Văn nghị luận là thể loại văn giúp người đọc hay người nghe xác nhận được một tư tưởng, đạo lý hay quan điểm về một vấn đề, sự việc nào đó. Vì vậy, văn nghị luận phải có hệ thống luận điểm rõ ràng thuyết phục người đọc cũng như các luận cứ để chứng minh và bảo vệ luận điểm đó.
Bên cạnh đó, những tư tưởng và quan điểm nêu ra trong bài văn nghị luận phải giải quyết được những vấn đề mà đề bài yêu cầu.
Bạn đang xem: Soạn bài viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học – Ngữ Văn 12
Khi làm bài văn nghị luận, phải đảm bảo được các yêu cầu như sau:
– Bài văn phải viết đúng theo hướng mà đề bài yêu cầu
– Cách lập luận phải rõ ràng, rành mạch, đúng trật tự.
– Có sự hấp dẫn và sáng tạo trong lối viết văn.
– Sử dụng các thao tác trong bài văn nghị luận như giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, chứng minh… để làm rõ yêu cầu của đề bài.
– Nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn trích, tác phẩm văn xuôi, về đoạn thơ hay bài thơ.
– Những thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật phải nắm rõ và chính xác
– Các tác phẩm thơ, đoạn trích thơ phải chú ý đến vần, nhịp điệu, các biện pháp tu từ…
– Các tác phẩm văn xuôi thì cần nhớ được cốt truyện, các tình tiết trong truyện để lấy dẫn chứng. Những điểm đặc sắc của nhân vật ( nếu có), các giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật mà tác phẩm phản ánh.
>> Tham khảo: Soạn bài Ngữ Văn 12
a. Mở bài:
– Giới thiệu về Nguyễn Thi và truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình”
– Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận quan niệm của Nguyễn Thi “chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.
b. Thân bài:
Luận điểm 1: Thượng nguồn của dòng sông truyền thống chính là hình ảnh cha mẹ của hai chị em, hình ảnh chú Năm
– Chú Năm:
Là người không chỉ ham sông nước mà còn ham đạo nghĩa, trong con người chú phảng phất tinh thần chủ nghĩa anh hùng giống trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu
Chú được ví như một cuốn gia phả sống, là người gìn giữ những truyền thống tốt đẹp, sống cùng với những truyền thống đó và lưu truyền nó đến những thế hệ sau này như hai chị em Chiến Việt. Minh chứng cho điều đó chính là những câu hò được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cuốn sổ gia phả của gia đình.
– Hình ảnh người Mẹ của hai chị em Chiến và Việt:
Là người phụ nữ mạnh mẽ, kìm nén nỗi đau mất chồng do bị giặc giết để che chở cho đàn con thơ và có thể tiếp tục tranh đấu với lũ giặc cướp nước.
Người mẹ không biết sợ, dám đi đòi đầu chồng, không chùn bước trước khó khăn và gian khổ và cũng rất cao cả khi thay chồng gánh cả gia đình.
Là người phụ nữ nhưng được miêu tả “ đôi vai lực lưỡng”, “ tấm áo bà ba đẫm mồ hôi”, “ người sực mùi lúa, mùi đồng áng, của sự cần cù mưa nắng”
=> Người mẹ hiện lên giống như bao người mẹ Việt Nam anh hùng khác, hy sinh và chịu đựng để lo cho gia đình.
Luận điểm 2: Chiến Việt là đại diện của khúc sông sau, nối tiếp truyền thống của ông bà.
– Hình ảnh Chiến và Việt đại diện cho khúc sông sau, là hy vọng và tương lai. Khi mà người mẹ vẫn còn đau đáu nỗi đau mất chồng nhưng chưa kịp thực hiện hành động cụ thể thì Chiến đã dám đứng lên, quyết liệt ghi tên tham gia kháng chiến để trả thù cho ba má
– Việt được miêu tả ở ranh giới giữa sự trưởng thành và ngây thơ nhưng vẫn có những phẩm chất anh hùng như không bao giờ khuất phục, quyết tâm sống mái với giặc.
– Việt còn đi xa hơn cả trong dòng sông truyền thống: Lập được chiến công và quyết tâm đi tìm giặc cho dù có bị thương nặng. Việt là hình ảnh của lớp trẻ, hết mình vì lý tưởng cách mạng.
=> Từ hình ảnh của Việt, nhà văn muốn thể hiện dòng sông truyền thống gia đình mở rộng ra chính là biển lớn là quê hương, đất nước.
=> Câu chuyện của gia đình Việt cũng chính là của cả dân tộc. Mỗi gia đình là một phần, là một dòng sông góp phần đổ ra biển lớn. Mỗi một gia đình yêu nước, chung thủy với cách mạng sẽ tạo ra sức mạnh to lớn trong cuộc kháng chiến giành lại độc lập – chủ quyền.
c. Kết bài:
– Đưa ra những nhận định của bản thân về câu nói của tác giả Nguyễn Thi, rút ra bài học cho bản thân.
a. Mở bài:
Xem thêm : NẤM BÀO NGƯ LÀ GÌ? CÁC MÓN ĂN NGON CHẾ BIẾN TỪ NẤM BÀO NGƯ
– Khái quát về chủ đề quê hương và Đất nước trong nền văn học Việt Nam thời kỳ chiến tranh
– Giới thiệu về 2 tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
– Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài:
Luận điểm 1: Vẻ đẹp của sông Đà
– Theo Nguyễn Tuân, sông Đà mang vẻ đẹp vừa hung bạo nhưng cũng rất trữ tình
Sự hung bạo của dòng sông Đà thể hiện qua những đá bờ sông, ghềnh Hát Loóng, hút nước như cái giếng bê tông, thác nước thì như bầy thủy quái còn những thạch trận trên sông Đà thì được miêu tả vô cùng sinh động
=> Sông Đà hung bạo và dữ dội, khiến cho con người phải e sợ trước thiên nhiên
Sự dịu dàng, trữ tình của sông Đà: Nguyễn Tuân so sánh sông Đà dịu dàng như người con gái còn xuân sắc với màu sắc như ngọc bích khi xuân về hay mùa thu sang thì “lừ lừ chín đỏ”. Hình ảnh sông Đà như áng tóc trữ tình ẩn hiện giữa mây trời
Cái trữ tình đó còn thể hiện qua điểm nhìn thời gian quá khứ hoang dại, hiện tại thì tràn đầy sức sống và niềm tin về sự đổi mới trong tương lai của con sông Đà và cả vùng Tây Bắc
Cái trữ tình còn thể hiện trong cả thi ca khi ánh nắng ở sông Đà được tác giả miêu tả như nắng trong Đường thi, rồi dòng sông nhuốm màu tâm trạng “bao nhiêu cảnh, bấy nhiêu tình”
=> Nguyễn Tuân quả là bậc thầy ngôn ngữ khi sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh rất sáng tạo, cùng giọng văn mềm mại để miêu tả chất trữ tình của dòng sông Đà mà chính ông cũng phải công nhận sự hung bạo của nó. Nguyễn Tuân đã dùng ánh mắt của một người nghệ sĩ để nhìn nhận và đánh giá vẻ đẹp “dịu dàng” của dòng sông Đà hùng vĩ: đó là vẻ đẹp của thi ca, của nhạc họa, là tạo hóa của đất trời dành cho quê hương Việt Nam.
Luận điểm 2: Vẻ đẹp của sông Hương
Đến với vẻ đẹp của dòng sông Hương, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã rất tỉ mỉ khi miêu tả dòng sông từ thượng nguồn dòng sông chảy ra núi đồi, làng mạc, kinh thành Huế rồi chảy ra biển lớn. Tác giả đã nhân hóa dòng sông như người con gái đẹp với dáng dấp, gương mặt, trang phục rồi đến tính cách và tâm hồn.
Sông Hương từ thượng nguồn chảy xuống chính là bản trường ca của rừng già giữa đại ngàn như một cô giá di-gan man dại và phóng khoáng cùng tâm hồn tự do trong sáng
Sông Hương khi ra khỏi rừng, lại trở thành một người con gái dịu dàng mang vẻ đẹp của trí tuệ và một tâm hồn sâu thẳm. Sông Hương chảy qua núi đồi phản quang lên những màu sắc rực rỡ trong một ngày đó là sáng xanh, trưa vàng và chiều tím.
Sông Hương chảy qua đồng áng đẹp như một người đẹp đang mơ màng ngủ, dáng người uốn lượn mềm mại, mặt nước xanh thăm thẳm
Sông Hương chảy vào kinh thành, nơi ngủ say của vua chúa thời xưa rồi đến tận nơi có tiếng chuông chùa Thiên Mụ cổ kính
Ở vùng ngoại ô, sông Hương lại như cô gái reo vui khi giáp với biển lớn, dòng sông uốn quanh nhẹ nhàng như tiếng ngân của tình yêu.
Rồi đến khi phải rời khỏi kinh thành, sông Hương lại tỏ vẻ quyến luyến màu xanh tre trúc, dường như còn điều gì đó khiến sông Hương phải đổi dòng để gặp lại kinh thành lần cuối ở thị trấn Bao Vinh, như một chút vấn vương kín đáo trước khi rời đi trong tình yêu.
=> Với giọng văn mềm mại và giàu cảm xúc, giàu chất thơ, chất nhạc, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lột tả được vẻ đẹp thơ mộng của sông Hương. Đó là vẻ đẹp của sự duyên dáng nhưng vẫn rất hiền hòa tô điểm cho vẻ đẹp của cố đô Huế.
Luận điểm 3: So sánh sông Đà và sông Hương
c. Kết bài:
– Hai nhà văn đều sử dụng thể loại tùy bút để viết lên những nét đẹp riêng của hai dòng sông. Hai bài tùy bút đều cho người đọc những cảm nhận trực quan nhất về vẻ đẹp của thiên nhiên ở hai dòng sông
– Đưa ra những nhận định về niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên Đất nước.
>>> Đặt ngay combo 12 cuốn sổ tay hack điểm – ôn thi tốc chiến <<<
Gợi ý lựa chọn chủ đề: Hình ảnh nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Lập dàn ý:
a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
– Dẫn dắt đến hình ảnh nhân vật Mị trong truyện
b. Thân bài:
Luận điểm 1: Số phận khổ đau của nhân vật Mị
– Trước khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra, Mị là cô gái có phẩm chất tốt đẹp:
Mị là người con gái xinh đẹp có tiếng
Không chỉ xinh đẹp, Mị còn rất có tài năng thổi sáo, thổi kèn lá. Khi thổi kèn lá hay thổi sáo đều khiến nhiều người mê mẩn.
Mị có ý thức đấu tranh, từng được yêu và luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.
Là người con hiếu thảo, chăm chỉ, sẵn sàng làm nương ngô để trả nợ thay cho cha.
– Sau khi về làm dâu do bị áp bức
Bị áp bức lấy A Sử theo tục lệ “ cúng trình ma”, bị gạt trả nợ thay cho cha.
Đêm nào Mị cũng khóc cho số phận của mình
Mị phải làm việc như trâu ngựa, không được coi là con dâu trong nhà, bị đày đọa, đòn roi, phạt đánh…
Mị bị chai sạn với mọi thứ xung quanh, làm việc với khuôn mặt “buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian, không gian, cuộc sống lầm lũi như một “con rùa trong xó cửa”, cái khổ trở thành thói quen.
Có ý tưởng tự tử bằng lá ngón, không chấp nhận cuộc sống mất tự do nhưng vì lòng hiếu thảo với cha, lo lắng cho cha già mà chấp nhận cuộc sống như vậy.
Luận điểm 2: Sức sống tiềm tàng của Mị
– Yếu tố tác động
Không khí lễ hội mùa xuân
Tiếng trẻ con nô đùa
Tiếng sáo gọi bạn
=> Tất cả ùa vào tâm trí Mị, khiến cho Mị nhớ về những kỷ niệm trong quá khứ
– Hành động cụ thể
Nhẩm thầm bài hát, tâm hồn như trở về tuổi xuân tươi đẹp luôn khao khát hạnh phúc và tình yêu.
Uống ừng ực từng bát rượu để lấy can đảm
Mị thắp sáng căn phòng tối quanh năm, quấn lại tóc, lấy váy hoa, muốn đi chơi để chấm dứt sự “tù đày” của gia đình A Sử.
Mị bị trói đứng nhưng tâm hồn vẫn bay theo tiếng sáo, tiếng gọi của tình yêu, của sự tự do cho đến khi vùng dậy và trở về hiện thực
=> Sức sống tiềm tàng vẫn luôn ẩn chứa bên trong Mị, vẫn âm ỉ cháy và chỉ cần một mồi lửa, một chất xúc tác để người con gái Tây Bắc ấy có thể bùng lên mạnh mẽ.
Luận điểm 3: Phản kháng mãnh liệt của Mị
– Mị thản nhiên thổi lửa hơ tay trước cảnh A Phủ bị trói, sau đêm tình mùa xuân đó, Mị dường như lại trở về là con người cam chịu như cũ, không quan tâm đến sự việc xung quanh.
– Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ: Sự đồng cảm dấy lên trong lòng Mị, Mị liên tưởng đến hoàn cảnh của mình và xót thương cho kiếp người bị đày đọa như Mị, như A Phủ.
– Mị bất bình trước tội ác của cha con thống lý, cô đã vùng lên phản kháng bằng cách cởi trói cho A Phủ chạy trốn. Nhưng khi nghĩ đến khốn cảnh của mình, Mị đã dứt khoát chạy trốn theo A Phủ và tìm lối thoát cho bản thân
=> Sức sống tiềm tàng trong Mị đã bùng lên khi thấy giọt nước mắt của A Phủ. Cô phải cứu A Phủ mà cũng là cứu chính bản thân mình, đạp lên cường quyền, thần quyền để tìm tự do và cuộc sống hạnh phúc.
c. Kết bài:
– Nêu những cảm nhận của bản thân về nhân vật Mị
– Đánh giá nghệ thuật và những giá trị nhân đạo thông qua hình ảnh của Mị.
>>> Đừng quên đăng ký khóa học PAS THPT để được nhận ưu đãi từ VUI HOC nhé!
Hy vọng qua hướng dẫn soạn bài viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học trong chương trình Văn 12 THPT, các em có thể áp dụng và viết tốt bài văn số 6 của mình. Để học thêm nhiều kiến thức Ngữ Văn, các em hãy truy cập vào góc học tập của vuihoc nhé!
>> Mời các bạn tham khảo thêm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/03/2024 04:48
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024
Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC
Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…
Tử vi tháng 12/2024 Mậu Tuất: Không đột phá, nhiều rắc rối mới