Văn bản pháp luật được xem là công cụ hữu hiệu để qua đó nhà nước thực hiện được những chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý nhà nước. Vậy Văn bản pháp luật nào có hiệu lực pháp lý cao nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.
Văn bản pháp luật được hiểu là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản theo đúng trình tự, thủ tục và hình thức đã được quy định từ trước đó nhằm thể hiện ý chí của chủ thể ban hành văn bản và tư văn bản đó đặt ra những mục đích quản lý.
Bạn đang xem: Văn bản pháp luật nào có hiệu lực pháp lý cao nhất?
Hiện nay trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam thì được chia ra thành 3 nhóm văn bản chính, đó là: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và văn bản áp dụng pháp luật. Mỗi loại văn bản sẽ mang những đặc điểm riêng về nội dung, tính chất và vai trò trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Cụ thể:
– Văn bản quy phạm pháp luật là những văn bản luôn chứa đựng những nội dung mang tính quy phạm pháp luật mà ở đó, ý chí được thể hiện trong văn bản sẽ được áp dụng nhiều lần trong quá trình giải quyết công việc trong thực tiễn. Đây được xác định là cơ sở để ban hành ra những văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.
– Văn bản áp dụng pháp luật là những văn bản chứa đựng những nội dung mang tính mệnh lệnh, được ban hành ra nhằm giải quyết 1 công việc nhất định đã được định hướng chỉ đạo trong nội dung của văn bản quy phạm pháp luật.
– Văn bản hành chính là những văn bản chứa đựng những quy tắc xử sự chung mang tính đặc thù về mặt pháp lý hoặc là những mệnh lệnh mang tính chất đơn phương, được ban hành ra nhằm thực hiện những nội dung đã được đề cập trong văn bản quy phạm pháp luật hay văn bản áp dụng pháp luật.
Từ đây có thể thấy văn bản pháp luật được xác định như một phương tiện quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm thực hiện chức năng chính là điều chỉnh những mối quan hệ trong xã hội đối với hoạt động quản lý nhà nước. Mỗi văn bản sẽ có tính bắt buộc khác nhau với từng đối tượng có liên quan, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Thứ nhất: Văn bản pháp luật được thể hiện dưới dạng các ngôn ngữ viết, trong hoạt động quản lý nhà nước, để đảm bảo được quá trình quản lý đạt được hiệu quả cao nhất thì việc cơ quan nhà nước ban hành ra những văn bản pháp luật bằng văn bản được xem là sự lựa chọn tối ưu nhất. Ngoài ra, việc thể hiện dưới dạng văn bản cũng đòi hỏi yêu cầu chi tiết về mặt hình thức và nội dung.
Việc trình dưới dạng văn bản cũng giúp cho chủ thể ban hành thể hiện được ý chỉ của mình một cách rõ nét nhất, diễn đạt mạch lạc, đầy đủ về những phát sinh, định hướng trong công tác quản lý nhà nước.
Thứ hai: Thông qua văn bản pháp luật thì có thể hiện được mặt ý chí của các chủ thể ban hành. Ý chí của các chủ thể được đảm bảo thể hiện bằng các nội dung của văn bản.
Tuy nhiên, việc ban hành văn bản pháp luật cũng phải đảm bảo phù hợp với nội dung của pháp luật hiện hành, có lấy ý kiến tham khảo từ những đối tượng có liên quan, quan tâm, chú trọng đến nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.
Thứ ba: Chủ thể ban hành văn bản pháp luật đều là chủ thể có thẩm quyền. Đây cũng được xem như là dấu hiệu để nhận biết một văn bản pháp luật, mỗi cơ quan khác nhau sẽ thực hiện những chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong công tác quản lý, do vậy văn bản do chủ thể đó ban hành sẽ chỉ giới hạn pháp vi ảnh hưởng nhất định.
Thứ tư: Văn bản pháp luật được ban hành đều phải tuân theo những quy định về hình thức mà pháp luật quy định, hình thức của văn bản sẽ được xác định dựa trên thể thức và tên gọi.
Xem thêm : Quá trình phong hóa được chia thành những loại nào?
Thứ năm: Các văn bản pháp luật sau khi được ban hành thì đều được quyền lực nhà nước đảm bảo thực hiện. Trong quá trình thực hiện, áp dụng văn bản pháp luật, các cá nhân, tổ chức có liên quan không tự nguyện thực hiện hoặc thực hiện không đúng với nội dung được quy định thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thứ sáu: Các văn bản pháp luật đều được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.
Hiến pháp được xác định là văn bản quy phạm pháp luật, do Quốc Hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta ban hành nhằm xác định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất, qua đó thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Như vậy, Hiến pháp vừa được xác định là bản tổng kết thành quả của cách mạng, vừa đề ra những phương hướng, chiến lược, nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Hiến pháp được coi là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất bởi những lý do sau: – Chủ thể ban hành Hiến pháp là Quốc hội với những trình tự, thủ tục xây dựng, sửa đổi và thông qua đặc biệt so với các văn bản pháp luật khác.
– Hiến pháp được xác định là văn bản duy nhất quy định về việc tổ chức quyền lực nhà nước, được xác định là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo.
– Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh rất rộng, có tính chất bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Văn bản pháp luật nào có hiệu lực pháp lý cao nhất? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 18/01/2024 20:33
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024