ẨN DỤ CHUYỂN ĐỔI CẢM GIÁC 😀
Khi bắt đầu yêu/crush một ai đó, chúng ta thường hay phát biểu những câu rất điên, và trải nghiệm cả những cảm giác rất khùng với năng lực giác quan siêu phàm mà người bình thường không thể nào với đến được. Ví dụ: đi giữa trời nắng le lại, em vẫn có thể thốt lên: nắng ngọt rứa/ cuộc đời sáng choang/ em là mặt trời sưởi ấm tim anh….banana…
Bạn đang xem: ẨN DỤ CHUYỂN ĐỔI CẢM GIÁC
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cũng giống sự thăng hoa và chuyển hóa cảm xúc chỉ người đang thích/đang yêu mới có được :’)
1.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật, vốn được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác. Ví dụ: “giọng ngọt quá“, giọng nói cảm nhận bằng thính giác, nhưng lại được dùng từ chỉ vị giác để miêu tả.
2. Một số ví dụ tiêu biểu:
a.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc,
Ơi con chim chiền chiện
Xem thêm : 5 lý do tại sao đa dạng sinh học lại quan trọng
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
“Giọt long lanh” ở đây có thể hiểu là giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời kia. Vốn dĩ âm thanh được tác giả nghe bằng tai (thính giác) nhưng để thể hiện sự đong đầy, tràn ngập âm điệu véo von trong sáng của chiền chiện, tác giả biến thành những giọt long lanh, có thể nhìn thấy bằng mắt (thị giác) và hứng bằng tay (xúc giác). Tiếng chim đem đến vẻ đẹp tinh khôi của sức sống mùa xuân, khơi dậy lòng mến yêu cuộc sống khôn cùng của con người qua việc cảm nhận sự lan tỏa đó bằng những giác quan tưởng chừng không thể.
b. Trong như tiếng hạc bay qua Đụcnhư tiếng suối mới sa nửa vời
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
c.
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Xem thêm : Uống bao nhiêu rượu bia thì khi chạy xe sẽ không bị phạt?
Ánh nắng chảy đầy vai.
(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)
d.
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Lên đường chân lại nối theo chân
Đêm qua đầu chụm run bên đá
Nay lại cùng mây sưởi nắng hừng…
(Khương Hữu Dụng)
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đưa chúng ta đến những trải nghiệm khác lạ bằng cách dùng những giác quan ngược hẳn với quy luật tự nhiên. Nhờ đó, sự thấu hiểu trở nên tinh tế, vi diệu hơn.
LỜI KHUYÊN: Khi phân tích giá trị của phép tu từ này, hãy tưởng tượng trước mặt mình là cái đứa người yêu mình/ cái đứa mình thích. 😛
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp