Quy mô doanh nghiệp được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó phải kể đến nguồn vốn, số lượng nhân viên, khả năng cũng như lĩnh vực phù hợp. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật Tân Hoàng trả lời câu hỏi quy mô doanh nghiệp là gì trong bài viết sau đây.
Theo từ điển Tiếng Việt, quy mô là từ dùng để chỉ về kích thước, độ lớn nhỏ, rộng hẹp. Như vậy, quy mô doanh nghiệp chính là việc phân loại các doanh nghiệp theo độ lớn, nhỏ khác nhau dựa trên các tiêu chí có sẵn.
Trong quá trình thanh lap cong ty, việc lựa chọn quy mô như thế nào là vô cùng quan trọng. Bởi nó quyết định không nhỏ đến định hướng phát triển của doanh nghiệp, tránh tình trạng “đứt gánh giữa đường”, phá sản khi không có đủ khả năng duy trì hoạt động.
Đồng thời, quy mô cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn đòi hỏi các cấp quản trị càng phức tạp. Mỗi một cấp sẽ gồm nhiều công việc khác nhau, chỉ cần đứt gãy một khâu là cũng có thể khiến doanh nghiệp sụp đổ.
2. Phân loại quy mô doanh nghiệp hiện nay
Bạn đã nắm rõ quy mô doanh nghiệp là gì rồi chứ? Vậy có những loại quy mô doanh nghiệp nào? Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần biết những yếu tố quyết định đến quy mô doanh nghiệp. Trong đó, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đó là: năng lực, nguồn vốn, môi trường thích nghi, kinh nghiệm tay nghề hoạt động trên thị trường…
Từ đó, chúng ta sẽ có 3 quy mô doanh nghiệp đó là:
Quy mô doanh nghiệp lớn
Quy mô doanh nghiệp vừa
Quy mô doanh nghiệp nhỏ
3. Những yếu tố để xác định quy mô của một doanh nghiệp, công ty
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về từng quy mô doanh nghiệp trước khi lập công ty cổ phần, ngay sau đây sẽ là đặc điểm cũng như các lĩnh vực kinh doanh phù hợp đối với từng loại hình.
Việc trở thành doanh nghiệp có quy mô lớn là điều mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng mơ ước. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó thì bạn cần phải tìm hiểu và nắm thật kỹ những thông tin có liên quan đến loại hình kinh doanh này. Hiện tại chưa có quy định cụ thể nào để xác định doanh nghiệp có quy mô lớn, nhưng thông thường doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có những đặc điểm nổi bật như sau:
Doanh nghiệp lớn sẽ phải có tổng nguồn vốn đạt trên 100 tỷ đồng và tỷ lệ người lao động từ 300 người trở lên
Tỷ lệ các công ty quy mô lớn trong nền kinh tế là rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5% tổng số công ty đã đăng ký hoạt động ở thời điểm hiện tại mà thôi. Mặc dù tỷ lệ thấp nhưng công ty lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Lý do là vì khối lượng công việc của các công ty này khá lớn và phải chịu trách nhiệm thúc đẩy kinh tế phát triển.
Khi công ty quy mô lớn đảm nhận vai trò bình ổn kinh tế đất nước nếu có khủng hoảng xảy ra thì họ chính là người “đứng mũi chịu sào”. Điều này đòi hỏi các công ty phải là những nhà lãnh đạo mạnh mẽ giúp các thành viên vượt qua khủng hoảng.
Chu kỳ kinh doanh của các công ty quy mô lớn có sự đều đặn đảm bảo cho tính ổn định chung của nền kinh tế. Từ đó giúp cho kinh tế đất nước phát triển đồng đều và bền vững và tránh biến động đột ngột.
Đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, chúng sẽ thuộc 2 kiểu đó là vươn lên từ quy mô nhỏ hoặc ngay từ đầu đã được hình thành nhờ tiềm lực tài chính lớn mạnh. Những công ty sinh ra đã lớn mạnh có khả năng tiếp xúc với tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới nhanh hơn.
Khả năng cạnh tranh về vốn cũng như nguồn nhân lực của các công ty lớn tốt hơn so với các công ty vừa và nhỏ.
Hầu hết các công ty quy mô lớn hiện nay đều sẽ hoạt động trong lĩnh vực cốt lõi, thậm chí, nhiều công ty còn là độc quyền tại Việt Nam. Có thể kể đến một số ông lớn đóng vai trò chủ chốt như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Khoáng sản, Tập đoàn Than,…
b. Doanh nghiệp quy mô vừa
Các doanh nghiệp có quy mô vừa hiện nay cũng hoạt động rất mạnh tại Việt Nam. Loại hình doanh nghiệp này gồm có những đặc điểm sau:
Tổng lao động không quá 200 người và tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, công nghiệp, xây dựng. Hoặc tổng lao động tối đa 100 người và tổng doanh thu không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn tối đa 100 tỷ đồng đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Lưu ý rằng, các số liệu trên được thống kê của một năm của doanh nghiệp đồng thời không phải là doanh nghiệp nhỏ.
