Các sản phẩm miếng dán rốn giảm cân hiện đang được chào bán trên nhiều trang mạng với thành phần thiên nhiên. Theo thông tin trên một trang mua bán online: “Miếng dán giảm béo được làm từ các thành phần thực vật tự nhiên, hoàn toàn an toàn và không gây kích ứng, thuận tiện và hiệu quả hơn các loại thuốc giảm cân truyền thống”.
Sản phẩm dán rốn thảo dược được mô tả có tác dụng thải độc thông qua tuyến mồ hôi, tiêu giảm mỡ thừa và ức chế sự tổng hợp chất béo. Cách sử dụng là dán miếng dán lên rốn vào buổi tối, qua đêm trong khoảng 1 tháng sẽ có tác dụng.
Bạn đang xem: Miếng dán rốn giảm cân có hiệu quả như lời đồn?
Xem thêm : Tiểu đường ăn mì tôm được không? Những lưu ý cần biết khi ăn
Bên cạnh miếng dán rốn thảo dược, tinh chất nhỏ rốn cũng được quảng cáo, giới thiệu như một biện pháp giảm cân tốt nhất. Theo đó, chỉ cần “nhỏ một hoặc vài giọt tinh dầu có chiết xuất từ xuyên khung, hoa đồng tiền, đường phèn, đại hoàng, mộc hương, thông lộ, hoắc hương, vỏ cam… vào rốn, để qua đêm sẽ giúp ngăn chặn lượng chất béo dư thừa tích tụ vào cơ thể qua quá trình ăn uống”.
Hơn nữa, việc nhỏ tinh dầu vào rốn giúp thẩm thấu nhanh và phát huy tác dụng làm “giảm cảm giác thèm ăn, chuyển hóa mỡ thừa qua đường đại tiện; giúp đào thải thức ăn dư thừa trước khi cơ thể hấp thụ, giúp cơ thể không hấp thụ chất béo mới, tiêu hao chất béo cũ nên giảm mỡ thực, không phải giảm béo do mất nước như các sản phẩm uống khác”.
Tuy nhiên, cùng với việc sử dụng miếng dán hay tinh dầu nhỏ rốn, tùy theo sản phẩm mà nhãn hàng còn hướng dẫn người dùng hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc các chất gây béo phì, ăn nhiều rau xanh kết hợp uống đủ nước mỗi ngày hay sử dụng một số biện pháp khác như đeo đai massage, bôi kem đánh tan mỡ…
Xem thêm : Soki Tium dụng cho trẻ mấy tháng? Cách dùng Soki Tium cho từng trường hợp
Theo TTND. Trần Văn Bản, nguyên Chủ tịch Hội đông y Việt Nam, rốn là huyệt thần khuyết. Việc sử dụng miếng dán vào rốn hay nhỏ tinh dầu vào rốn… là biện pháp tác dụng vào huyệt thần khuyết, không có tác dụng giảm mỡ, giảm cân.
Trong Đông y, rốn (huyệt thần khuyết), là nơi quy tụ của các đường kinh lạc, có liên kết mật thiết với lục phủ ngũ tạng, 12 kinh mạch và kỳ kinh bát mạch.
Huyệt thần khuyết chủ trị tại chỗ các chứng đau bụng và đau quanh rốn, viêm ruột mạn tính, lao ruột, tiêu chảy, sa trực tràng… Chủ trị toàn thân với trúng phong thể thoát, tay chân lạnh toát, bất tỉnh, bệnh thuộc hư hàn, chân dương hư, chứ hoàn toàn không có tác dụng giảm cân, giảm mỡ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 15/02/2024 10:32
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024