Hạt chia mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cho con người nhờ hàm lượng dưỡng chất đa dạng. Tuy nhiên, việc bổ sung hạt chia sai cách sẽ gây ra những tác hại không may. Vậy nên, để biết rõ hơn hạt chia có tác dụng gì? Cách sử dụng hạt chia như thế nào? Hãy cùng Pharmacity khám phá rõ hơn trong bài viết sau.
Giá trị dinh dưỡng có trong hạt chia
Hạt chia là những hạt có màu đen lấy từ cây Salvia hispanica giống họ bạc hà. Cây này thường sinh trưởng nhiều tại miền nam Mexico.
Bạn đang xem: Hạt chia có tác dụng gì? 11 lợi ích khi sử dụng hạt chia mỗi ngày ít người biết
Loại hạt này có kích thước chỉ khoảng 1mm với màu đen, xám, nâu hoặc trắng lẫn lộn. Khi chưa qua chế biến, hạt chia có bề mặt mịn, sáng bóng và các đường vân cùng kết cấu dẹt. Qua đánh giá, hạt chia khá giống hạt mè, hạt thanh long hoặc hạt é. Khi hạt chia được ngâm nước thì sẽ tạo ra lớp màng, khá nhầy bao quanh.
Ngoài ra, cứ 100g hạt chia sẽ cung cấp một số thành phần thiết yếu như:
- Chất xơ: 34,4g.
- Axit béo (tổng hợp bão hòa): 3,33g.
- Axit béo (tổng hợp không bão hòa): 2,21g
- Vitamin A: UI: 54UI
- Vitamin C: 1,6mg.
- Vitamin E: 0,5mg.
- Canxi: 631mg.
- Sắt: 7,72mg.
- Kẽm: 4,58mg.
- Magie: 335mg.
- Cholesterol: 0mg.
- Chất đạm: 16,5g.
Đặc điểm cơ bản của hạt chia
Hạt chia có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Được đánh giá là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nên việc bổ sung hạt chia mỗi ngày sẽ mang đến những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ như:
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Về cơ bản, hạt chia là thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ. Ngoài ra loại hạt này còn có đặc tính là hấp thụ nước tăng trọng lượng lên gấp 16 lần. Cho nên, khi ăn hạt chia sẽ mang lại cảm giác no lâu, bớt thèm ăn từ đó giảm lượng hấp thụ trong các bữa chính. Hơn nữa, hạt chia còn hỗ trợ thúc đẩy đốt cháy mỡ thừa khiến cho việc giảm cân càng thêm hiệu quả.
Hạt chia là thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Cung cấp những khoáng chất cần thiết cho cơ thể
Loại hạt này còn khá dồi dào vitamin và khoáng chất, cùng các thành phần vi lượng như canxi, kali, sắt, photpho, magie,… là những dưỡng chất chính để cung cấp nguồn năng lượng tràn đầy cho cơ thể. Theo nghiên cứu, lượng kali trong hạt chia cao gấp 2 lần trong chuối, còn lượng sắt là cao gấp 3 lần so với cải bó xôi.
Xem thêm: 9+ lợi ích tuyệt vời của cải bó xôi đối với sức khỏe bạn nên biết
Hỗ trợ giải độc cho cơ thể
Một trong số tác dụng chính của hạt chia đó là giúp cho cơ thể được giải độc, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp tăng khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, hạt chia còn có các hợp chất chống viêm nên hỗ trợ giúp ngăn ngừa và khôi phục các tế bào tổn thương, phục hồi sức khỏe toàn diện.
Xem thêm : Biển số xe đuôi 38 có ý nghĩa gì?
Thanh lọc cơ thể khi sử dụng hạt chia
Có khả năng chống oxy hóa
Với hàm lượng chất chống oxy hóa khá dồi dào trong hạt chia có thể giúp ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do, phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt, khi kết hợp các chất chống oxy hóa và omega-3 trong hạt chia còn có công dụng ức chế sự lão hóa, giúp trẻ hóa tế bào.
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, với 100g hạt chia sẽ bổ sung cho một lượng ORAC cao gấp 7 lần cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Giúp cải thiện hệ tiêu hóa cũng là một tác dụng khác thu được từ hạt chia. Với 37% chất xơ, chiếm tới 80% là chất xơ không hòa tan và phần còn lại là chất xơ hòa tan. Cho nên, khi bổ sung chất xơ đầy đủ sẽ giúp mang lại những ích lợi lớn để cải thiện tốt cho hệ tiêu hóa.
Cải thiện hệ tiêu hoá khi sử dụng hạt chia
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Khi ngâm nước, hạt chia sẽ dần được bao quanh lớp gel mềm (chất nhầy). Tác dụng của chúng là giúp ổn định lượng đường và glucose trong máu. Qua đó, tránh tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh tiểu đường, nhất là với những người bị tiểu đường tuýp 2.
Hỗ trợ điều trị tình trạng viêm túi thừa
Nguyên nhân gây viêm túi thừa dù chưa được xác định, nhưng có thể là do thiếu chất xơ gây ra. Chính vì thế, nếu bổ sung đầy đủ chất xơ trong hạt chia vào thực đơn hàng ngày, sẽ giúp cho bạn giảm bớt các cơn đau do viêm túi thừa một cách hiệu quả.
Giúp xương chắc khỏe hơn
Hạt chia rất giàu protein, magie, canxi và phốt pho. Đây là những thành phần chính có thể giúp cho hệ xương khớp trở nên dẻo dai và chắc khỏe.
Hỗ trợ xương chắc khỏe hơn khi sử dụng hạt chia
Tăng cholesterol HDL
Hạt chia không chỉ cung cấp axit béo thực vật, chất xơ, omega-3 cùng nhiều dược chất lành mạnh khác. Ngoài ra, khi hấp thụ hạt chia thường xuyên còn giúp tăng chỉ số cholesterol HDL và giảm chỉ số LDL cholesterol nhằm ổn định huyết áp.
Bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch
Nhờ chứa nhiều chất xơ, protein và omega 3,…nên sử dụng hạt chia rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu như chúng ta hấp thụ hạt chia một cách hợp lý thì sẽ giúp cơ thể phòng ngừa mắc phải một số bệnh lý liên quan đến huyết áp và tim mạch.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch cùng hạt chia
Tốt cho sự phát triển của thai nhi và phụ nữ mang thai
Xem thêm : Các giai đoạn, các bước thiết kế dự án là gì?
Hàm lượng Folat (49.0 µg trong 100g) và Omega-3 (DHA; EPA; Axit Linoleic) trong hạt chia là nguồn dưỡng chất quan trọng để hỗ trợ phát triển hệ thần kinh và trí não của thai nhi.
Nhất là Omega-3, đó là chất đóng một vài trò lớn cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, đặc biệt là não bộ khi dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Sử dụng hạt chia nhiều có tốt không?
Nếu như hấp thụ quá nhiều hạt chia mỗi ngày, sẽ rất dễ gây nên một số tác dụng phụ như:
- Gây tác động xấu tới hệ tiêu hóa.
- Ăn quá nhiều hạt chia có thể dẫn đến tình trạng nghẹt thở
- Khiến gia tăng nguy cơ bị bệnh thư tuyến tiền liệt
- Ăn nhiều hạt chia có thể khiến cơ thể bị dị ứng.
- Hạt chia có thể dẫn đến tình trạng tương tác với thuốc.
Theo kiến nghị, tùy từng đối tượng nên hàm lượng hạt chia cần hấp thụ sẽ khác nhau. Ví dụ: Trẻ em: chỉ ăn 10g/ngày, phụ nữ mang thai là 20g/ngày, người lớn là 15g/ngày, vận động viên hoặc người hay làm việc nặng nên dùng 25 – 30g/ngày.
Nên bổ sung hàm lượng hạt chia mỗi ngày hợp lý
Một số lưu ý quan trọng khi ăn hạt chia an toàn, hiệu quả
Những công dụng của hạt chia là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, nhằm gia tăng tối đa sự hiệu quả khi sử dụng hạt chia và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, cho nên sau đây sẽ là một số lưu ý quan trọng như sau:
- Trước khi ăn hạt chia thì bạn nên bổ sung thật nhiều nước.
- Chất axit phytic trong hạt chia chính là một dạng axit kháng dinh dưỡng khiến cơ thể giảm khả năng hấp thụ khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt những chất này.
- Với lượng lớn chất béo omega-3 có thể gây ra nguy cơ gây loãng máu. Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu thì nên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi ăn hạt chia.
- Hạt chia chỉ có thể pha với nước lạnh, còn nước nóng sẽ gây phá hủy chất omega-3.
Trên đây là tất cả những chia sẻ về công dụng của hạt chia. Qua đó, hy vọng rằng các bạn có thể tìm hiểu để sử dụng hạt chia thật đúng cách, để khai thác tối đa ích lợi nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân mình.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
Quả na có tác dụng gì? Giá trị dinh dưỡng và cách khai thác quả na tốt cho sức khoẻ
[GIẢI ĐÁP] Ăn rau ngót có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau ngót được không?
5+ tác dụng của nấm bào ngư và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn
Tác dụng của ớt chuông với sức khoẻ con người & lưu ý khi ăn để đảm bảo an toàn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp