Ngay khi mới mang thai, nhất là mang thai lần đầu, bạn chắc chắn sẽ tìm hiểu xem những thực phẩm nào chứa nhiều dưỡng chất tốt cho em bé. Trong các loại rau củ quả, cà tím được đánh giá là bổ dưỡng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn cà tím được không? Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức về việc ăn cà tím trong giai đoạn mang thai.
- 11 loại bánh ngọt được nhiều bạn trẻ yêu thích tại Việt Nam
- Quy luật giá trị là gì? 3 tác động của quy luật giá trị
- TỘI XÂM PHẠM CHỖ Ở CỦA NGƯỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ – Hình sự – Vega Lawfirm
- Mười Lợi Ích Của Việc Đeo Vòng Tay Trầm Hương
- Biển số 85 là tỉnh nào? Ký hiệu biển số xe tỉnh Ninh Thuận
Giải đáp thắc mắc: Bầu ăn cà tím được không?
Cà tím, cà chua, khoai tây cùng những loại rau củ khác rất được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn, phổ biến và mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, cà tím có chứa các thành phần dinh dưỡng như kali, chất xơ, thiamin, đồng, folate, vitamin B6, niacin và magie. Cà tím tốt cho tất cả mọi người ở mọi độ tuổi, từ già đến trẻ. Ngoài ra, cà tím còn chứa lượng calo ít. Nửa bát cà tím sống chỉ cung cấp khoảng 11 calo.
Bạn đang xem: Mẹ bầu ăn cà tím được không? Ăn cà tím có lợi ích và tác hại gì?
Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn cà tím. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu nên ăn cà tím với lượng vừa phải để bổ sung dinh dưỡng. Trên thực tế, cà tím có vai trò hỗ trợ thai nhi phát triển. Loại quả này sẽ cung cấp vitamin A và vitamin E rất tốt cho em bé. Hàm lượng axit folic trong cà tím còn kích thích tăng cường sự phát triển của tế bào hồng cầu ở thai nhi đang phát triển.
Lợi ích của cà tím đối với bà bầu
Quả cà tím chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của thai phụ và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là các tác dụng khi ăn cà tím:
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ
Các bác sĩ cho biết, một trong những chất quan trọng mà mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ xuyên suốt quá trình mang thai là aixt folic. Chất này có vai trò hỗ trợ cơ thể sản sinh lượng máu cần thiết giúp thai phụ khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như rối loạn não, nứt đốt sống…
Xem thêm : Chúc mừng năm mới 2024 tiếng Trung, Hàn, Nhật, Anh, Thái
Mỗi chén cà tím chứa trung bình 47 mcg axit folic, tương đương 8% nhu cầu của cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, mẹ cần thường xuyên ăn cà tím để tăng hàm lượng axit folic trong cơ thể nhằm bảo vệ mẹ bầu và em bé.
Kiểm soát lượng đường huyết
Chất xơ dồi dào và lượng ít carbohydrate hòa tan trong cà tím giúp hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu. Ngoài ra, chất polyphenol trong cà tím cũng góp một phần phần giúp kiểm soát lượng đường huyết của mẹ bầu. Từ đó, mẹ bầu hạn chế được tình trạng dung nạp quá mức glucose, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung cà tím vào thực đơn hàng ngày.
Giảm nồng độ cholesterol trong máu
Vào tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu thường vận động ít để đảm bảo thai nhi luôn được an toàn. Điều này cũng vô tình trở thành nguyên nhân khiến mỡ tích tụ trong máu, nguy cơ mẹ bầu và em bé đối mặt với nguy hiểm khá cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, ăn cà tím thường xuyên sẽ giúp thai phụ giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu và tăng tăng nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả
Vào 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường dễ bị táo bón vì nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Điều này khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột và quá trình đẩy chất thải ra ngoài bị ảnh hưởng. Cà tím có chứa đến 1.5g chất xơ trong mỗi 100g. Vì vậy, ăn cà tím sẽ giúp thai phụ cải thiện những vấn đề thường gặp về hệ tiêu hóa, hơn nữa còn khắc phục chứng táo bón khi mang thai.
Giảm nguy cơ tổn thương tế bào
Hợp chất anthocyanin có công dụng chống oxy hóa là một thành phần có trong quả cà tím. Hợp chất này giúp loại bỏ gốc tự do, bảo vệ tế bào cơ thể không mắc phải các thương tổn. Chưa kể, đây là hợp chất hữu có giúp phòng ngừa tình trạng dư thừa sắt trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc phải những bệnh lý như ung thư, tim mạch… Chưa kể, các vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E và niacin của cà tím là điều kiện lý tưởng giúp thai nhi phát triển ổn định.
Tác dụng phụ nếu bà bầu ăn cà tím quá nhiều
Xem thêm : Học phí Trường Đại học Mở Hà Nội (HOU) mới nhất 2022 – 2023
Dù cà tím có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu nhưng nếu lạm dụng thì bạn sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe như:
- Nguy cơ chuyển dạ sớm: Hàm lượng phytohormone trong cà tím khá cao có khả năng kích thích kinh nguyệt, điều trị vấn đề vô kinh. Cà tím còn chứa hợp chất toxoplasmosis sẽ gây thúc đẩy chuyển dạ sớm và sinh non nếu mẹ ăn nhiều.
- Đau dạ dày: Tính axit cao khiến mẹ bị khó chịu dạ dày, kích hoạt các vấn đề về axit trong cơ thể.
- Khó tiêu: Việc ăn cà tím chưa được nấu chín kỹ sẽ khiến mẹ đối mặt với nhiều vấn đề tiêu hóa không mong muốn.
- Nguy cơ sinh non: Nếu không sơ chế cà tím đúng cách trước khi chế biến, mẹ bầu có thể bị nhiễm khuẩn do ký sinh trùng toxoplasma trong đất trồng cà tím.
Cách ăn cà tím đúng và an toàn
Việc mẹ bầu ăn cà tím được không còn phụ thuộc vào cách ăn của thai phụ. Bạn hãy lưu ý:
- Chọn mua cà tím có vỏ mịn, sáng bóng, cuống tươi dính chặt vào phần quả.
- Rửa sạch và ngâm cà tím thái lát trong nước muối pha loãng trước khi chế biến để chất nhựa không gây hại cơ thể.
- Mẹ bầu mắc bệnh dạ dày, xương khớp hoặc thận không nên ăn cà tím để tránh bệnh nghiêm trọng hơn.
- Thai phụ có tiền sử dị ứng không nên ăn cà tím vì một số loại protein trong cà tím có thể gây ngứa da.
- Mỗi tuần, mẹ chỉ nên ăn cà tím 2 – 3 ngày và mỗi lần ăn từ 100 đến 200g.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có lời giải đáp cụ thể cho thắc mắc bà “Bầu ăn cà tím được không?”. Bên cạnh cà tím, mẹ hãy xây dựng chế độ ăn uống với đa dạng các chất dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển ổn định và thông minh nhé!
Ánh Vũ
Nguồn: Vinmec
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp