Rau đắng còn được gọi là rau xương cá, thuộc họ rau răm. Đây là loại cây thân thảo, chiều cao khoảng 10cm, có màu đỏ tím, thân và cành nhẵn, mọc tỏa tròn gần sát mặt đất. Cây rau đắng mọc hoang ở nhiều nơi, bao gồm đồng bằng, trung du và vùng núi thấp ở nước ta. Nó được xem là một thành phần trong nhiều phương thuốc Y Học Cổ Truyền.
Rau đắng có các thành phần gồm tinh dầu, oxalic, axit silicic, galic, cafeic, các glycosid, các dẫn chất polyphenol, dẫn chất anthranoid, các axit amin và các loại đường, chất nhầy,… Nó thường được ăn sống hoặc sấy khô và sử dụng như nhiều loại thảo dược khác.
Bạn đang xem: Ăn rau đắng có tác dụng gì?
Xem thêm : Tìm hiểu thú vị về người thuận tay trái
Ở nước ta, rau đắng có 2 loại: Rau đắng đất và rau đắng biển. Tuy có vị giống nhau nhưng chúng lại có những ưu điểm riêng về công dụng đối với sức khỏe. Đặc điểm của 2 loại rau đắng này như sau:
- Rau đắng đất: Là loài thân thảo mọc bò trên mặt đất, tỏa tròn gần sát mặt đất, thân màu đỏ tím, có thể cao tới 10 – 30cm. Ăn rau đắng đất có tác dụng gì? Rau đắng đất trong Đông y có các tên gọi như cây càng tôm, biển súc, cây xương cá với vị đắng, tính bình và không độc, có công dụng lợi tiêu hóa, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt và sơ can. Người bị tiểu gắt buốt, sỏi thận, nóng trong người, ăn uống khó tiêu,… đều có thể sử dụng loại rau này. Đồng thời, nó cũng giàu vitamin C, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng khả năng chống lại bệnh tật, kể cả các bệnh tim mạch và ung thư;
- Rau đắng biển: Thường phát triển ở khu vực đầm lầy, bãi cỏ nơi có hơi ẩm hoặc mọc ở bờ ruộng nên còn được gọi là rau đắng đồng. Đây là loài thân thảo mọc bò, thân nhẵn có rễ, dài 10 – 40cm. Theo Y Học Cổ Truyền Việt Nam, rau đắng biển còn có tên gọi khác là cây ruột gà, rau sam trắng, rau sam đắng hoặc cây ba kích, có vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu thũng và lợi tiểu. Nó được sử dụng để sắc uống chữa ho, trị chứng tiểu gắt, tiểu buốt, đi cầu khó. Ngoài ra, rau đắng biển còn có nhiều chất có lợi cho sức khỏe, tốt cho tuần hoàn não, tăng trí nhớ, giảm mệt mỏi tinh thần, hỗ trợ điều trị bệnh động kinh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp