Ăn măng cụt có tốt không? Những lưu ý khi ăn măng cụt

Video ăn nhiều măng cụt có tốt không

Măng cụt vẫn thường được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loại trái cây nhiệt đới bởi hương vị ngọt thanh, dịu mát và rất dễ ăn. Vậy ăn măng cụt có tốt không, ăn với lượng, tần suất bao nhiêu là đủ. Những ý kiến từ chuyên gia sức khỏe sau đây sẽ là thông tin hữu ích cho bạn.

Măng cụt là quả gì?

Măng cụt tên khoa học là loại quả loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại các nước Đông Nam Á. Trong đó thổ nhưỡng của miền nam Việt Nam cũng rất thích hợp cho loại cây này. Cây măng cụt thường cao từ 7 đến 25 m. Quả măng cụt khi chín có vỏ màu đỏ tím đậm, ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt thanh thanh.

Vị ngọt của măng cụt nhờ có nhiều chất đường như: Sucroza, fructoza, glucoza và có thể có cả maltoza rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, người ra còn tìm thấy trong quả măng cụt chứa các garcinon A, B, C, D, E, mangostinon, garcimangoson A, B, C, gartanin, egonol, epicatechin, procyanidin và cả benzophenon glucosid. Đây là các chất có hoạt tính ức chế enzyme mạnh góp phần hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao huyết áp…

Ngoài ra, măng cụt còn rất giàu vitamin C và 81 loại vitamin khác. Không những vậy, các nhà khoa học còn đo được nồng độ các khoáng chất như sắt, phốt pho, canxi và kali, đặc biệt là chất xơ rất nhiều ở măng cụt.

Tác dụng của măng cụt với sức khỏe

Với những thành phần dinh dưỡng như trên, măng cụt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có thể kể đến một số công dụng tuyệt vời của măng cụt như sau:

Tăng cường sinh lực

Trong quả măng cụt có chứa một lượng lớn axit Tryptophan. Hợp chất này có liên hệ trực tiếp với Serotonin – chất dẫn truyền thần kinh tác động tới giấc ngủ, tâm trạng, tinh thần và khẩu vị. Do đó, ăn măng cụt rất có lợi cho việc an thần, tăng cường sức khỏe.

Hỗ trợ giảm cân

Măng cụt chứa nhiều hợp chất Xanthones giúp giảm tác động của cholesterol xấu và hỗ trợ hiệu quả trong việc chống béo phì. Không những vậy, nó còn giúp tế bào trở nên mềm hơn, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Vì thế, nếu bạn đang tìm cách giảm cân nhanh đây là loại quả rất phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn kiêng.

Ngăn ngừa lão hóa

Xanthones, catechin cùng vitamin A, E, C, B1… có trong măng cụt đều là những chất làm chậm quá trình lão hóa của con người, giảm thâm, mụn vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn có khả năng hạn chế sự sản sinh các tế bào gây hại, phục hồi tế bào da bị tổn thương. Do đó, bạn có thể dùng nước măng cụt bôi rửa hàng ngày để giảm những tổn thương ở mức độ nhẹ trên da.

Ngăn ngừa ung thư

Hợp chất Xanthones trong măng cụt còn có khả năng kháng viêm và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, chất này chứa nhiều trong vỏ, có vị đắng và cần phải kết hợp với một số nguyên liệu Đông y khác để làm thuốc điều trị.

Cân bằng đường huyết

Đường huyết tăng sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ… nhất là ở những người cao tuổi. Bên cạnh sử dụng các sản phẩm hạ đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn có thể bổ sung măng cụt vào chế độ ăn. Bởi loại quả này chứa proanthocyanidin oligomeric và axit tannic có khả năng trung hòa một phần đường huyết trong cơ thể, duy trì nồng độ đường trong máu ở mức ổn định.

Bảo vệ tim mạch

Thành phần alpha-mangostin được tìm thấy trong măng cụt được cho là hoạt chất hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch. Từ đó, giúp cơ thể giảm thiểu được tình trạng nhồi máu cơ tim hoặc tình trạng đột quỵ.

Cải thiện hệ thần kinh

Măng cụt có nhiều hợp chất chống oxy hóa đã được nghiên cứu và chứng minh là có lợi trong việc phòng chống sự thoái hóa của hệ thần kinh. Nhờ đó sẽ giảm thiểu các triệu chứng như đãng trí, tay chân run và một số bệnh lý thần kinh khác.

Ăn măng cụt có tốt không?

Với những thông tin trên đây, có thể thấy với câu hỏi “ăn măng cụt có tốt không” thì câu trả lời là có bạn nhé! Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn ăn một lượng lớn măng cụt với tần suất quá nhiều. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng loại quả này mà bạn cần ghi nhớ:

  • Tuy măng cụt có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng ăn quá nhiều thì lại là điều không nên. Bởi nó sẽ gây ra tác dụng phụ như nổi mề đay, gây xuất huyết tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn… Do đó, bạn nên ăn với tần suất hợp lý, tốt nhất chỉ nên ăn khoảng 30g măng cụt sau bữa ăn (tương đương 2 – 3 quả/ngày), mỗi tuần ăn 2 – 3 lần là đủ.
  • Một số người không nên ăn măng cụt như: Người có cơ địa dễ bị dị ứng, người bị bệnh đa hồng cầu, người đang trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, xạ trị, hóa trị, người chuẩn bị phẫu thuật, người có hệ tiêu hóa kém, hay bị táo bón, tiêu chảy…
  • Bạn lưu ý không ăn những quả măng cụt bị dập, hỏng bởi sẽ có nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy.

Như vậy, với những thông tin trên đây, bạn đã có câu trả lời cho băn khoăn ăn măng cụt có tốt không cũng như hiểu rõ hơn về tác dụng của măng cụt với sức khỏe và những lưu ý khi ăn loại quả này. Ngoài ra, bạn cần lưu ý lựa chọn những quả măng cụt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp