Chuyên đề phương pháp giải bài tập Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
I. Lý thuyết và phương pháp giải
Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố: nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, nhiệt độ, chất xúc tác.
1. Ảnh hưởng của nồng độ
– Nồng độ các chất phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.
Giải thích: Khi tăng nồng độ các chất phản ứng, dẫn đến số lượng va chạm có hiệu quả giữa các phân tử phản ứng tăng, làm tốc độ phản ứng tăng.
2. Ảnh hưởng của áp suất
– Áp suất của các chất phản ứng ở thể khí càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.
– Giải thích: Đối với các chất khí, nồng độ của chất khí tỉ lệ với áp suất của nó. Do vậy, khi áp suất chất tham gia phản ứng ở thể khí tăng lên, sẽ làm nồng độ chất khí tăng lên, từ đó làm tăng tốc độ phản ứng.
– Chú ý: Việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng không có chất khí tham gia.
3. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt
– Diện tích bề mặt càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.
– Giải thích: Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, số va chạm giữa các chất đầu tăng lên, số va chạm hiệu quả tăng theo, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.
– Chú ý:
+ Nếu kích thước hạt càng nhỏ thì tổng diện tích bề mặt càng lớn, nên có thể tăng diện tích tiếp xúc bằng cách đập nhỏ hạt.
+ Ngoài ra có thể tăng diện tích bề mặt của khối chất bằng cách tạo nhiều đường rãnh, lỗ xốp trong lòng khối chất đó. Khi đó diện tích bề mặt bao gồm diện tích bề mặt trong và diện tích bề mặt ngoài.
4. Ảnh hưởng của nhiệt độ
– Nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn. Với đa số các phản ứng, khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần. Giá trị γ = 2 – 4 này gọi là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.
– Mối liên hệ của hệ số Van’t Hoff với tốc độ và nhiệt độ như sau:
v1v2=γ(T2−T110)
Trong đó, v2 và v1 là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ T2 và T1 tương ứng.
– Chú ý: Khi tăng nhiệt độ, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) sẽ chuyển động nhanh hơn, động năng cao hơn. Khi đó, số va chạm hiệu quả giữa các hạt tăng lên dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.
5. Ảnh hưởng của chất xúc tác
– Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.
– Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng được giải thích dựa vào năng lượng hoạt hóa. Đây là năng lượng tối thiểu cẩn cung cấp cho các hạt (nguyên tử, phân tử hoặc ion) để va chạm giữa chúng gây ra phản ứng hóa học.
II. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi cho cùng một lượng magnesium vào cốc đựng dung dịch acid HCl, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng magnesium ở dạng nào sau đây?
A. Viên nhỏ.
B. Bột mịn, khuấy đều.
C. Lá mỏng.
D. Thỏi lớn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi sử dụng magnesium ở dạng bột mịn, khuấy đều do khi đó diện tích bề mặt magnesium là lớn nhất.
Ví dụ 2: Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác.
C. Nồng độ D. Áp suất.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Trong quá trình ủ rượu, men đóng vai trò là chất xúc tác.
III. Bài tập minh họa
Câu 1: Khi tăng nồng độ chất tham gia phản ứng, thì
Xem thêm : Kim cương 3ly6 giá bao nhiêu tiền? Giá hột xoàn rẻ 2024
A. tốc độ phản ứng tăng.
B. tốc độ phản ứng giảm.
C. tốc độ phản ứng không thay đổi.
D. tốc độ phản ứng có thể tăng hoặc giảm.
Câu 2: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ của phản ứng giữa Mg(s) với HCl(aq), có các mô tả sau:
a) Khi đun nóng, bọt khí thoát ra nhanh hơn so với không đun nóng.
b) Khi đun nóng, bọt khí thoát ra chậm hơn so với không đun nóng.
c) Khi đun nóng, dây Mg tan nhanh hơn so với không đun nóng.
d) Khi đun nóng, dây Mg tan chậm hơn so với không đun nóng.
Số mô tả phản ánh đúng hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 3: Chất xúc tác là chất
A. làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
B. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
C. làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
D. làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
Câu 4: Cho bột zinc (Zn) vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khí H2 thoát ra nhanh hơn.
B. Bột Zn tan nhanh hơn.
C. Lượng muối thu được nhiều hơn.
D. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn.
Câu 5: Cho phản ứng hóa học sau:
Fe(s) + 2HCl(aq) → FeCl2(aq) + H2(g)
Yếu tố nào sau đây không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Diện tích bề mặt iron (Fe).
B. Nồng độ dung dịch hydrochloric acid.
C. Thể tích dung dịch hydrochloric acid.
D. Nhiệt độ của dung dịch hydrochloric acid.
Câu 6: Cho các yếu tố sau: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác. Trong những yếu tố trên, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 7: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng: CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + CO2(g) + H2O(l)?
A. Pha loãng dung dịch HCl.
B. Nghiền nhỏ đá vôi (CaCO3).
C. Sử dụng chất xúc tác.
D. Tăng nhiệt độ của phản ứng.
Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Bếp than đang cháy trong nhà cho ra ngoài trời sẽ cháy chậm hơn.
B. Que đóm cháy trong bình khí oxygen chậm hơn so với cháy ngoài không khí.
Xem thêm : Bà bầu ăn ếch có an toàn không?
C. Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng đèn cồn đun nóng các chất để phản ứng diễn ra nhanh hơn.
D. Thêm MnO2 vào quá trình nhiệt phân KClO3 sẽ làm giảm lượng O2 thu được.
Câu 9: Thực hiện 2 thí nghiệm theo hình vẽ sau.
Ở thí nghiệm nào có kết tủa xuất hiện trước?
A. Thí nghiệm 1 có kết tủa xuất hiện trước.
B. Thí nghiệm 2 có kết tủa xuất hiện trước.
C. Kết tủa xuất hiện đồng thời.
D. Không có kết tủa xuất hiện.
Câu 10: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 4 lần. Tốc độ phản ứng sẽ giảm đi bao nhiêu lần nhiệt khi nhiệt độ giảm từ 70oC xuống 40oC?
A. 8. B. 16.
C. 32. D. 64.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(1) Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa lửa sẽ cháy to hơn. Như vậy, dầu hỏa đóng vai trò chất xúc tác cho quá trình này.
(2) Để thực phẩm tươi lâu, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh. Ở nhiệt độ thấp, quá trình phân hủy các chất diễn ra chậm hơn.
(3) Trong quá trình làm sữa chua, lúc đầu người ta phải pha sữa trong nước ấm và thêm men là để tăng tốc độ quá trình gây chua. Sau đó làm lạnh để kìm hãm quá trình này.
(4) Tùy theo phản ứng mà có thể dùng một, một số hoặc tất cả yếu tố để tăng tốc độ phản ứng.
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 12: Thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng giữa kẽm (zinc) với dung dịch hydrochloric acid của hai nhóm học sinh được mô tả bằng hình sau:
Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do
A. nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.
B. diện tích bề mặt kẽm bột lớn hơn kẽm miếng.
C. nồng độ kẽm bột lớn hơn.
D. áp suất tiến hành thí nghiệm nhóm thứ hai cao hơn nhóm thứ nhất.
Câu 13: Điều nào sau đây không làm tăng tốc độ của phản ứng?
A. Dùng chất xúc tác.
B. Làm tăng nồng độ của một trong các chất phản ứng.
C. Tăng kích thước hạt của một trong các chất phản ứng.
D. Tăng nhiệt độ.
Câu 14: Khi cho hydrochloric acid tác dụng với potassium permanganate (rắn) để điều chế khí chlorine (Cl2), khí Cl2 sẽ thoát ra nhanh hơn khi dùng
A. hydrochloric acid đặc và đun nhẹ hỗn hợp.
B. hydrochloric acid đặc và làm lạnh hỗn hợp.
C. hydrochloric acid loãng và đun nhẹ hỗn hợp.
D. hydrochloric acid loãng và làm lạnh hỗn hợp.
Câu 15: Hãy cho biết yếu tố nồng độ đã được áp dụng cho quá trình nào sau đây?
A. Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại.
B. Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5.
C. Bột nhôm (aluminum) phản ứng với dung dịch HCl nhanh hơn so với dây nhôm.
D. Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học 10 hay, chi tiết khác:
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 13/04/2024 02:57
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024