Hiện nay trong Quân đội nhân dân Việt Nam có 6 Học viện lớn và 2 Trường Sĩ quan Lục quân, 1 trường Sĩ quan Chính trị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Các học viện, nhà trường còn lại được biên chế vào các Tổng cục, Quân – binh chủng và Bộ tư lệnh Biên phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ.
- Sữa chua ít đường bao nhiêu calo? Giải đáp tất tần tật về lượng calo có trong sữa chua có đường, sữa chua không đường và loại ít đường
- Khi trúng số 2 tỷ từ vé số, phải nộp bao nhiêu tiền thuế? Cách tính thuế khi trúng số
- Đâu mới là đồng tiền giá trị nhất thế giới?
- Diện tích hình chữ nhật lớp 3: Tổng hợp kiến thức và bài tập luyện thi hay nhất
- Doanh nghiệp ngoài nhà nước là gì? Quy định về doanh nghiệp ngoài quốc doanh?
Các trường quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng
Bạn đang xem: Trong quân đội có bao nhiêu học viên và nhà trường?
(1) Học viện Quốc phòng: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp gồm: Đào tạo sĩ quan cấp chiến dịch, chiến lược cho quân đội; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt của các bộ, ban ngành, đoàn thể ở trung ương và địa phương; đào tạo cao học và nghiên cứu sinh quân sự; hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự, dân sự về quốc phòng với một số nước.
(2) Học viện Chính trị: Đào tạo sĩ quan chính trị cấp trung đoàn, sư đoàn (chính ủy).
(3) Học viện Lục quân: Đào tạo cán bộ sĩ quan Lục quân cấp chiến thuật- chiến dịch cấp trung đoàn-sư đoàn, các chuyên ngành chỉ huy-tham mưu lục quân (tương ứng với các binh chủng thuộc quân chủng Lục quân).
(4) Học viện Kỹ thuật quân sự: Đào tạo kỹ sư quân sự, cán bộ quản lý kỹ thuật và sĩ quan chỉ huy kỹ thuật cấp chiến thuật – chiến dịch.
(5) Học viện Hậu cần: Đào tạo sĩ quan hậu cần cấp chiến thuật phân đội và cấp chiến thuật- chiến dịch.
(6) Học viện Quân y: Đào tạo bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ y khoa và y sĩ, là trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam.
Xem thêm : Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử giống nhau và khác nhau như thế nào
(7) Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Trường Đại học Trần Quốc Tuấn): Đào tạo sĩ quan chiến thuật lục quân cấp phân đội cho các quân khu, quân đoàn phía bắc Việt Nam.; đào tạo sĩ quan Lục quân chiến thuật cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) trình độ cử nhân khoa học quân sự (đại học và cao đẳng) các chuyên ngành: Bộ binh-Binh chủng hợp thành, Bộ binh cơ giới, Trinh sát cơ giới, Trinh sát đặc nhiệm, Trinh sát bộ đội.
(8) Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Trường Đại học Nguyễn Huệ): Đào tạo sĩ quan chiến thuật lục quân cấp phân đội cho các quân khu, quân đoàn phía nam Việt Nam.
(9) Trường Sĩ quan Chính trị (Trường Đại học Chính trị): Đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội (chính trị viên đại đội, tiểu đoàn) trình độ đại học và cao đẳng.
Các trường quân đội thuộc các tổng cục, quân chủng, binh chủng
(10) Học viện Khoa học Quân sự: Đào tạo sĩ quan ngoại ngữ, ngoại giao (tùy viên quốc phòng), tình báo, trinh sát kỹ thuật.
(11) Học viện Hải quân: Đào tạo sĩ quan chiến thuật, kỹ thuật hải quân cấp phân đội và sĩ quan chiến thuật- chiến dịch hải quân.
(12) Học viện Phòng không-Không quân: Đào tạo sĩ quan chiến thuật phòng không-không quân cấp phân đội; kỹ sư hàng không và sĩ quan chiến thuật-chiến dịch…
(13) Học viện Biên phòng: Đào tạo sĩ quan Biên phòng trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học các chuyên ngành: Quản lý Biên giới, Trinh sát Biên phòng, Quản lý cửa khẩu.
(14) Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội: Đào tạo nghệ sĩ diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ,.. và sĩ quan văn hóa nghệ thuật quân đội.
Xem thêm : Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
(15) Trường Sĩ quan Không quân: Đào tạo phi công và kỹ thuật viên hàng không trình độ đại học, cao đẳng.
(16) Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp: Đào tạo sĩ quan chỉ huy chiến thuật tăng và thiết giáp cấp phân đội.
(17) Trường Sĩ quan Thông tin: Đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật trình độ đại học, cao đẳng quân sự các chuyên ngành: Vô tuyến Điện; Hữu tuyến điện; Viba; Tác chiến điện tử; Tác chiến mạng.
(18) Trường Sĩ quan Công binh: Đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh cấp phân đội các chuyên ngành: Công trình; Cầu đường; Vượt sông; Xe máy.
(19) Trường Sĩ quan Phòng hóa: Đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hóa học trình độ đại học quân sự và trung học chuyên nghiệp, các chuyên ngành: Khai thác sửa chữa khí tài Phòng hóa; Phân tích chất độc quân sự.
(20) Trường Sĩ quan Pháo binh: Đào tạo sĩ quan chiến thuật pháo binh cấp phân đội; đào tạo chuyển loại cán bộ chính trị pháo binh; đào tạo cán bộ tên lửa mặt đất và tên lửa chống tăng.
(21) Trường Sĩ quan Đặc công: Đào tạo sĩ quan chiến thuật đặc công cấp phân đội các chuyên ngành: Đặc công bộ; Đặc công nước; Đặc công biệt động.
Trường trực thuộc Ban Cơ yếu chính phủ
(23) Học viện Kỹ thuật Mật mã: Đào tạo cán bộ cơ yếu, sĩ quan chỉ huy kỹ thuật mật mã có trình độ đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã của ngành Cơ yếu Việt Nam, Cơ yếu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp