Bà bầu ăn nho có tốt không? Lợi ích và rủi ro khi bầu ăn nho

7. Bà bầu ăn nho có tốt không? Giúp giảm phù nề

Phù nề là vấn đề rất thường gặp ở bà bầu từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Do lưu lượng chất lỏng trong cơ thể tăng lên, đồng thời các mô giữ nước nhiều hơn, các bộ phận như chân và tay của mẹ bầu thường có khuynh hướng bị sưng, phù. Một lần nữa, nho là một lựa chọn tốt để giảm tình trạng tích nước này. Lý do là bởi trong quả nho có chứa canxi và ma-giê, hai dưỡng chất giúp giảm phù nề hiệu quả.

8. Tăng cường trao đổi chất

Nho chứa nhiều đường glucose, loại đường được tiêu thụ trực tiếp trong máu. Do đó, ăn một lượng vừa phải quả nho sẽ giúp mẹ giảm nhanh cảm giác mệt mỏi khi mang thai. Đồng thời, quả nho cũng có tác dụng ổn định quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp mẹ loại bỏ được tình trạng xây xẩm, chóng mặt…

Ảnh hưởng không mong muốn của nho nếu bầu ăn sai cách

Dẫu tốt cho sức khỏe nhưng quả nho đôi khi vẫn đem đến một số tác dụng phụ nếu bà bầu ăn nho quá nhiều.

1. Nhiễm độc

Bà bầu ăn nho với số lượng vượt mức sẽ làm dư thừa chất resveratrol. Hợp chất này khá độc hại khiến phụ nữ mang thai mất cân bằng nội tiết tố, từ đó gây ra nhiều biến chứng. Resveratrol được tìm thấy trong những quả nho có vỏ sẫm màu, chẳng hạn như màu đen và đỏ.

2. Tiêu chảy

bà bầu ăn nho sai cách dễ bị tiêu chảy

Những quả nho đen và đỏ có vỏ dày thường rất khó tiêu hóa. Tình trạng này sẽ dẫn đến tiêu chảy ở các mẹ bầu có hệ tiêu hóa yếu. Ngoài ra, mẹ bầu tuyệt đối không ăn nho chưa chín bởi đôi khi bạn sẽ bị ợ nóng, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa.

>> Xem thêm: Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh

3. Tăng chỉ số đường huyết

Nho có thể làm tăng lượng đường trong máu nếu bạn ăn quá nhiều, gây ra nhiều biến chứng khác trong thai kỳ.

Lưu ý khi ăn nho

– Không chế biến nho thành rượu nho vì bầu dùng thức uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi

– Không ăn hạt nho vì có thể gây phản ứng dị ứng hoặc tương tác với thuốc chữa bệnh hay thực phẩm bổ sung

– Mẹ bầu không nên chọn những quả có đốm đen vì chúng có thể chứa nấm mốc, dễ dàng khiến mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn vào.

– Nếu bị tiểu đường thai kỳ, bạn không nên ăn nho bởi dễ gây ra rủi ro sau hậu sản khi không được điều trị cẩn thận.

– Bầu không nên ăn nho nếu bị đái tháo đường, béo phì, dễ bị dị ứng, khó tiêu…

– Chỉ nên ăn nho khi mùa nho chín. Nho trái mùa đôi lúc được phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại để kích cây ra trái. Hãy ưu tiên mua sắm ở những cửa hàng uy tín hoặc giống nho hữu cơ.

Tuy bà bầu ăn nho sẽ mang đến cho bản thân và thai nhi rất nhiều lợi ích, việc ăn quá nhiều cũng có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, những mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên tránh ăn nho vì sẽ làm đường huyết đột ngột tăng cao. Ngoài ra, khi ăn nho, mẹ không nên ăn cả vỏ vì vỏ nho rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy bụng, táo bón.