Người làm chủ cũng cần có trình độ và kinh nghiệm đảm bảo có thể quản trị doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Doanh nghiệp sẽ cần phải thiết lập quy trình tiêu chuẩn, tiến độ hoạt động đơn cử rõ ràng. Bên cạnh đó là xây dựng chỉ tiêu KPI cụ thể dành cho từng vị trí khác nhau nhưng cùng phải hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Ngân sách khởi đầu để xây dựng doanh nghiệp vừa khá cao. Bao gồm: nhân sự, hạ tầng trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, vận chuyển. Tốt nhất hãy hợp tác với đối tác khác để giảm thiểu chi phí đầu tư một cách thấp nhất.
Các lĩnh vực kinh doanh phù hợp đối với doanh nghiệp vừa như: nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp.
c. Doanh nghiệp quy mô nhỏ
Doanh nghiệp quy mô nhỏ chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp với quy mô nhỏ đó là:
Số lượng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội giới hạn chỉ từ 1-100 người và doanh thu năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng đối với doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng; và không quá 50 người đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ và doanh thu không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng. Đồng thời không là doanh nghiệp siêu nhỏ.
Dễ dàng trong việc phân chia công việc và trách nhiệm cho từng người.
Các nhân viên cấp dưới hoàn toàn độc lập trong các thao tác công việc của mình. Đồng thời cũng kiêm nhiều việc khác nhau. Người làm việc cho các công ty nhỏ có khả năng thích nghi tốt, đa năng, chịu được áp lực công việc lớn và có tâm với nghề.
Đối với dich vụ thành lập công ty khi thành lập công ty nhỏ, chủ doanh nghiệp cần cân nhắc đến việc có bao nhiêu thành viên tham gia góp vốn giúp lựa chọn được loại hình phù hợp.
Sau một thời gian hoạt động ổn định, lượng khách hàng sẽ tăng dần. Lúc này, chủ doanh nghiệp cần có sự phân công rõ ràng về chuyên môn, hạn chế chồng chéo để nâng cao hiệu suất công việc.
Doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ phù hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:
Hoạt động kinh doanh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp như: bánh kẹo, bún miến, đồ dùng học sinh, đồ gia dụng, thủ công mỹ nghệ…
Hoạt động mua bán hàng hóa theo hình thức làm đại lý hoặc bán lẻ.
Các hoạt động dịch vụ như: cho thuê sách, cung cấp đồ cưới hỏi, dịch vụ internet, sửa chữa ô tô, xe máy, vui chơi, giải trí, spa…
Một số câu hỏi liên quan đến quy mô công ty của các doanh nghiệp
Bên cạnh thắc mắc quy mô doanh nghiệp là gì sẽ còn nhiều câu hỏi liên quan khác đến vấn đề này như:
Nên xây dựng quy mô doanh nghiệp nào khi mới thành lập?
Các startup khi mới khởi nghiệp, nên chọn quy mô doanh nghiệp nhỏ với số lượng nhân viên giao động từ 1 đến 50 người. Bởi số lượng thành viên càng ít thì chi phí hoạt động ban đầu sẽ càng giảm.
Có rất nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp với quy mô nhỏ như chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Bạn có thể cân nhắc về quy định của những loại hình doanh nghiệp này để lựa chọn.
Doanh nghiệp có quy mô nhỏ có được hỗ trợ gì không?
Theo Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn một số điều của Nghị định 80/2021/NĐ-CP về Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì các doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ được hỗ trợ những điều sau đây:
“Hỗ trợ công nghệ.
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.
Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.
Hỗ trợ tham gia liên kết ngành, chuỗi giá trị sản xuất, chế biến: Liên kết theo hình thức hợp đồng mua chung nguyên liệu đầu vào, liên kết theo hình thức hợp đồng bán chung sản phẩm…”
Tiêu chí xác định doanh nghiệp quy mô nhỏ là gì?
Các doanh nghiệp thương mại dịch vụ quy mô nhỏ sẽ có những tiêu chí xác định sau đây:
Số lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội một năm bình quân không quá 50 người.
Tổng nguồn vốn ban đầu không quá 50 tỷ đồng.
Tổng doanh thu của năm trước liền kề sẽ không được vượt quá 100 tỷ đồng.
Như vậy là Luật Tân Hoàng đã giới thiệu đến bạn những thông tin có liên quan đến quy mô doanh nghiệp là gì. Các chủ doanh nghiệp khi mới bắt đầu hành trình khởi nghiệp của mình cần nắm rõ để có sự lựa chọn chính xác và phù hợp nhất nhé.