Bánh tráng là món ăn vặt phổ biến nhất của ẩm thực đường phố Việt Nam. Từ một mảng bánh tráng trắng phơi sương có thể biến tấu nên nhiều hương vị thơm ngon khác nhau như bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bánh tráng me, bánh tráng tỏi muối, bánh tráng bơ hành phi,….
Các hương vị chua cay béo mặn của bánh tráng luôn khiến chị em phụ nữ cực kỳ yêu thích. Đặc biệt là trong khoảng thời gian mang thai khi sự thèm ăn được đẩy lên cao và bánh tráng thì lại không hề tanh hôi. Vậy mẹ bầu ăn bánh tráng được không và nên ăn như thế nào là tốt cho sức khỏe?
Bạn đang xem: Mẹ bầu ăn bánh tráng được không? Lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu ăn bánh tráng được không?
Chất dinh dưỡng trong bánh tráng
Bánh tráng hiện có rất nhiều biến tấu khác nhau để phù hợp với khẩu vị của mỗi người. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g bánh tráng trộn có đầy đủ topping (tép ruốc, muối tôm, hành phi, khô, trứng cút, rau răm, xoài,…) chứa đến 300 kcal.
Hơn nữa, để có được màu vàng cam ngon mắt, một số nơi còn sử dụng dầu điều, hành tỏi phi và các nguyên liệu có tính nóng khác chứa nhiều tinh bột và chất béo xấu. Các chất này lại rất khó được tiêu hoá và không nhiều dinh dưỡng, dẫn đến việc thừa cân, béo phì và nổi mụn ở tất cả mọi người.
Vậy nên mẹ bầu không nên ăn nhiều bánh tráng quá đâu nhé, hãy ưu tiên uống sữa bầu và các loại rau củ quả để bổ sung vitamin, khoáng chất cho thai kỳ.
Xem thêm:
- Bánh Tráng Dẻo Tôm
- Muối tôm các loại
Mẹ bầu ăn bánh tráng được không?
Thành phần chính để làm nên món bánh tráng là bột gạo, một số loại có thêm bột mì, cán mỏng và phơi sương để bánh dẻo nên không có gì đáng quan ngại.
Xem thêm : Năm 2022 là con giáp nào? Những con giáp năm 2022 gặp nhiều may mắn
Tuy nhiên, những topping được mix cùng với món bánh tráng chính là điều mà mẹ bầu cần lưu ý. Các loại muối tôm, ớt tắc, xoài chua, bơ, nước màu, khô bò, tỏi phi, hành phi… đều là những nguyên liệu nóng gây nhiệt miệng, khó tiêu và nổi mụn.
Vì vậy, mẹ bầu vẫn có thể ăn bánh tráng tuy nhiên cần hạn chế và bổ sung các thực phẩm giảm đi tính nóng của bánh tráng mình vừa ăn.
Một lưu ý nữa là các hàng quán bánh tráng thường được bán dưới dạng hàng rong, được bày bán công khai nên tiếp xúc nhiều khói bụi trong ngày. Và hoặc vấn đề nằm ở người bán cầm tiền, dùng tay không để cắt nguyên liệu trộn bánh,… Mẹ bầu cần cẩn thận lựa chọn quán vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn, giun sán gây tổn thất về sức khỏe.
Tác hại khi bà bầu ăn quá nhiều bánh tráng trộn
Như đã đề cập phía trên, bánh tráng trộn có hương vị thơm ngon và rất dễ tìm thấy trên đường phố nên là món ăn vặt hàng đầu đối với tất cả mọi người. Đối với từng thành phần trong món bánh tráng trộn cũng hoàn toàn chấp nhận được.
Tuy nhiên khi kết hợp lại với nhau sẽ dễ gây ra triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, đầy hơi,… Đặc biệt đối với các mẹ bầu sẽ còn cần lưu ý những tác hại sau:
Sảy thai
Hầu hết các loại bánh tráng trộn dù là tỏi muối, sốt me cũng đều có topping rau răm. Tuy giúp tăng thêm mùi thơm cho món ăn và đỡ ngán nhưng rau răm lại kích thích khả năng co bóp của tử cung.
Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, trẻ còn rất yếu, dễ bị lung lay, vậy nên nếu tử cung co bóp quá mạnh có thể khiến em bé bị đẩy ra ngoài, chảy máu tử cung và dẫn đến sảy thai.
Nổi mụn
Xem thêm : Uống bao nhiêu cốc bia bị thổi phạt về nồng độ cồn?
Thời kỳ mang thai vốn đã khiến mẹ bầu ám ảnh bởi những vết mụn do thay đổi nội tiết tố. Vậy nên khi tiêu thụ thêm thực phẩm có tính cay nóng gây nhiệt cao như bánh tráng trộn, đặc biệt là bánh tráng nướng sẽ càng khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Táo bón
Bánh tráng vốn không có nhiều chất xơ, mà ngược lại rất nóng. Vậy nên đối với những mẹ bầu thích ăn cay nhiều sẽ càng khiến cơ thể bị nóng trong người, khó tiêu hoá và đào thải tạp chất, dẫn đến táo bón, trĩ và ợ hơi, nhiệt miệng trong quá trình mang thai.
Tiêu chảy
Ngoài các thực phẩm không rõ nguồn gốc thì trong bánh tráng còn có topping xoài chua dễ gây tiêu chảy cấp. Người bình thường khi bị tiêu chảy đã phải đấu tranh với chứng đau bụng đi ngoài và ra mồ hôi lạnh liên, cơ thể mẹ bầu vì thế lại càng suy nhược, mệt mỏi, kiệt sức do mất nước.
Phù nề cơ thể
Vị mặn của muối tôm chính là linh hồn của món bánh tráng. Tuy nhiên, điều này càng khiến lượng natri tiêu thụ bị đẩy lên cao. Ăn càng nhiều bánh tráng hoặc ăn càng mặn có thể khiến mẹ bầu bị phù nề.
Những lưu ý khi mẹ bầu muốn ăn bánh tráng
Bánh tráng thơm ngon khó cưỡng vẫn là món ăn vặt tuyệt vời nếu mẹ bầu tuân thủ những điều sau:
- Mỗi tuần, chỉ ăn bánh tráng nướng từ 1 đến 3 lần.
- Không ăn quá nhiều để tránh bị khó tiêu, chướng bụng.
- Không ăn bánh tráng khi đói vì bánh tráng sẽ càng làm cồn cào bao tử.
- Hạn chế hoặc không ăn rau răm và khô mực
- Bổ sung nhiều chất xơ khác trong ngày, uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ, trái cây.
- Sau khi ăn bánh tráng, không nên ăn thêm các thực phẩm dầu mỡ chiên nướng trong cùng một ngày
- Kết hợp luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng để giảm căng thẳng và ăn uống ngon miệng hơn.
- Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mẹ bầu nên tự trộn bánh tráng để ăn tại nhà.
- Không ăn quá nhiều để tránh bị khó tiêu, chướng bụng.
Xem thêm:
- Cá chẽm hấp cuốn bánh tráng
- Cách làm bánh tráng lụi thơm ngon
Trên đây chính là phần giải đáp cho câu hỏi bầu ăn bánh tráng được không mà rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Hãy ghi nhớ những lưu ý trên để thưởng thức món bánh tráng thơm ngon mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho chính mình và thai nhi các mẹ nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp