6. Giảm đau nhức xương khớp
Các thành phần khoáng chất tốt cho hệ xương như canxi, magie, kali, phốt pho, mangan được tìm thấy rất nhiều trong củ khoai sọ. Vì vậy, bà bầu ăn khoai sọ sẽ giúp tăng mật độ xương, giảm các cơn đau nhức, nhất là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
- Lốc sữa nước Ensure Gold Vigor 6 hộp x 237ml
- Đa nang buồng trứng nên ăn gì, kiêng gì? 12 thực phẩm tốt cho người bệnh
- Bậc Lương Đại Học Và Các Hệ Số Lương Đại Học Bạn Cần Biết
- Con bạn: Mốc thời gian phát triển thị lực ở trẻ sơ sinh
- Người nào dưới đây là công dân hoặc không là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
7. Giúp làn da khỏe mạnh
Trong khoai sọ có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng các loại vitamin A, vitamin E giúp thúc đẩy làn da khỏe mạnh. Các thành phần này sẽ nuôi dưỡng tế bào da, đẩy lùi các nếp nhăn và tình trạng lão hóa. Vì vậy bà bầu ăn khoai sọ để sở hữu làn da tươi trẻ nhé.
Bạn đang xem: Bà bầu ăn khoai sọ nhiều trong thai kỳ có tốt không?
Bà bầu được ăn khoai sọ không? Ăn bao nhiêu thì tốt?
Nếu hỏi bà bầu được ăn khoai sọ không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, việc xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu cần phải đa dạng các loại thực phẩm với liều lượng hợp lý và phù hợp nhu cầu cơ thể.
Vì vậy, mặc dù bà bầu ăn khoai sọ mang lại nhiều lợi ích nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Tốt nhất là bà bầu ăn khoảng 100g khoai sọ mỗi ngày là đủ. Nếu bà bầu ăn khoai sọ quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng tăng đường huyết do hàm lượng tinh bột cao. Đối với những thai phụ gặp vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng thì không nên ăn.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn khoai sọ
Xem thêm : Các giai đoạn và tiên lượng của ung thư vòm hầu
Bà bầu có thể ăn khoai sọ luộc chín hoặc chế biến nhiều món ăn hấp dẫn để không bị ngán như canh khoai sọ rau nhút, canh khoai sọ sườn non, cháo khoai sọ, chè khoai sọ… Tuy nhiên, có một số lưu ý bà bầu cần nắm rõ khi sử dụng loại củ này:
– Để chọn được những củ khoai sọ thơm bùi và chứa nhiều dưỡng chất, chị em nên ưu tiên chọn những củ có kích thước vừa. Khi bổ ra bên trong củ có màu trắng đục, xuất hiện các vân màu tím bắt mắt.
– Khi sơ chế khoai sọ, bà bầu nên đeo bao tay hoặc giữ tay thật khô để tránh cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
– Chị em nên gọt sạch phần vỏ, loại bỏ đất cát và các phần bị hư hỏng. Tránh gọt vỏ quá sâu vào phần thịt làm mất đi lượng protein nằm sát phần vỏ của củ khoai sọ.
Xem thêm : Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên?
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn mắm được không?
– Tuyệt đối không sử dụng những củ khoai sọ bị mọc mầm vì chúng chứa độc tố cao dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc.
Có thể thấy khoai sọ là một loại thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng. Bà bầu ăn khoai sọ không chỉ nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe của bản thân, ngăn ngừa các tình trạng khó chịu trong thai kỳ mà còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Do đó, bà bầu đừng ngại ngần bổ sung khoai sọ vào thực đơn với hàm lượng vừa đủ để kích thích vị giác, cung cấp đủ dưỡng chất một cách an toàn và hiệu quả.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp