Áp xe vú là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú. Các ổ viêm này do vi khuẩn gây ra, chủ yếu là liên cầu khuẩn và tụ cầu. Áp xe vú thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú. Vi khuẩn từ đầu vú, lợi dụng các vết thương, theo ống dẫn sữa đi vào bên trong gây viêm nhiễm tuyến vú. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú.
Khi bị áp xe, sờ vào ngực sẽ thấy cục cứng, bên trong có nang chứa đầy mủ, xung quanh nang là các mô viêm. Đồng thời vùng da bên ngoài tại vị trí đó sẽ mẩn đỏ và sưng tấy, có cảm giác nóng rát. Mẹ sẽ cảm thấy đau nhức sâu bên trong ngực, đau hơn khi sờ vào hoặc cử động cánh tay. Bên vú bị áp xe sẽ sưng to ra, cứng chắc, hạch nách cũng phát triển. Vú không tiết ra sữa hoặc tiết ra rất ít. Khi siêu âm sẽ thấy một vùng mủ hình thành ở vị trí cục cứng. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng cao, công thức bạch cầu chuyển trái.
Bạn đang xem: Phân biệt tắc tia sữa với áp xe vú sau sinh
Xem thêm : Gửi 100 triệu vào ngân hàng Sacombank lãi bao nhiêu 1 tháng? Cập nhật mới nhất!
Thông thường, người bị tắc tia sữa dễ chuyển biến thành áp xe vú. Do sữa ứ đọng trong bầu ngực lâu ngày, không thoát được ra ngoài. Trong trường hợp này, mẹ cần phải dùng kháng sinh và kháng viêm để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phát triển. Nếu không khỏi thì phải kết hợp chọc chích để tháo mủ áp xe. Ổ áp xe sẽ to dần lên, đến một mức độ nào đó sẽ tự vỡ hoặc có thể chọc cho vỡ để lấy mủ ra ngoài. Trong thời gian đó, người mẹ sẽ có cảm giác vô cùng đau đớn, căng tức ngực như muốn nổ tung, có thể kèm theo sốt cao, sốt lạnh toàn thân, khát nước, môi khô, lưỡi bẩn, cơ thể xanh xao, yếu ớt…. Thời gian điều trị áp xe vú không nên cho con bú vì sữa có thể bị lẫn mủ, ngoài ra mẹ sốt cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, bé bú mẹ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đi phân lỏng hoặc phân có màu lạ… Chỉ nên cho con bú ở bên vú bình thường, còn bên vú bị áp xe thì hút sữa bỏ đi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp