Nguyên nhân ra đời của Nhà nước?

Nguồn gốc của nhà nước là nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự ra đời của Nhà nước. Vậy Nguyên nhân ra đời của Nhà nước? như thế nào, trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp về vấn đề này.

Sự ra đời của Nhà nước

Nhà nước là một phạm trù lịch sử, ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định; nhà nước cũng mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. Bởi trong lịch sử phát triển của xã hội đã có những giai đoạn không có nhà nước như giai đoạn nguyên thủy và khi chủ nghĩa cộng sản được xây dựng thì cũng không còn nhà nước.

Sự xuất hiện nhà nước gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp và sự ra đời của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ, xuất hiện khi cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.

Giai cấp chủ nô xây dựng nhà nước, một bộ máy trấn áp để bảo vệ lợi ích của mình và đàn áp sự phản kháng của giai cấp nô lệ.

Như vậy Nguyên nhân ra đời của Nhà nước? là sự phát triển của lực lượng sản xuất mới mâu thuẫn với quan hệ sản xuất cũ trong hình thái kinh tế- xã hội nguyên thủy, dẫn đến sự xuất hiện hình thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nô lệ. Nguyên nhân trực tiếp là sự xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và giai cấp.

khi nói đến nhà nước thì nhà nước bao giờ cũng là nhà nước của một giai cấp và được thể hiện là nền chuyên chính của một giai cấp nhất định.

Do đó sự xuất hiện nhà nước không phải do ý muốn chủ quan của con người và càng không phải là sự sáng tạo thuần túy của “lực lượng siêu nhiên” mà nó mang tính khách quan và là quy luật của sự phát triển xã hội.

Theo học thuyết Mác lê nin thì nhà nước không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến, nhà nước cũng không phải là lực lượng từ bên ngoài áp đặt vào xã hội, nó xuất hiện một cách khách quan, khi xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định.

Bản chất của nhà nước

Bản chất của nhà nước thể hiện ở hai thuộc tính là: Tính giai cấp và tính xã hội.

– Tính giai cấp

Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là bộ máy đặc biệt do giai cấp cầm quyền tổ chức nhằm mục đích bảo vệ vị thế và lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và mối tương quan giữa các tầng lớp trong xã hội trong mỗi nhà nước mà mức độ thể hiện tính giai cấp lại khác nhau…

Quyền lực nhà nước là một loại quyền lực đặc biệt, có tổ chức chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế. Quyền lực nhà nước bao gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.

Như vậy nhà nước là công cụ sắc bén thể hiện và thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và bảo vệ trước tiên lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.

– Tính xã hội

Đây là một thuộc tính khách quan phổ biến của nhà nước. Nhà nước ra đời và tồn tại trong xã hội bao gồm giai cấp thống trị và các giai cấp, tầng lớp dân cư khác.

Bản thân giai cấp thống trị chỉ có thể tồn tại trong mối quan hệ với các giai cấp, tầng lớp dân cư khác. Bởi vậy nhà nước ngoài tính chất là một công cụ duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị còn phải là một tổ chức quyền lực công.

Quyền lực công là phương thức tổ chức bảo đảm lợi ích chung của xã hội. Nhà nước phải giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, bảo đảm trật tự chung cho xã hội ổn định, tồn tại và phát triển.

Do vậy nhà nước không chỉ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị mà còn bảo vệ quyền lợi của giai tầng khác trong xã hội khi mà lợi ích đó không mâu thuẫn căn bản với lợi ích của giai cấp thống trị.

Đặc điểm của nhà nước

Chúng ta đã tìm hiểu được Nguyên nhân ra đời của Nhà nước? theo đó Nhà nước có các đặc điểm sau:

– Nhà nước là tổ chức quyền lực công của quốc gia bởi vì quyền lực của nó tồn tại một cách công khai, mọi tổ chức và cá nhân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đều biết và đều phải phục tùng.

Quyền lực của nhà nước cũng là quyền lực công cộng, chung cho cả cộng đồng vì quyền lực đó thường được tạo nên và được thực hiện bởi một cộng đồng người nhất định, thường đại diện và bảo vệ lợi ích của một giai cấp, một liên minh giai cấp, một cộng đồng dân cư trong một địa phương hoặc toàn quốc gia, toàn dân tộc.

Quyền lực nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức nhà nước từ trung ương tới địa phương, cơ sở, trong đó các cơ quan bạo lực trấn áp như quân đội, cảnh sát, tòa án, viện công tố…

Các cơ quan, tổ chức đó bao gồm một lớp người tựa hồ như tách ra khỏi xã hội để chuyên thực thi quyền lực nhà nước, chuyên làm nhiệm vụ quản lý, cưỡng chế hoặc cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Nhờ vậy, nhà nước có thể tổ chưc, quản lý, điều hành xã hội, có thể thiết lập, củng cố và giữ gìn trật tự xã hội.

– Nhà nước tổ chức và quản lý dân cư sống trong lãnh thổ theo địa bàn cư trú của họ hay theo các đơn vị hành chính- lãnh thổ mà không tập hợp và quản lý dân cư theo mục đích, chính kiến, nghề nghiệp, độ tuổi hoặc giới tính… như các tổ chức khác. Do đó nhà nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất trong xã hội.

– Nhà nước đại diện chính thức cho toàn quốc gia, dân tộc thực hiện chủ quyền quốc gia.

Mặc dù chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân, nhưng do nhân dân ủy quyền cho nhà nước thực hiện nên nhà nước là đại diện chính thức cho toàn quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội và đối ngoại.

Ở trong nước thì quy định của nhà nước có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan. Các tổ chức khác chỉ được thành lập hoặc được tồn tại và hoạt động một cách hợp pháp khi được nhà nước cho phép hoặc công nhận.

Trong quan hệ đối ngoại thì nhà nước có toàn quyền xác định và thực hiện các đường lối, chính sách đối ngoại của mình.

– Nhà nước ban hành ra pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nên pháp luật có thể được triển khai và thực hiện một cách rộng rãi trong toàn xã hội và pháp luật trở trành một trong những phương tiện quản lý có hiệu quả nhất của nhà nước.

– Nhà nước có quyền phát hành tiền, công trái, có quyền quy định và thực hiện thu các loại thuế theo số lượng và thời hạn được ấn định trước, đồng thời, nhà nước là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội nên nó có lực lượng vật chất to lớn, không chỉ có thể trang trải cho các hoạt động của nó và những hoạt động cơ bản của xã hội mà còn có thể hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho một số tổ chức khác.