Ớt với hương vị cay nồng thường được liệt vào danh sách những thực phẩm gây mụn nhọt. Tuy nhiên, thực tế ăn ớt có nổi mụn không? Hãy cùng Bestme tìm hiểu lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!
- Kem chống nắng vật lý là gì? Top 20 kem chống nắng vật lý an toàn, lành tính cho da
- Tuổi Canh Ngọ 1990 hợp màu gì năm 2023?
- Các cuộc thi hoa hậu lớn nhất thế giới
- Bác sĩ dinh dưỡng nói uống sữa trái cây thường xuyên có thể làm trẻ biếng ăn, sản phẩm Kun, Vinamilk… đang quảng cáo những gì?
- Uống nước rau mùi có tác dụng gì với sức khoẻ?
1. Ăn ớt có nổi mụn không?
Nhiều người thường thắc mắc ăn ớt có nổi mụn không? Câu trả lời là CÓ. Một trong những nguyên nhân chính gây mụn khi ăn ớt, đó ăn ớt có thể gây tăng sinh chất nhờn, khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
Bạn đang xem: Ăn ớt có nổi mụn không? Ăn ớt chuông, tương ớt có mọc mụn?
Ngoài ra ăn ớt cũng gây nóng trong người, những điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển, khiến da bị viêm nhiễm và hình thành nốt mụn sưng đỏ hoặc bọc mủ.
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology, thực tế mụn là một bệnh da do viêm nhiễm và việc ăn các thực phẩm kích thích cơ thể gây phản ứng viêm như ớt cũng có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn trên da.
2. Ăn ớt như thế nào để không bị nổi mụn?
Xem thêm : Trọn bộ các cách hấp gà ngon bằng thiết bị nhà bếp thông dụng
Tiếp theo, hãy cùng Bestme khám phá cách thưởng thức loại gia vị này mà không gây nổi mụn, đồng thời bảo vệ sức khỏe của bạn qua những cách sau:
- Ăn lượng vừa phải: không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng để hạn chế tình trạng nóng trong làm tăng khả năng lên mụn.
- Uống đủ nước sau khi ăn đồ cay: Điều này giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể nhanh chóng và cân bằng độ ẩm cho da, ngăn chặn sự xuất hiện của mụn.
- Bổ sung trái cây vào chế độ ăn hàng ngày: Trong trái cây giàu vitamin rất tốt cho da. Do đó hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại trái cây giàu vitamin như chuối, bưởi, dưa hấu, cam, dâu tây để giúp làm giảm cảm giác nóng từ đồ ăn cay.
- Ăn nhiều thực phẩm giải nhiệt: Mướp đắng, bầu, bí, rau dền, mồng tơi, rau má, rau diếp cá, su, súp lơ nấm rơm, rau đay, thực phẩm từ đậu và ngũ cốc là những loại thực phẩm có công dụng giải nhiệt rất tốt sau khi ăn đồ cay.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Hãy làm sạch da mặt thường xuyên và duy trì thói quen tập thể dục. Điều này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, hạn chế việc hình thành các loại mụn trên da.
3. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khác
Bên cạnh thắc mắc “ăn ớt có nổi mụn không”, còn một số câu hỏi khác thường gặp xung quanh loại gia vị này. Cùng Bestme tìm hiểu và giải đáp tiếp nhé.
3.1 Ăn ớt chuông có nổi mụn không?
Câu trả lời là KHÔNG. Ớt chuông không chứa capsaicin – chất gây cảm giác nóng trong cơ thể như các loại ớt thông thường khác nên bạn hoàn toàn không cần lo lắng về việc ăn ớt chuông nổi mụn.
Việc thưởng thức ớt chuông thậm chí còn có thể tăng cường trao đổi chất mà không ảnh hưởng đến huyết áp hay nhịp tim. Ngoài ra, chất xơ có trong ớt chuông cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
3.2 Ăn tương ớt có nổi mụn không?
Xem thêm : Phân biệt thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Không phải lúc nào việc ăn tương ớt cũng gây nổi mụn. Tuy nhiên, tương ớt thường chứa các thành phần cay như capsicum và các gia vị khác có thể gây kích ứng cho da của một số người, làm tăng nguy cơ nổi mụn.
⚡⚡⚡Bài viết cùng chủ đề: Ăn mì có nổi mụn không
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về việc ăn ớt có nổi mụn không và những lưu ý khi ăn ớt để không bị nổi mụn. Hãy xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống cân bằng, lành mạnh để tránh tác động không mong muốn đến sức khỏe và làn da của bạn nhé!
Và đừng quên theo dõi Bestme để có thêm những mẹo và kinh nghiệm chăm sóc da hàng ngày hữu ích hơn mỗi ngày!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp