Bầu ăn rau lang được không được bác sĩ giải đáp như sau: Lá khoai lang chứa rất nhều vitamin, chất xơ, tốt cho bà bầu và hoàn toàn không gây hại cho em bé. Thêm vào đó, chúng còn mang tới nhiều tác dụng cho bà bầu.
Rau lang chắc hẳn là thực phẩm không còn xa lạ với tất cả mọi người dân Việt Nam. Những lá rau xanh được trồng rất nhiều ở khắp các tỉnh thành và những hộ gia đình cũng tự trồng rau lang sạch để sử dụng cũng rất nhiều. Do đó, trong bữa ăn hằng ngày, mẹ bầu có thể băn khoăn liệu mang thai ăn rau lang được không. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bạn đang xem: Bầu ăn rau lang được không? Những cách chế biến rau lang tốt nhất
Rau lang được trồng rất nhiều ở Việt Nam
1. Có bầu ăn rau lang được không?
1.1. Thành phần dinh dưỡng của rau lang
Lá khoai lang là một trong những loại rau thông dụng, rất giàu vitamin và khoáng chất. Hàm lượng chất đạm, chất béo, chất bột đường, calo, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, niacin,… có trong lá khoai lang đều đứng hàng đầu trong các loại rau. Theo phân tích trong phòng thí nghiệm, chất lượng protein thô của đầu ngọn rau lang tương đương với thịt lợn và thịt bò.
Cụ thể, trong 100 gram rau lang thì có chứa: Lượng protein là 2,7%, lượng caroten là 5580 IU/100g. Trong 1kg rau lang có chứa:
- Vitamin C là 41,07 mg/kg, vitamin B1 là 3 mg/kg.
- Canxi là 74 mg/kg, sắt là 4 mg/kg.
- Niacin là 6 đến 10 mg/kg, B6 là 2, 1 mg/kg.
Tự trồng rau lang tại nhà
1.2. Kết luận bà bầu có thể ăn rau lang
Xem thêm : 18 cách làm thịt kho ngon chẳng kém nhà hàng, dễ chế biến ai cũng có thể làm theo
Với những chất dinh dưỡng mà rau lang sở hữu, rau lang là thực phẩm tuyệt vời cho mẹ bầu bổ sung trong bữa ăn hằng ngày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ăn rau lang gây ra nguy hại cho mẹ và bé. Theo dân gian, ông cha ta cũng không lưu truyền bất kỳ tài liệu nào cho rằng bà bầu không nên ăn rau lang.
Ngoài ra, những dưỡng chất tuyệt vời có trong rau lang được liệt kê trên đây đều đóng vai trò tốt trong sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi để em bé có làn da đến thị lực khỏe mạnh. Nó cũng có thể giúp phát triển cơ và xương của em bé.
Rau lang luộc là món ăn phổ biến
2. Bà bầu ăn rau lang có tốt không?
Không chỉ là loại rau ăn được cho câu hỏi bầu ăn rau lang được không, mà rau lá xanh đậm này còn có những tác dụng riêng rất tốt cho bà bầu.
2.1. Nâng cao hệ miễn dịch cơ thể
Cụ thể, phần dưới cùng của rau lang (tiếp giáp với củ khoai lang) rất giàu chất đạm nhầy. Chúng có tác dụng bảo vệ cơ thể tiêu hóa, hô hấp, khoang khớp, bôi trơn màng và bền mạch máu. Chất này có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch do lắng đọng lipid trên thành động mạch, làm giãn nở và chấm dứt sự teo mô liên kết của các cơ quan như gan, thận, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Trong khi đó, như các mẹ bầu đã biết, khi mang thai khả năng miễn dịch cơ thể bị suy giảm. Và những thực phẩm có tác dụng này luôn được bác sĩ khuyến khích sử dụng.
2.2. Chống táo bón cho bà bầu
Ngoài ra, rau lang còn có các chức năng về sức khỏe thúc đẩy chuyển động của ruột, chống táo bón. Tình trạng táo bón rất phổ biến ở mẹ bầu, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai. Lý do là bởi trong cơ thể, sự bài tiết chất progesterone tăng. Và progesterone có thể làm giảm sức căng của cơ trơn đường tiêu hóa, gây táo bón. Đồng thời, tử cung của bà bầu cũng to dần ra và khi tử cung to ra nó sẽ chèn ép trực tràng gây khó khăn trong việc đi đại tiện. Bởi vậy, ăn rau lang được đánh giá hoàn toàn tốt cho mẹ bầu, đặc biệt là bầu 3 tháng đầu. Câu trả lời là có cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không.
2.3. Giảm buồn nôn, ốm nghén
Trong rau lang chứa một lượng vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Hoặc những mẹ bầu ăn uống không ngon miệng, chán ăn.
Canh rau lang
3. Các cách chế biến rau lang tốt nhất cho bà bầu
3.1. Rau lang luộc
Với những ai đang tự hỏi bà bầu ăn rau lang luộc được không thì theo bác sĩ dinh dưỡng, rau lang luộc là lựa chọn tốt nhất cho bà bầu. Bà mẹ ăn lá khoai lang luộc có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất, trì hoãn sự lão hóa, hạ đường huyết, thông tiểu, tăng tiểu cầu, cầm máu, chống xơ cứng động mạch, ngăn ngừa ung thư tế bào, thúc đẩy quá trình tiết sữa và giải độc, và bảo vệ thị lực. Có chức năng tốt cho sức khỏe để ngăn ngừa bệnh quáng gà.
3.2. Rau lang xào tỏi
Vậy mẹ bầu ăn rau lang được không đối với cách chế biến xào tỏi quen thuộc của mọi người dân Việt Nam? Câu trả lời là có, nhưng nên ăn ở mức độ vừa phải. Vì tỏi là một loại thực phẩm có vị cay như ớt nên nếu bà bầu ăn quá nhiều tỏi sẽ dễ gây ra hiện tượng nóng trong người, bà bầu có thể bị viêm loét miệng hoặc táo bón.
Thêm vào đó, khi nấu, cần đảm bảo xào thật chín tỏi, không nên ăn tỏi sống. Thực tế có một số vùng miền thường chia một nửa tỏi vào xào với dầu cho thơm rồi cho rau lang vào. Và phần còn lại sẽ được cho vào khi gần chín. Bởi tỏi sống được chứng minh có rất nhiều tác dụng tốt. Thế nhưng, cách làm này không phù hợp cho gia đình có bà bầu. Cách tốt nhất cho bà bầu ăn rau lang xào tỏi là đập dập tỏi rồi cho tỏi vào khi xào chín, thái mỏng để dễ xào, vị hăng của tỏi sẽ yếu đi khi nấu quá chín. Sau đó, mới cho rau lang vào xào chín.
Rau lang xào tỏi
Như vậy, trên đây là lời giải đáp bầu ăn rau lang được không. Ăn rau lang rất tốt, hoàn toàn không gây bất kỳ phản ứng phụ nào cho mẹ bầu. Nhưng vẫn nên ăn ở mức độ vừa phải để dạ dày mẹ bầu có thể nạp các loại thực phẩm tốt khác nữa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp