Bầu ăn cải chua được không? Việc thèm ăn một số loại thực phẩm trong thai kỳ là điều hết sức bình thường đối với mẹ bầu 3 tháng đầu. Sự thay đổi của một số hormone cũng khiến cho chị em thèm ăn cải chua, đây là món ăn của nhiều mẹ bầu khi ngăn ngừa những triệu chứng của giai đoạn ốm nghén. Nhưng liệu rằng bầu 3 tháng đầu ăn dưa cải chua được không và ăn thế nào mới là đúng?
1. Bà bầu ăn cải chua được không?
Bà bầu ăn cải chua được không?
Câu trả lời cho câu hỏi “bầu ăn cải chua được không” là “có” nếu mẹ bầu không bị dị ứng với món ăn này. Vì trong cải chua chứa nhiều thành phần dưỡng chất, vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ đang mang thai.
Bạn đang xem: 3 tháng đầu, mẹ bầu ăn cải chua được không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn cải chua với lượng vừa phải trong thời kỳ mang thai sẽ không gây hại. Nhưng ngược lại nếu mẹ bầu ăn nhiều cải chua sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì vậy, ‘ăn điều độ’ là chìa khóa quan trọng khi chị em muốn đưa món ăn này vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
Hàm lượng dinh dưỡng của cải chua
Trước khi làm rõ câu hỏi ‘’bầu có ăn được cải chua không’’ thì chị em cũng cần biết rõ định lượng thành phần các giá trị dinh dưỡng có trong cải chua.
Giá trị dinh dưỡng của món cải chua
- Probiotic: Cân bằng lượng vi khuẩn có trong đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy, tránh tình trạng ợ hơi và táo bón.
- Enzyme: Phân tách các dưỡng chất giúp tăng cường hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể và cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Vitamin C và Sắt: Nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể có khả năng miễn dịch tốt chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài, nhất là với bệnh cảm cúm.
- Probiotic kết hợp với Vitamin C: Giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng, giảm được 33% lượng kháng sinh phải nạp vào khi mắc bệnh.
- Chất xơ: Mang đến cảm giác no lâu, hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ của cơ thể trong ngày.
- Lợi khuẩn: Giảm bớt lượng chất béo hấp thụ đồng thời, đốt cháy mỡ thừa, giúp chị em kiểm soát cân nặng.
- Magie và kẽm: Cải thiện trí nhớ, xoa dịu tinh thần, đặc biệt là chứng tự kỷ, rối loạn cảm xúc, duy trì sức khỏe cho não bộ.
- Monoamine oxidase (MAOIs): Đây là nhóm hợp chất giúp tăng tác dụng điều trị bệnh trầm cảm và Parkinson.
2. Lợi ích từ cải chua với sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu
Tăng khẩu vị, giảm thiểu cơn ốm nghén
Trong khi mang thai, người mẹ luôn có sự thay đổi nội tiết tố, thường cảm thấy chán ăn, mệt mỏi và hay buồn nôn. Nếu cải chua được mẹ bầu 3 tháng đầu sử dụng làm món ăn kèm trong bữa ăn thì sẽ đem đến cảm giác ngon miệng hơn, giảm bớt triệu chứng ốm nghén thai kỳ.
Cân bằng các chất điện giải trong cơ thể mẹ bầu
Natri và Kali là 2 chất điện giải quan trọng giúp mẹ bầu 3 tháng đầu duy trì hiệu điện thế giữa các màng tế bào và cân bằng được lượng nước trong cơ thể.
Xem thêm : 1 hộp sữa chua bao nhiêu calo? Cách ăn sữa chua giảm cân hiệu quả?
Ngoài ra, khi mang thai thì chất điện giải của cơ thể mẹ sẽ cần cung cấp nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu thai nhi đang phát triển. Tiêu thụ cải chua với lượng nhỏ đã có thể đáp ứng nhu cầu này vì thực phẩm chứa một lượng đáng kể natri và kali trong đó.
Hỗ trợ tích cực hệ tiêu hoá cho mẹ bầu
Bầu ăn cải chua được không? Cải chua muối đúng cách có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa bởi loại thực phẩm này chứa một lượng lợi khuẩn nhất định và hỗ trợ sản sinh ra nhiều lợi khuẩn khác trong ruột.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Bầu ăn cải muối được không? Ăn cải muối đúng cách sẽ cung cấp đến cho cơ thể nhiều vitamin thiết yếu như: vitamin A, C, K và các khoáng chất Sắt, Canxi, Kali. Các vitamin và khoáng chất này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và giảm đi nguy cơ mắc bệnh cảm sốt thông thường khi mang thai.
3. Tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn nhiều cải muối chua
Vì để làm thành cải chua thì phải qua quá trình lên men, tạo thành các axit lactic nên nhiều chị em mang thai không dám ăn vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thật ra, mẹ bầu không cần kiêng hoàn toàn cải chua vì thực phẩm này không hề liên quan gì đến quá trình “hậu sản”.
Tuy vậy, các chuyên gia cũng khuyên rằng chị em phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều cải chua, đặc biệt là ăn xổi, ăn khi dưa còn xanh vì có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như sau:
Các vấn đề về dạ dày
Trường hợp người mẹ trước khi mang thai từng có tiền sử mắc các bệnh dạ dày thì nên tránh xa món ăn này.
Nguyên nhân do rau cải muối chua có thể gây tình trạng đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến dạ dày. Bên cạnh đó, cải chua có thể gây bệnh lỵ, rối loạn tiêu hóa khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn với lượng quá nhiều.
Gây mất nước
Xem thêm : Khi nào thẻ CCCD được cấp theo Luật Căn cước công dân 2014 sẽ hết hạn?
Cải chua có thể làm tăng nồng độ natri có trong cơ thể, dẫn đến tình trạng mất nước. Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cải chua thì nên lưu ý việc bổ sung nước và chất lỏng để đảm bảo cân bằng lượng natri.
Tăng nồng độ Natri trong máu
Natri có trong cải chua với hàm lượng cực cao, do đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Nghiên cứu thực hiện năm 2011 tại Mỹ đã khẳng định rằng việc người mẹ tiêu thụ quá nhiều natri trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến tác hại xấu cho thận của thai nhi. Hơn nữa, khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cải chua nhiều thì sẽ dễ khiến cho trẻ bị cao huyết áp khi trưởng thành.
Biến chứng cao huyết áp thai kỳ
Trường hợp mẹ bầu đã có tiền sử mắc bệnh huyết áp thì không nên sử dụng cải chua khi mang thai. Bởi khi ăn quá nhiều loại thực phẩm này dễ khiến huyết áp mẹ tăng cao gây ảnh hưởng cho thai nhi trong bụng. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý khi sử dụng thực phẩm này.
4. Bầu 3 tháng đầu ăn củ cải muối được không? Ăn sao cho đúng?
Mẹ bầu 3 tháng bầu không cần kiêng tuyệt đối, nhưng nên ăn củ cải muối với hàm lượng ít và hạn chế. Bởi củ cải muối khá nghèo chất dinh dưỡng mà lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe mẹ và bé.
Tùy thuộc vào các ăn uống mà củ cải muối có thể thể đem đến những lợi ích và tác hại nhất định. Do vậy, mẹ bầu nên chú ý những điều sau trong quá trình chế biến và sử dụng:
- Không nên ăn củ cải muối đã quá chua hoặc nổi váng. Bởi lúc này là giai đoạn thuận lợi để vi khuẩn và nấm mốc có hại sản sinh, dễ dàng xâm nhập và phát triển.
- Không nên ăn với lượng quá nhiều, để tránh gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Tạo môi trường lên men đảm bảo an toàn vệ sinh và hạn chế nguy cơ gây hại bằng cách rửa sạch củ cải trước khi chế biến, nhiệt độ đạt từ 20 – 45 độ C,…
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi đưa củ cải muối vào thực đơn hằng ngày
5. Bầu ăn cải chua được không cần lưu ý gì?
Mặc dù đã rõ ràng câu trả lời về vấn đề ‘bầu ăn cải chua được không’ cũng như biết được lợi ích của cải chua với mẹ bầu. Tuy nhiên, chị em cũng nên lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo an toàn sức khỏe khi mang thai.
- Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cải chua muối không nên sử dụng hàng ngày. Nếu mẹ ăn cải chua quá thường xuyên, acid trong món ăn này sẽ khiến dạ dày người mẹ bị ảnh hưởng ít, nhiều.
- Tránh ăn xổi, vì lúc này cải chua chứa hàm lượng nitrat dư thừa, không tốt cho sức khỏe của người mẹ.
- Tránh ăn khi đã quá chua, nổi váng đen, trắng. Hiện tượng này vô cùng nguy hại đối với mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cải chua vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy, hơn nữa còn có thể sinh non, sảy thai.
- Trường hợp mẹ bầu mắc bệnh viêm dạ dày thì không nên ăn cải chua vì đây là món ăn chua, chứa nhiều tính acid, tuy cũng có lợi cho hệ tiêu hoá nhưng không phải là sự lựa chọn lý tưởng đối với mẹ bị viêm dạ dày.
- Trường hợp mẹ bị bệnh thận hoặc cao huyết áp thì không nên ăn cải chua. Vì lượng muối trong món ăn này khá cao, không tốt cho những bà bầu có tiền sử bị huyết áp hoặc bệnh thận. Đặc biệt, mẹ thường có thói quen sử dụng đường hoặc mì chính để làm ngọt dưa, do vậy cũng không thích hợp với bà bầu bị tiểu đường và huyết áp cao.
- Lựa chọn nơi uy tín, còn hạn sử dụng khi mua cải chua tại các cửa hàng, siêu thị, để tránh tình trạng sản phẩm có chứa quá nhiều chất bảo quản.
- Nên tự muối cải tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước khi muối, cần rửa sạch thực phẩm và dụng cụ muối. Tạo được môi trường lên men tốt và giữ vệ sinh cẩn thận, hạn chế được vi khuẩn xâm nhập.
Như vậy, bài viết đã giải đáp những băn khoăn xung quanh vấn đề bầu ăn cải chua được không. Ngoài ra, mẹ bầu 3 tháng đầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ cũng như tư vấn của bác sĩ về thực đơn trong khi mang thai để cân bằng và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Đừng quên ghé danh mục Khoa Sản của Khám sản phụ khoa Hà Nội để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp