Cảm Xuyên Hương Có Dùng Được Cho Phụ Nữ Cho Con Bú Không?

Tìm hiểu về bài thuốc cảm xuyên hương?

Để giải đáp thắc mắc cảm xuyên hương có dùng được cho phụ nữ cho con bú không, chúng ta cần tìm hiểu về bài thuốc này trước. Bài thuốc có thành phần gồm 6 loại thảo dược là cam thảo, sinh khương, quế chi, hương phụ, bạch chỉ và xuyên khung. Bài thuốc được nhiều người áp dụng khi muốn điều trị cảm cúm vì mang đến hiệu quả cao.

cam-xuyen-huong-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-1
Cảm xuyên hương là sự kết hợp của 6 vị thuốc khác nhau

Hiện nay, bài thuốc được các đơn vị nghiên cứu và phát triển thành sản phẩm chữa cảm trên thị trường, với mức giá tương đối phải chăng. Tuy nhiên, cảm xuyên hương có dùng được cho phụ nữ cho con bú không vẫn là trăn trở của rất nhiều người. Hãy tiếp tục cùng Đa khoa Phương Nam tìm câu trả lời nhé.

Tìm Hiểu Thêm Về Sản Khoa

  • Panadol cảm cúm có dùng cho phụ nữ cho con bú
  • Mẹ cảm cúm có nên cho con bú không?
  • Tiết lộ cách trị cảm cúm cho bà bầu cực hay

Cảm xuyên hương có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?

cam-xuyen-huong-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-2
Phụ nữ cho con bú không nên dùng cảm xuyên hương

Cảm xuyên hương có dùng được cho phụ nữ cho con bú không? Theo các chuyên gia, nếu mẹ dùng cảm xuyên hương trong thời gian cho con bú, nguy cơ dẫn đến tình trạng tắc sữa là rất cao. Từ đó, bé sẽ không nhận đủ lượng sữa cần thiết và buộc phải cai sữa mẹ sớm, khiến sức đề kháng suy giảm.

Vì trong thành phần của cảm xuyên hương có 6 vị thuốc, thì đã có 5 vị làm nóng cơ thể, tăng sinh năng lượng, gây cay ôn. Đối với phụ nữ cho con bú, cảm xuyên hương làm chất lượng sữa bị suy giảm và thúc đẩy quá trình mất sữa diễn ra nhanh chóng.

Do đó, thay vì dùng cảm xuyên hương, mẹ nên áp dụng một số cách trị cảm cúm cho mẹ sau sinh tại nhà, để hỗ trợ làm giảm triệu chứng. Nếu diễn bệnh không khỏi, chị em nên đến cơ sở y tế thăm khám để nhận phác đồ điều trị hợp lý nhất.

Phụ nữ sau sinh bị cảm cúm uống thuốc gì hiệu quả, an toàn?

Trong thời gian chị em cho con bú, việc dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng bị hạn chế. Do vậy, nếu cảm cúm chỉ biểu hiện nhẹ như sổ mũi, nhức đầu thì không cần phải dùng thuốc đặc trị ngay, mà hãy thử áp dụng một số biện pháp dân gian trước.

Sau 3 – 4 ngày tự chăm sóc sức khỏe tại nhà nhưng bệnh vẫn không khỏi, thậm chí xuất hiện thêm các triệu chứng sốt cao, khạc đờm liên tục, ho, hắt hơi, cơ thể mệt mỏi,… thì mẹ nên đến gặp bác sĩ thăm khám để nhận đơn thuốc.

cam-xuyen-huong-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-3
Chỉ nên uống thuốc trị cảm theo chỉ định của bác sĩ

Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê cho mẹ như Paracetamol, Ibuprofen, Hydroxyzine, Kẽm Gluconat, Amoxicillin, Dextromethorphan, Bromhexine, Guaifenesin, Chlorpheniramine,… Vì chúng sẽ không tác động quá nhiều đến nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống, chỉ dùng khi có chỉ định từ bác sĩ.

Mẹ có thể gặp một số phản ứng phụ như sữa tiết ra ít, buồn ngủ, đau bụng,… khi dùng thuốc trị cảm cúm. Nếu biểu hiện vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu mẹ quá mệt mỏi thì cần có sự can thiệp, hỗ trợ từ bác sĩ.

Lưu ý cách trị cảm cúm cho mẹ sau sinh

Sau khi thắc mắc cảm xuyên hương có dùng được cho phụ nữ cho con bú không được giải đáp. Bạn nên lưu ý thêm một số cách trị cảm cúm cho mẹ sau sinh dễ thực hiện tại nhà như:

cam-xuyen-huong-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-4
Có thể uống trà gừng mỗi ngày để hỗ trợ chữa cảm cúm
  • Dùng nước muối sinh lý súc miệng 3 – 4 lần/ngày.
  • Sử dụng húng chanh, lá bưởi, lá chanh, tía tô, sả,… rửa sạch và cho vào nồi đun để xông giải cảm.
  • Pha 1 thìa nước cốt chanh, 1 cốc nước ấm với 3 thìa mật ong và uống khoảng 3 ly/ngày.
  • Nấu cháo hành lá tía tô và dùng 1 – 2 bát/ngày.
  • Giã một nắm lá húng chanh tươi đã rửa sạch hòa chung với 10 ml nước sôi. Sau đó lọc lấy nước để uống 2 lần/ngày.
  • Thêm gừng vào các món ăn hoặc uống trà gừng.
  • Uống 1 cốc nước lá tía tô tươi mỗi ngày cũng là một cách hay để trị cảm cúm.
  • Mẹ có thể pha tỏi giã nát với nước ấm rồi uống hoặc hít trực tiếp tỏi sống để xông mũi.