu dùng xanh.
Chia sẻ kinh nghiệm tại diễn đàn, ông Vijay Kumar Pandey, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thực phẩm sữa TH, Tập đoàn TH, cho biết Tập đoàn đã khởi dựng mô hình kinh tế theo hướng tuần hoàn, kiểm soát toàn bộ chuỗi sản xuất từ đồng cỏ đến ly sữa bằng ứng dụng công nghệ cao, giảm thiểu phát thải trong từng mắt xích của chuỗi sản xuất.
Ông Vijay cho biết mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cũng được áp dụng ở tất cả các đơn vị thành viên chính của Tập đoàn. Trong chuỗi sản xuất, các sản phẩm phụ và rác thải của quy trình này sẽ quay trở thành nguyên liệu đầu vào của một quy trình khác. Ở đó, vòng đời của vật liệu được duy trì lâu nhất có thể trước khi thải ra môi trường, từ đó phát thải được giảm thiểu.
Lãnh đạo Công ty Thực phẩm sữa TH nhấn mạnh: “Hiện, Tập đoàn TH cũng thực hiện các giải pháp tiêu dùng thân thiện với môi trường, như thay thế túi nylon, thìa nhựa, ống hút từ nhựa dùng một lần bằng nhựa sinh học và tiến tới hạn chế phát túi nylon sinh học tới người tiêu dùng. Năm 2022, hệ thống TH true Mart đã giảm được 15% so với mức sử dụng túi trung bình, tương đương tiết kiệm 19 tấn túi nylon sinh học. Chỉ bằng hành động cắt ½ thìa sữa chua (bằng nhựa sinh học) và đặt mục tiêu giảm 100% thìa sữa chua ra thị trường, dự kiến sẽ giảm được từ 130 – 260 tấn rác thải nhựa ra môi trường mỗi năm.”/.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 21/04/2024 05:21
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024